Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
3.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Phương hướng
Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, tác phong, lề lối làm việc của chính quyền các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, đề các trách nhiệm của cán bô, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là người đứng đầu. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội các cấp chính quyền.[14, tr 7]
Tập trung kiện toàn bộ máy cán bộ từ huyện đến cơ sở, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kịp thời bố trí, sắp xếp các chức danh lãnh đạo, quản lý sau Đại hội và bầu cử HĐND các cấp; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mơ hình cơ quan chun trách tham mưu; giúp việc chung khối Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, trọng tâm là thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển và chính sách cán bộ đảm bảo dân chủ, cơng khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định; đẩy mạnh cơng tác ln chuyển cán bộ, nhất là từ huyện xuống cơ sở.
Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND các cấp, đồng thời tăng cường nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, tài nguyên, xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ du lịch, giải quyết đơn thư... Đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề nhân dân kiến nghị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức; coi trọng
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. [16, tr 10]
Như vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao vai trị của chính quyền cơ sở nói chung và vai trị của cơng chức cấp xã nói riêng. Quan tâm công chức cấp xã, và xác định công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ công chức nhà nước. Cần tạo cơ chế luân chuyển đội ngũ công chức cấp xã thông suốt trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở các cấp khi họ đáp ứng đủ điều kiện của vị trí cơng tác. Đồng thời, Xây dựng cơng chức cấp xã đồng bộ, có số lượng, cơ cấu hợp lý. (về số lượng không quá đông, sẽ tránh được việc dư thừa, lãng phí nguồn nhân lực, cũng khơng q ít vì nó tạo ra sức ép lớn trong cơng việc, gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng cho cơng chức; về chức danh thì cần tuyển đủ các chức danh và chuyên môn đào tạo phù hợp theo quy định để đảm bảo cho bộ máy công chức xã hoạt động tốt). Bên cạnh đó, bảo đảm xây dựng đội ngũ cơng chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh; khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước; có tinh thần đồn kết, hợp tác và phong cách làm việc khoa học.
3.1.2. Mục tiêu
Trong Nghị quyết 76/NQ-CP, ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã xác định mục tiêu: “Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước”.
Đến năm 2025 xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
Đến năm 2030 xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý.
Theo đó 100% cán bộ, cơng chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hố về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Cụ thể hoá những mục tiêu trong Nghị quyết 76/NQ-CP, huyện Hoa Lư đã xác định: Phấn đấu từ nay đến năm 2025, có 100% cơng chức cơ bản đạt chuẩn theo quy định theo Thơng tư 13/2019/TT-BNV; có ít nhất 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% có trình độ trung cấp quản lý hành chính Nhà nước, 80% cơng chức có trình độ ngoại ngữ chuẩn theo Thông tư 03/2014/TT- BTTTT, ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin tuyên truyền. [16, tr 7]
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, cần thiết, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức để tiến kịp sự phát triển của thời đại.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi cơng việc của đất nước. Mọi hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả hay khơng đều tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy, muốn cho chính quyền cấp xã vững mạnh tất yếu phải nâng cao chất lượng công chức cấp xã. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hoa Lư phải có tính tồn diện, đồng bộ, khả thi, bao gồm:
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
3.2.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh
đạo chính quyền thơng qua cơng tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan trong bộ máy chính quyền các cấp. Đảng thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác cán bộ và nhất là đưa ra những định hướng trong công tác quy hoạch cán bộ.
Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII xác định
“Đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng và phát triển các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử, đơ thị văn minh, phát triển hạ tầng số hướng tới chính quyền số. Hồn thành tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia”.
Để thực hiện được mục tiêu trên và xuất phát từ thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư, cùng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của công chức cấp xã, đây là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Do đó, Huyện ủy, HĐND, UBND và Đảng uỷ, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa cơng tác cán bộ, qui định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong xây dựng đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực chun mơn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng công chức cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thơng và có phẩm chất đạo đức. Vì, cơng chức cấp xã chính là nhân tố quyết định của nền hành chính nhà nước hiện đại; phải xác định đây là nhiệm vụ chiến lược, từng bước hồn thiện đội ngũ cơng chức cấp xã chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả.
Thông qua việc xây dựng quy hoạch cán bộ, cấp ủy các cấp tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã; dự báo nhu cầu cán bộ, lựa chọn nguồn cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, đưa họ thử thách ở nhiều công tác khác nhau để nắm bắt được khả năng, sở trường, sở đoản của họ.
Phải xuất phát từ xây dựng quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nền nếp, Ban Thường vụ huyện uỷ, Ban Thường vụ các Đảng ủy xã, thị trấn hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch.
Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Vì vậy, để đạt được thành cơng trong cơng tác này địi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan. Trong đó, yếu tố quan trọng là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng. Các cấp uỷ đảng phải thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc tổng kết đánh giá đúng thực trạng chất lượng của cơng chức cấp xã để từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, thoái hố, biến chất của cơng chức cấp xã, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã. Huyện uỷ Hoa Lư phải thường xuyên xây dựng các chương trình, kế hoạch kịp thời nhằm phát triển công chức cấp xã cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; chú trọng tới công tác luân chuyển cán bộ cấp huyện về công tác tại các xã, thị trấn trên địa bàn.
Huyện uỷ cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn cấp uỷ xã, thị trấn thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ huyện về công tác tại các xã, đặc biệt những xã có cơng chức cịn yếu về năng lực. Có chính sách hỗ trợ cho cơng chức đi học, cán bộ huyện luân chuyển về các xã.
Đối với Đảng uỷ các xã, thị trấn: thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng cơng chức; từ đó xác định công chức nào cần phải đi đào tạo, bồi dưỡng; cũng như đề xuất cấp trên thay thế công chức không đạt tiêu chuẩn, cịn yếu về chun mơn, năng lực, khơng có khả năng đảm nhận được vị trí đang làm. Cấp uỷ xã, thị trấn thường xuyên động viên, tạo điều kiện cho cơng chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị; đồng thời có kế hoạch bố trí, sắp xếp người khác đảm nhận cơng việc trong
thời gian cơng chức đó đi học. Có kế hoạch để xây dựng nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ, nhất là nguồn cán bộ tại chỗ.
3.2.2. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã
Trước tiên, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoa Lư. Giải pháp này đòi hỏi:
Thứ nhất, Ban thường vụ huyện uỷ, cấp uỷ các xã, thị trấn; lãnh đạo HĐND,
UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phòng Nội vụ huyện Hoa Lư cần tiếp tục nghiên sâu sắc, toàn diện những định hướng, qui định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã với tư cách là điều kiện bảo đảm và quyết định cho tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước sát dân, gần dân nhất. Do đó, vấn đề cần được thường xuyên nghiên cứu, xem xét nhằm khẳng định đúng tầm nhìn, vị thế, vai trị cuả cơng chức cấp xã ở huyện Hoa Lư cơ bản tập trung ở Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 14/3/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ 22 nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ 23 nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thứ hai, cấp uỷ các xã, thị trấn; lãnh đạo HĐND, UBND cần tập trung quán
triệt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện thành công những mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng công chức cấp xã của đơn vị mình đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị ở xã, thị trấn của huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng cơng chức cấp xã phải theo hướng tồn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “cơng bộc” của dân, vì nhân
dân phục vụ; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và quản lý chính quyền đơ thị, xây dựng nơng thơn mới ở tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Hoa Lư đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong giai đoạn hiện nay. Huyện uỷ Hoa Lư phải quán triệt sâu sắc việc nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng chức cấp xã; cũng như việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ này của các cấp, các ngành. Đồng thời phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, công chức cấp xã.
3.2.3. Đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đối với công chức cấp xã
Một là, đối với công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Để nâng cao chất lượng công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong thời gian tới việc tuyển dụng công chức cấp xã cần tiếp tục thực hiện thông qua hình thức thi tuyển, kể cả đối với cơng chức ở các xã miền núi. Để làm tốt công tác tuyển chọn công chức xã, thị trấn cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Huyện Hoa Lư cần thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thi tuyển công chức xã, thị trấn, theo hướng: tuyển đủ số lượng cơng chức cịn thiếu theo biên chế được giao, tuyển đúng chuyên ngành cần tuyển, có ưu tiên cộng điểm cho đối tượng dự thi là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy để thu hút người có trình độ, có chất lượng về cấp xã cơng tác; thực hiện công khai, minh bạch, phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, số lượng, tiêu chuẩn và chức danh cần tuyển, ưu tiên người có trình độ đào tạo Đại học trước, rồi đến cao đẳng, trung