Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
3.2.2. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyề nở huyện Hoa Lư,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã
Trước tiên, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoa Lư. Giải pháp này đòi hỏi:
Thứ nhất, Ban thường vụ huyện uỷ, cấp uỷ các xã, thị trấn; lãnh đạo HĐND,
UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phòng Nội vụ huyện Hoa Lư cần tiếp tục nghiên sâu sắc, toàn diện những định hướng, qui định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã với tư cách là điều kiện bảo đảm và quyết định cho tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước sát dân, gần dân nhất. Do đó, vấn đề cần được thường xuyên nghiên cứu, xem xét nhằm khẳng định đúng tầm nhìn, vị thế, vai trị cuả cơng chức cấp xã ở huyện Hoa Lư cơ bản tập trung ở Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 14/3/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ 22 nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ 23 nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thứ hai, cấp uỷ các xã, thị trấn; lãnh đạo HĐND, UBND cần tập trung quán
triệt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện thành công những mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng công chức cấp xã của đơn vị mình đáp ứng u cầu của cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị ở xã, thị trấn của huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng công chức cấp xã phải theo hướng tồn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực cơng tác, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “cơng bộc” của dân, vì nhân
dân phục vụ; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và quản lý chính quyền đô thị, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Hoa Lư đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong giai đoạn hiện nay. Huyện uỷ Hoa Lư phải quán triệt sâu sắc việc nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công chức cấp xã; cũng như việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ này của các cấp, các ngành. Đồng thời phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, công chức cấp xã.
3.2.3. Đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đối với cơng chức cấp xã
Một là, đối với công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Để nâng cao chất lượng công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong thời gian tới việc tuyển dụng công chức cấp xã cần tiếp tục thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển, kể cả đối với công chức ở các xã miền núi. Để làm tốt công tác tuyển chọn công chức xã, thị trấn cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Huyện Hoa Lư cần thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thi tuyển công chức xã, thị trấn, theo hướng: tuyển đủ số lượng cơng chức cịn thiếu theo biên chế được giao, tuyển đúng chuyên ngành cần tuyển, có ưu tiên cộng điểm cho đối tượng dự thi là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy để thu hút người có trình độ, có chất lượng về cấp xã công tác; thực hiện công khai, minh bạch, phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, số lượng, tiêu chuẩn và chức danh cần tuyển, ưu tiên người có trình độ đào tạo Đại học trước, rồi đến cao đẳng, trung cấp, góp phần nâng cao trình độ của cơng chức xã, thị trấn ở huyện Hoa Lư trong thời gian tới.
Căn cứ đặc điểm, nguồn cán bộ, yêu cầu cụ thể của từng chức danh cơng chức và tình hình thực tế của huyện để xác định hình thức, nội dung thi tuyển hoặc tiêu chí xét tuyển phù hợp. Tuy nhiên sử dụng hình thức thi tuyển là chủ yếu, hình thức xét tuyển chỉ áp dụng ở các xã miền núi, vùng cao, xã bãi ngang, xã biên
giới, nếu số người dự tuyển bằng hoặc nhỏ hơn chỉ tiêu được tuyển [28]. Huyện cần thực hiện đúng quy định pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình việc tiếp nhận vào cơng chức cấp xã khơng qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt. Ngồi ra, việc tiếp nhận khơng qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt (hình thức thu hút) nên áp dụng hạn chế hơn so với hiện nay và nên ưu tiên áp dụng đối với trường hợp người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngồi có chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh cơng chức cần tuyển dụng.[32]. Bên cạnh đó, khi thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã cần yêu cầu công chức phải thực hiện cam kết làm việc ổn định, lâu dài tại cấp xã (trong khoảng thời gian ít nhất là 10 năm) để tránh trường hợp sau khi được tuyển dụng, người được tuyển dụng chuyển công tác đến các cơ quan không phải ở cấp xã.
Việc tuyển chọn công chức xã, thị trấn phải xuất phát từ yêu cầu công việc ở cơ sở để chọn người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển chọn cơng chức đó là phải đáp ứng được u cầu cơng việc, đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyển chọn phải đảm bảo được tính cơng tâm, khách quan và chính xác, lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định cho từng chức danh cụ thể.
Hai là, đối với cơng tác bố trí và sử dụng cơng chức cấp xã
Để cơng chức cấp xã phát huy được năng lực, hồn thành tốt cơng việc đảm nhận thì họ phải được bố trí, sử dụng vào những vị trí phù hợp với chuyên môn, phù hợp với năng lực, sở trường. Tránh tình trạng bố trí, sử dụng cơng chức khơng đúng với chuyên môn, không phát huy được sở trường của họ. Khi bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã phải chú ý đến năng lực, giao nhiệm vụ phải đúng với khả năng của người đảm nhận. Nếu giao nhiệm vụ quá thấp so với khả năng của công chức sẽ không phát huy được tiềm năng của họ. Nếu giao nhiệm vụ cao hơn so với năng lực thì chất lượng, hiệu quả cơng việc khơng đạt u cầu.
Để chuẩn hố và nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã, huyện Hoa Lư, khi lựa chọn, bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã cần đảm bảo các u cầu sau:
Thứ nhất, bố trí cơng chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trên cơ sở
công việc. Phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, tiêu chuẩn từng chức danh công chức. Bố trí, sử dụng, cơng chức cấp xã phải kiên quyết loại bỏ những công chức chưa đạt chuẩn, yếu về năng lực, kém phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị ra khỏi hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ hai, khi tiến hành bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã phải thực sự khách
quan, dân chủ, tập thể. Đảm bảo tính kế thừa, ổn định và phát triển giữa cơng chức có thời gian cơng tác lâu năm và công chức mới, công chức trẻ; khắc phục tình trạng thiếu cơng chức kế cận.
Thứ ba, tiến hành sắp xếp, bố trí lại các chức danh một cách hợp lý, đảm
bảo đủ tiêu chuẩn quy định, bố trí các chức danh công chức phải phù hợp với chuyên môn, nhằm phát huy được kiến thức, trình độ chun mơn của họ.
Thứ tư, những người có bằng cấp chun mơn, nghiệp vụ khơng phù hợp
với chức danh đang đảm nhiệm nếu có đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng thì tạo điều kiện cho đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm, sau khi tốt nghiệp khố học xem xét bố trí cơng tác đúng với chuyên môn và khả năng. Những người không tiếp tục học tập nâng cao trình độ, nếu có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 năm, được giải quyết chế độ nghỉ hưởng chế độ thôi việc theo quy định.
Thứ năm, thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao sự biến động về tổ chức
bộ máy và công chức ở cơ sở, đặc biệt là đối với các xã miền núi để có phương án điều động, tăng cường hoặc luân chuyển công chức kịp thời đảm bảo ổn định bộ máy, chất lượng công chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong toàn huyện.
3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã
Muốn đảm bảo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Một là, nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi
Hai là, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý
thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích cơng chức cấp xã là nữ học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.
Ba là, xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Bốn là, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về đào tạo, bồi dưỡng
ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.
Trong thời gian tới, khi thực hiện việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần tập trung theo các hướng sau:
Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng
năm và 5 năm cho từng chun mơn và loại trình độ cơng chức xã, thị trấn một cách khoa học trên nguyên tắc xuất phát từ yêu đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng chất lượng công chức. Căn cứ phương án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn của từng chức danh đã quy định để xác định đúng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng cái gì? Đào tạo ở trình độ nào? Đào tạo, bồi dưỡng ở đâu? Tuân thủ nghiêm túc quy trình lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở phát huy tính tích cực và hiệu quả từ cơ sở. UBND cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch (sau khi đã có sự thống nhất giữa UBND với Ban thường vụ Đảng uỷ) báo cáo UBND huyện tổng hợp gửi Sở Nội vụ thẩm định chung tồn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
Thứ hai, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho công chức
cấp cơ sở một cách hợp lý và khoa học cho từng chức danh theo tiêu chuẩn đã được quy định. Trên ngun tắc: chương trình phải có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, không nặng về lý luận chung chung mà cần tăng thời lượng về truyền thụ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; nội dung đào tạo phải cơ bản, thiết thực và phù hợp với từng chức danh cơng chức, cơ sở có tính đến yếu tố đặc thù
của địa phương, cần ngắn gọn, dễ hiểu, sát với tình huống thực tiễn ở cơ sở. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, từng bước xây dựng giảng viên kiêm chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã.
Thứ ba, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng theo hướng “lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc học ở trường với việc tự học tập, nghiên cứu, phát huy tính chủ động, tích cực của người học nhằm phát triển trình độ, năng lực và kỹ năng theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Đối với công chức trẻ quy
hoạch để sử dụng cho chức danh cao hơn thì cho đi đào tạo tập trung ở các trường của tỉnh và Trung ương. Đối với các công chức khác cho đi đào tạo với hình thức tại chức, hoặc bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề. Kết hợp nhiều nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng khác như tổ chức các cuộc tập huấn, hội thi, hội diễn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện các kỹ năng như diễn thuyết, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn quản lý điều hành ở cơ sở.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng do tổ chức thực hiện, bản thân công chức phải không ngừng tự học tập nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực.
Mỗi công chức cấp xã của huyện cần quán triệt và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”; phải chủ động, tự giác học tập, bồi dưỡng những mặt còn khiếm khuyết, hạn chế và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của bản thân; phải có ý thức thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt của đời sống xã hội và chuyên môn nghiệp vụ; nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết, nhất là những thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; phải đặt mình trong một tổ chức kỷ luật của Đảng và tổ chức mình cơng tác; chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức và quần
chúng nhân dân; thường xuyên gần gũi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân, để khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế, phong cách, phương pháp làm việc của bản thân; gương mẫu trong tự phê bình và phê bình.
Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức cấp xã. Đảng, Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ công chức cấp xã được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Thứ năm, trong thời gian tới, phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn
về trình độ lý luận chính trị; đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ; tin học; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho công chức cấp xã. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trên cơ sở bộ tài liệu do Bộ Nội vụ ban hành. Chú trọng bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng về giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết công việc, kỹ năng điều hành cuộc họp, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin cho công