1.4. Điều kiện bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.4.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành thanh tra hành chính trên địa bàn
địa bàn cấp huyện
Tổ chức bộ máy của thanh tra huyện được quy định cụ thể Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó:
- Vị trí pháp lý:
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng, tiếp cơng dân theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Thanh tra huyện khơng được có quá 02 Phó Chánh Thanh tra
39
huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
Thanh tra huyện có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
- Cơ chế vận hành:
Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch; báo cáo kết quả về công tác thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện. Trong hoạt động thanh tra: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện của Ủy ban nhân dân cấp xã; Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Ngồi ra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thanh tra huyện định kỳ, đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình.
40
1.4.3. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức có trách nhiệm thực thi hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác đã xác định việc xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ làm cơng tác thanh tra đã là một trong những yêu cầu then chốt, địi hỏi phải lựa chọn ra những đồng chí, chiến sĩ cách mạng đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hiện nay, trong tình hình mới địi hỏi việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra phù hợp với vị trí cơng tác, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường địi hỏi quy trình quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, công chức bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch. Sau khi xây dựng Đề án vị trí việc làm, việc sắp xếp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra đã được cải thiện về số lượng, chất lượng, cơ bản đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, một số cán bộ, công chức thanh tra có trình độ và năng lực chưa đồng đều, tính chun nghiệp cịn thấp, nhiều công chức mới tuyển dụng còn trẻ về tuổi đời, được đào tạo bài bản về chun mơn thì thiếu kinh nghiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó, một số cơng chức thiếu tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc bảo thủ; đội ngũ cơng chức có kinh nghiệm cơng tác, chun mơn sâu sau một thời gian cơng tác trong ngành Thanh tra thì điều động, luân chuyển thực hiện các nhiệm vụ khác và đặc biệt có một bộ phận cơng chức thiếu kỷ luật, kỷ cương chưa đảm bảo sự liêm chính trong thi hành nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cơng chức thanh tra cịn thấp, tình trạng tham nhũng, sách nhiễu, cửa quyền... khơng cịn là cá biệt, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước; điển hình một số Đồn Thanh tra vi phạm nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự xảy ra trong thời gian vừa qua tại Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
42
Tiểu kết Chương 1
Tại Chương 1, Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra và thanh tra hành chính để làm cơ sở lý luận cho Chương 2 và Chương 3, lần lượt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra, thanh tra hành chính, chỉ ra các đặc điểm của thanh tra hành chính và làm rõ về nguyên tắc, nội dung là cơ sở để thực hiện và tiến hành thanh tra hành chính.
Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về thanh tra hành chính đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra hành chính khơng chỉ đối với việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi sai phạm mà cịn có vai trị đặc biệt trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, luận văn cũng nêu ra, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của thanh tra hành chính để từ đó, có cơ sở đưa ra nguyên nhân của những kết quả, hạn chế ở Chương 2.
43
Chương 2
THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN