Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 78)

2.3. Đánh giá chung về thực trạng thanh tra hành chính trên địa bàn huyện

2.3.2 Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những đóng góp của Thanh tra huyện Thanh Chương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Chương thì hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cơ bản ở những điểm sau:

Việc chỉ có một Phó Chánh Thanh tra gây nhiều khó khăn trong việc bố trí Trưởng đồn thanh tra vì với số lượng đồn thanh tra theo kế hoạch trong một năm thì địi hỏi phải tiến hành song song hai cuộc thanh tra mới đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Việc bố trí Thanh tra viên làm trưởng đoàn thanh tra vẫn đảm bảo theo quy định nhưng rất khó khăn trong xác lập các mối quan hệ công tác giữa các thành viên trong đoàn và đối tượng thanh tra, đặc biệt là các đối tượng thanh tra là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thanh tra hành chính của của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân cịn hạn chế. Có những trường hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện kết luận thanh tra nhưng chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh, cũng có những trường hợp đối tượng gây thất thoát chậm trễ trong việc nộp lại khoản tiền bị cơ quan thanh tra thu hồi hoặc xử phạt vi phạm. Một số xã chưa chú trọng đến công tác giải quyết đơn thư dẫn đến tình trạng cơng dân khiếu kiện vượt cấp. Các cuộc họp nghe báo cáo kết quả giải quyết đơn thư, kiến nghị của công dân trên địa bàn cịn mang tính hình thức, chưa có sự trao đổi, lắng nghe và chưa mang lại những hiệu quả thực sự tích cực. Việc tiến hành các cuộc thanh tra hành chính chủ yếu là dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt, thiếu đi sự chủ động, linh hoạt trong phòng ngừa và phát hiện sai phạm. Công tác xử lý kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn chưa được quan tâm đúng mức. Các cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính chưa thực sự kiên quyết trong việc sử dụng thẩm quyền xử lý của mình đối với các vi phạm đã được phát hiện. Mặc dù thanh tra hành chính đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị nhưng nhìn chung, việc xử lý các vi phạm mới chỉ tập trung vào vấn đề thu hồi tài sản thất thốt, kiểm điểm các cá nhân có liên quan mà chưa chú trọng vào việc làm rõ trách nhiệm của thủ trưởng quản lý đơn vị

73 nên chưa đủ tính răn đe, thuyết phục.

Cùng với đó, chưa có cơ sở pháp lý quy định cụ thể chi tiết về tổ chức, nội dung thanh tra hành chính cấp huyện. Đây cũng là sự khó khăn khơng nhỏ trong việc triển khai có hiệu quả và sâu rộng, để có thể hạn chế được tối đa những bất cập trong tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra. Trên thực tế, hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội hiện nay vừa trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, phương pháp, cách làm lại gần giống với kiểm toán và thanh tra nghành Tài chính. Chính bởi vậy, rất khó để có sự phân định rõ ràng về đối tượng và phạm vi của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành và trong các cuộc thanh tra mà thanh tra thành phố đã thực hiện, đâu mới thực sự là những cuộc thanh tra hành chính. Hơn nữa, căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn hạn chế nên hiệu quả tiến hành thanh tra chưa thực sự đạt được kết quả đáng mong đợi.

Phần lớn công chức trong Thanh tra huyện đã trải qua lớp đào tạo nghiệp vụ Thanh tra viên, đáp ứng được yêu cầu về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn. Nhưng hệ thống pháp luật khơng ngừng hồn thiện, thay đổi từng ngày và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực địi hỏi cơng chức làm công tác thanh tra phải liên tục cập nhật, học hỏi. Tuy nhiên, với khối lượng công việc phải đảm nhận và điều kiện tự nhiên là một huyện miền núi, q trình đi cơng tác tại các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức nên việc cập nhật các văn bản mới đơi khi cịn chưa kịp thời, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cơng chức thanh tra cịn hạn chế, chưa kịp thời.

Bên cạnh đó, các hình thức để nâng cao năng lực của công chức trong ngành chưa kịp thời, việc khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa được quan tâm, mang tính hình thức; đời sống vật chất của cơng chức làm cơng tác thanh tra cịn nhiều khó khăn địi hỏi các giải pháp cần gắn liền với các chính sách đãi ngộ, cải cách chế độ tiền lương cho công chức làm công tác thanh tra là yêu cầu tất yếu cần được quan tâm.

74

nội dung liên quan đến các vụ việc với Thanh tra huyện chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Sự phối hợp, cộng tác còn hạn chế về thời gian xử lý và cứng nhắc trong nội dung xác minh, xem xét hành vi vi phạm của đối tượng bị thanh tra. Việc thu thập thông tin và xử lý thơng tin cịn chậm trễ dẫn đến nhiều vụ việc còn bị tồn đọng và kéo dài thời gian giải quyết.

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)