Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 53)

2.1. Khái quát chung về huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Thanh Chương là huyện trung tâm, nơi hội tụ và lan tỏa hệ thống giao thông, các hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa vùng miền có điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta và nước bạn Lào. Là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có đặc điểm địa hình dạng bán sơn địa. Với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 35.009,25ha. Toạ độ địa lý: từ 18 34’42” đến

18 53’33’’ vĩ độ bắc và từ 104 56’07’’ đến 105 36’06’’ kinh độ đơng; phía bắc giáp huyện Đơ Lương và huyện Anh Sơn; phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía đơng giáp huyện Nam Đàn; phía tây và tây nam giáp huyện Anh Sơn và tỉnh Boolykhămxay (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới quốc gia dài 54km.

Diện tích tự nhiên của huyện Thanh Chương là 1.128,8678km2, xếp thứ năm trong 20 huyện, thành, thị trong tỉnh.

Địa hình Thanh Chương rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp, núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai của huyện. Núi non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Màn, có đỉnh cao 1.026m, tạo thành ranh giới tự nhiên với tỉnh Bôlykhămxay (Lào), tiếp đến là các đỉnh Nác Lưa cao 838m, đỉnh Vũ Trụ cao 987m, đỉnh Bè Noi cao 509m, đỉnh Đại Can cao 528m, đỉnh Thác Muối cao 328m. Núi đồi tầng tầng lớp lớp, tạo thành những cánh rừng trùng điệp. Phía hữu ngạn sơng Lam đồi núi xen kẽ, có dãy chạy dọc, có dãy chạy ngang, có dãy chạy ven bờ sông, cắt xẻ địa bàn huyện Thanh Chương ra nhiều mảng, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp. Chỉ có vùng Thanh Xuân, Võ Liệt, Thanh Liên là có những cánh đồng tương đối rộng. Phía tả ngạn sơng Lam, suốt một giải từ chân núi Cuồi kéo xuống đến rú Dung,

44

núi đồi liên tiếp như bát úp, nổi lên có đỉnh Cơn Vinh cao 188 m, núi Nguộc (Ngọc Sơn) cao 109m.

Cũng như các vùng miền núi khác trong tỉnh, vùng đất Thanh Chương do khai thác lâu đời, bồi trúc kém nên đất đai trở nên cằn cỗi và ong hoá nhanh, trừ vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Lam và sông Giăng.

Về thổ nhưỡng: huyện Thanh Chương có bảy nhóm đất (xếp theo thứ tự từ

nhiều đến ít): Nhiều nhất là loại đất pheralít đỏ vàng đồi núi thấp rồi đến đất pheralít đỏ vàng vùng đồi, đất phù sa, đất pheralít xói mịn trơ sỏi đá, đất pheralít mùn vàng trên núi, đất lúa vùng đồi núi và đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích.

Rừng: Huyện Thanh Chương vốn có nhiều lâm sản quý như: lim xanh, táu,

de, dổi, vàng tâm... cùng các loại khác như song mây, tre nứa, luồng mét... Hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại, trong đó, rừng lá rộng nhiệt đới là phổ biến nhất. Rừng có độ che phủ là 42,17% (năm 2000). Động vật rừng, từ xưa có nhiều voi, hổ, nai, khỉ, lợn rừng... Nay, động vật cịn lại khơng nhiều; cịn hệ thực vật rừng, tuy bị chặt phá nhiều nhưng trữ lượng gỗ vẫn cịn khá lớn. Tính đến năm 2000, trữ lượng gỗ có 2.834.780m3 (trong đó, rừng trồng 95.337m3, rừng tự nhiên 2.739.443m3). Tre, nứa, mét khoảng hàng trăm triệu cây.

Về khoáng sản: huyện Thanh Chương có trữ lượng đá vơi khá lớn ở Hạnh

Lâm, Thanh Ngọc, Thanh Mỹ; đá granit ở Thanh Thuỷ; đá cuội, sỏi ở bãi sông Lam, sông Giăng; đất sét ở Thanh Lương, Thanh Khai, Thanh Dương, Thanh Ngọc... Trong lịng đất có thể có các loại khống sản khác nhưng ngành địa chất chưa khảo sát, thăm dò kỹ lưỡng.

Về sơng ngịi: Sông Lam (tức sông Cả) bắt nguồn từ Thượng Lào, chạy

theo hướng tây bắc - đông nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, chảy dọc huyện Thanh Chương, chia huyện ra hai vùng: hữu ngạn và tả ngạn. Sông Lam là một đường giao thông thuỷ quan trọng. Nó bồi đắp phù sa màu mỡ ven sơng, nhưng về mùa mưa, nó trở nên hung dữ, thường gây úng lụt ở vùng thấp. Sơng Lam cịn có các phụ lưu trong địa bàn

45

huyện Thanh Chương như sông Giăng, sông Trai, sông Rộ, sông Nậy, sông Triều và sông Đa Cương (Rào Gang).

Với hệ thống sông ngịi chằng chịt khắp huyện, ngồi tuyến đị dọc, từ lâu đời, nhân dân còn mở hàng chục bến đò ngang, tạo điều kiện giao thông vận tải, giao lưu giữa các vùng trong huyện.

Do địa thế sông núi hiểm trở nên huyện Thanh Chương có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự. Người xưa đã đánh giá địa thế huyện Thanh Chương là "tứ tắc" (ngăn lấp cả bốn mặt). Đồng thời, huyện Thanh Chương với cảnh núi non trùng điệp, sông nước lượn quanh, tạo nên vẻ thơ mộng, “sơn thuỷ hữu tình”, đẹp như những bức tranh thuỷ mặc. Những thắng cảnh như thác Muối, vực Cối, rú Nguộc, ngọn Tháp Bút, dãy Giăng Màn… đã làm cho quang cảnh đất trời huyện Thanh Chương thêm bội phần tươi đẹp. Người xưa đã từng ca ngợi: hình thế huyện Thanh Chương đẹp nhất ở xứ Hữu Kỳ (vùng đất từ Quảng Trị ra Thanh Hoá).

Về giao thông vận tải: Ngồi đường thuỷ với hệ thống sơng ngịi kể trên,

huyện Thanh Chương có đường Hồ Chí Minh dài 54km chạy dọc theo hướng tây bắc - đông nam từ Thanh Đức tới Thanh Xuân qua 11 xã; đường quốc lộ 46 từ Thanh Khai đến Ngọc Sơn rồi chạy ngang qua Võ Liệt, cắt đường Hồ Chí Minh, tới cửa khẩu Thanh Thuỷ; đường 15 chạy từ Ngọc Sơn lên Thanh Hưng, theo hướng gần như song song với đường Hồ Chí Minh. Ngồi ra, huyện Thanh Chương cịn có nhiều đường mịn qua Lào và các đường liên xã, liên thôn, thuận lợi cho sản xuất và giao lưu giữa các vùng nội huyện.

Khí hậu: huyện Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung

Bộ (nhiệt đới gió mùa), một năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng. Mùa hè có gió tây nam (gió Lào) rất nóng nực. Mùa thu thường mưa nhiều, kéo theo bão lụt. Mùa đông và mùa xuân có gió mùa đơng bắc rét buốt. Khí hậu khắc nghiệt ở huyện Thanh Chương có ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của con người và cây trồng, vật nuôi. Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống nhưng với tính cần cù, nhẫn nại, nhân dân huyện Thanh Chương đã tạo ra được những sản vật đặc trưng của từng vùng.

46

Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

STT Tên xã Dân số trung bình (người)

1 Thị trấn Dùng 16.520 2 Xã Cát Văn 11.580 3 Xã Đại Đồng 13.300 4 Xã Đồng Văn 12.585 5 Xã Hạnh Lâm 10.320 6 Xã Ngọc Lâm 11.280 7 Xã Ngọc Sơn 15.200 8 Xã Phong Thịnh 10.840 9 Xã Thanh An 10.900 10 Xã Thanh Chi 11.200 11 Xã Thanh Dương 11.950 12 Xã Thanh Đồng 10.270 13 Xã Thanh Đức 13.520 14 Xã Thanh Giang 12.190 15 Xã Thanh Hà 15.380 16 Xã Thanh Hòa 11.500 17 Xã Thanh Khương 12.880 18 Xã Thanh Khai 10.570 19 Xã Thanh Khê 14.830 20 Xã Thanh Lâm 11.650 21 Xã Thanh Liên 10.610 22 Xã Thanh Lĩnh 12.910 23 Xã Thanh Long 15.180 24 Xã Thanh Lương 13.410 25 Xã Thanh Mai 11.290

47 26 Xã Thanh Mỹ 13.480 27 Xã Thanh Ngọc 14.450 28 Xã Thanh Nho 12.100 29 Xã Thanh Phong 13.200 30 Xã Thanh Sơn 14.570 31 Xã Thanh Thịnh 13.360 32 Xã Thanh Thủy 10.250 33 Xã Thanh Tiên 11.610 34 Xã Thanh Tùng 11.150 35 Xã Thanh Xuân 12.600 36 Xã Thanh Yên 15.970 37 Xã Võ Liệt 15.880 38 Xã Xuân Tường 11.390

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm thời kỳ 2016 - 2020. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ngành, các cấp trên địa bàn huyện Thanh Chương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá thực tiễn, đưa ra kịp thời các giải pháp, chủ động triển khai thực hiện, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ 2016 - 2020 đã đề ra. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, cố gắng của các phịng, ban, ngành và tồn thể nhân dân trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Kết quả thực hiện đạt được cụ thể như sau:

Về kinh tế: Trong thời kỳ 2016- 2020, kinh tế huyện Thanh Chương phát

triển ổn định, bình quân hằng năm đạt 8,35%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ. Đến năm 2020 tỷ trọng các ngành so với năm 2016: Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 59,2% xuống cịn 52,5%; cơng nghiệp, xây dựng

48

tăng từ 23,5% lên 28,3%; thương mại, dịch vụ tăng từ 17,3% lên 19,2%.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni được thực hiện tích cực; các tiến bộ khoa học - công nghệ được chú trọng áp dụng vào sản xuất, cùng với việc tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã... đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nơng nghiệp. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu phi đã gây thiệt hại lớn đối với ngành chăn nuôi trên địa bàn, song ngành chăn ni trong những năm qua tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất trang trại tập trung theo hình thức công nghiệp.

Mặc dù trước diễn biến phức tạp của dịch COVID – 19 nhưng tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 2.130.610 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 14,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện đến năm 2018 đạt 3.587.000 triệu đồng. Hệ thống ngân hàng phát triển cả về quy mơ và loại hình dịch vụ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và phục vụ tiêu dùng. Hệ thống chợ trên địa bàn được quan tâm đầu tư nâng cấp, hiện trên địa bàn huyện có 01 chợ trung tâm, 37 chợ nơng thôn. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi phát triển nhanh về số lượng, hàng hoá khá đa dạng, phong phú. Dịch vụ vận tải ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa với doanh thu bình qn hàng năm tăng trên 9%. Một số điểm du lịch được đầu tư, nâng cấp bước đầu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trung bình hàng năm đạt trên 60.000 lượt người (trong đó khoảng 2.000 khách quốc tế).

Về văn hóa - xã hội: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan

tâm đầu tư, hệ thống trường lớp ngày càng khang trang. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hoạt động hành nghề y dược tư nhân phát triển mạnh và được quản lý tốt hơn; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế có sự đầu tư, nâng cấp; chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên.

Cơng tác xã hội hố về lĩnh vực thể dục - thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc được chú trọng.

49

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu.

Cùng với đó, các nguyên nhân chủ quan năng lực quản lý, lãnh đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước cịn nhiều hạn chế; cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp; ý thức chính trị, năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Khả năng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chưa có chính sách, cơ chế thu hút kêu gọi đầu tư, các doanh nghiệp tuy có tăng về số lượng nhưng quy mơ hoạt động cịn nhỏ, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự là hạt nhân để thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ đó, đặt ra những yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện. Để phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong chu trình quản lý nhà nước thì hoạt động thanh tra hành chính đóng vai trị quan trọng trong kiểm sốt việc chấp hành pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)