Lịch tiêm phòng vắc-xin trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 59)

Loại lợn Thời điểm phòng bệnh (tuần) Bệnh được phòng Vắc-xin Vị trí tiêm Liều lượng (ml/con) Lợn con 1 Suyễn 1 Mycoplasma + Glasser Tiêm bắp 2

2 Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

3 Suyễn 2 Mycoplasma +

Glasser Tiêm bắp 2

4 Cicro Cicro Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

24 Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

25, 29 Khô thai Pavo Tiêm bắp 2

26 Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

27, 30 Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

28 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

48

Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cho lợn hậu bị và lợn nái sinh sản, sử dụng nhiều nhất chủ yếu là lợn hậu bị vì quá trình tuyển chọn lợn hậu bị lên làm giống rất là khắt khe. Để thay thế cho nái sinh sản đã lâu, già yếu, sức đề kháng kém, khả năng sinh sản không cịn đạt tiêu chuẩn đề ra thì tiêm phịng vắc xin là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh được các mầm bệnh lây nhiễm.

3.4.3.4.. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản mắc bệnh

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại, hàng ngày, chúng em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái và đàn lợn con thông qua các bước sau:

* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn. * Kiểm tra thân nhiệt:

- Quan sát, cảm nhận bằng tay:

+ Trạng thái bình thường: tồn thân lợn nái có màu bình thường, khơng đỏ, dùng mu bàn tay sờ khơng nóng.

+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran.

- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43O C:

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

49

+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.

+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40˚C. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42˚C.

* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:

- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, khơng sưng, khơng sung huyết hay thủy thũng.

- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đi có dính nhiều dịch viêm.

* Kiểm tra âm đạo:

- Rửa sạch và sát trùng mép âm mơn.

- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.

+ Trạng thái bình thường: con vật khơng đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hơi.

* Kiểm tra nước tiểu:

+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, khơng có mùi tanh, hơi thối.

+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai, sau đó tiến hành chẩn đốn lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.

50

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu với cơng thức tính

- Tỷ lệ khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số lợn khỏi bệnh x 100 ∑ số lợn điều trị - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100% ∑ số lợn theo dõi

51

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại cơ sở

Trại lợn của công ty nuôi cả lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm, gồm các giống lợn khác nhau như: Yorkshire, Landrace, Pietrain, Hampshire, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm từ năm 2018 đến 2020 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn cơ sở trong 3 năm (2018 - 2020)

(ĐVT: con) Loại lợn 2018 2019 2020 Nái hậu bị 31 67 51 Nái sinh sản 492 442 510 Đực sản xuất 32 24 18 Đực hậu bị 31 63 40 Lợn con 12.134 11.347 13.521 Tổng số 12.720 11.943 14.140

( Nguồn: Do quản lí trai cung cấp )

Qua bảng 4.1 cho thấy: số lượng lợn nái qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt. Năm 2018 nái là 492 năm 2019 lợn nái giảm nhưng đến năm 2020 số lợn nái đã tăng rõ rệt khi có các lợn nái hậu bị đảm bảo đủ yêu cầu để phối giống và sinh sản. Số lợn con và lợn nái sinh sản cao vì trang trại chỉ sản xuất lợn giống. Do đó, cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Trại là trại giống hạt nhân nên việc quan tâm đến số lợn nái và chất lượng sinh sản của trại đang được quan tâm và có xu hướng phát triển mạnh thêm qua các năm.

52

4.2. Kết quả chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa, nái nuôi con, lợn con theo mẹ và lợn nái mang thai. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)