Chế độ ăn của nái đẻ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 54)

Loại cám Ngày đẻ Chế độ ăn (kg)

Trước đẻ 3060 4 2,5 3 2,0 2 1,5 1 1,0 Sau đẻ 3060 1 1,0 2 2,0 3 3,0 4 4,0 5 5,0 6 6,0 7 2,4 + 0,4 * (số con ni)

44

Chăm sóc lợn nái: trước khi đẻ 5 - 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ

khâu chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện sau: + Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

+ Tắm sát trùng cho lợn nái.

+ Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 28ºC ở ngày đẻ thứ nhất, 27ºC ở ngày đẻ thứ 2, 26ºC ở ngày đẻ thứ 3 và 25ºC ngày đẻ thứ 4 trở đi.

+ Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng oxytoxin 2 ml/nái.

- Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ: + Thao tác đỡ đẻ:

Tất cả những lợn chuẩn bị đẻ đều được vệ sinh âm hộ và mông sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng bằng thuốc sát trùng, chuẩn bị lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc.

Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.

Các thao tác đỡ đẻ đã thực hiện: sau khi lợn mẹ đẻ, bắt lợn con từ trong chuồng ra. Vuốt hết dịch ở các lỗ tự nhiên. Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn, dùng bột quế xoa kín lợn con mục đích giữ ấm và phịng tiêu chảy. Lợn con phải khơ và sạch trước khi cắt dây rốn. Bắt lợn con dốc ngược, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hơ hấp, sau đó buộc dây rốn (dây buộc rốn đã được tẩm cồn iod trước khi buộc), thắt dây rốn từ từ mà chặt ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5

45

cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 - 35ºC.

Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

+ Mài nanh

Mài nanh cho lợn con ở cở sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh.

Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó cố định lợn vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập); bề mặt răng được mài phải bằng, cho tay vào kiểm tra thấy bằng là được.

+ Cắt đi

Sử dụng kìm cắt đi. Cắt ở vị trí cách gốc đi 3 cm (tốt nhất là cắt sao cho vết cắt rơi đúng vào khớp xương đuôi). Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.

+ Bấm số tai

Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên

46

của tai phải, tới mép trên của tai trái, tiếp đến mép dưới của tai trái và kết thúc ở mép dưới của tai phải. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.

Số tai của lợn con được bấm theo mã số của từng giống khác nhau của cơ sở. Những con có sức khỏe tốt, ngoại hình vượt trội hơn so với cả đàn thì được bấm số tai, làm cơ sở để chọn lợn hậu bị.

+ Previron(Fe) kết hợp với kháng sinh

Tiêm cho lợn con 1 - 2 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác mài nanh - bấm đuôi lợn con

+ Uống cầu trùng (Nova-coc 5%)

Khi lợn con được 3 ngày tuổi, tiến hành cho uống cầu trùng, liều dùng mỗi con 1 ml/ lần

+ Thiến lợn đực

Lợn đực được thiến từ 3 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).

Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, xi-lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và cố định lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay cầm, kẹp chặt 2 chân sau của lợn con sao cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn (chỉ rạch 1 lần ở mỗi bên dịch hoàn,vết rạch gọn đủ để đưa dịch hoàn ra). Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.

47

Cơng tác tiêm phịng ln được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn gây thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắc-xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tại cơ sở chăn ni cơng tác phịng bệnh ln được kiểm sốt chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn ni. Chính vì vậy ở trại chăn ni cơng tác phịng bệnh được ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)