Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

32

Theo Lê Văn Năm. (2017) [15], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh. (2007) [18] cũng chỉ ra rằng: viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh

hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình

trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó, biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn nuôi.

Lê Hồng Mận. (2017) [12] cho biết: lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể.

Cùng với nhận định trên, Trần Ngọc Bích. (2016) [3] cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung.

Theo Nguyễn Xuân Bình. (2000) [4] cho rằng, bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày.

Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh., 2007) [18].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh. (2007) [18] cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi... nhưng nguyên nhân chính luôn hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật,

33

nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn:

Nguyễn Văn Thanh. (2007) [18] cho rằng, lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lại chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2.

Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8] cho biết: bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Kết quả nghiên cứu của Trương Văn Dung và cs. (2003) [6] cũng cho

biết: bệnh viêm tử cung do vi khuẩn StreptococcusColibacilus nhiễm

qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo Nguyễn Xuân Bình. (2000) [4], ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8] cho biết: khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh

34

nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) [10] cho rằng: trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái, cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8] cho thấy: viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc

bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh

sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể

lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Phạm Sỹ Lăng và Phan Đình Lân., 2003) [11].

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh.

Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử

cung. Do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân

như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm.

35

Theo Trương Văn Dung và cs. (2003) [6], sót nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sót nhau sẽ đưa đến nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như: thời tiết môi trường thay đổi quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.

Nguyễn Văn Thanh. (2007) [18] cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38 %, biến động từ 62,10 - 86,96 %. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47 %). Trong khi đó lợn không cần can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06 %. Tỷ lệ viêm tử cung ở nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63 % và 73,91 %. Ở lợn nái đẻ lứa đẻ từ 1 - 6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 % - 93,33 %.

Nguyễn Văn Thanh. (2007) [18] đã đưa ra 4 phương pháp điều trị viêm tử cung ở lợn nái:

- Phương pháp 1: thụt rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1 % hay thuốc tím 0,1 % ngày/ lần, sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy hết ra ngoài, sau đó thụt kháng sinh ngày/ lần, liệu trình từ 3 - 5 ngày.

- Phương pháp 2: dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như oestrophan, prosalrin, hanprost, lutalyse,... Tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500 dung dịch lugol ngày/ lần. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

- Phương pháp 3: Oxytocin 6 - 8 ml, tiêm dưới da, lugol 200 - 500 ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung, đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày/ lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

- Phương pháp 4: dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như etrumat, oestrophan, prosalrin, hanprost, lutalyse... Tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, dung dịch lugol 200 - 500 ml kết hợp với kháng sinh thụt rửa vào tử cung, đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày/ lần. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

36

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Ferraz và cs. (2013) [23] khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh thái vào năm 1991 trên số đàn lợn xứ Brơ-Ta-Nhơ (Pháp) với chủ để bệnh lý sinh đẻ cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung.

Theo kết quả nghiên cứu của Paul Hughes và James Tilton. (1996) [22], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 - 72 giờ.

Christensen và Jensen. (2007) [21] qua kiểm tra y tế xứ Brơ-Ta-Nhơ thấy 26% số lợn nái có bệnh viêm tích tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine.

Black. (1983) [20] cũng cho rằng: nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, sót nhau. Bệnh phát triển do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, đưa vào đường sinh dục các chất kích thích đẻ khác nhau, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa các chất nhầy ở bộ máy sinh dục.

Theo Olanratmanee E và Padet Tummaruk. (2010) [24], khi điều tra 147 con lợn nái 1 - 6 tuổi trong vòng 1 - 2 năm không chửa thấy, 50% trường hợp bị viêm trong tử cung và những biến đổi có u ở ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung.

37

Ferraz và cs. (2013) [23] cho biết: viêm tử cung thường sảy ra trong lúc

sinh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương.

Kết quả nghiên cứu của Ferraz và cs. (2013) [23] cho thấy: các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi

khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli,

Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Ở Pháp các tác giả Christensen và Jensen. (2007) [21] đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Các nghiên cứu của Olanratmanee và Padet Tummaruk. (2010) [24] về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm

38

bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Tiêu chảy ở lợn xuất hiện khắp thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu và công bố kết quả bệnh xuất hiện ở mọi phương thức chăn nuôi truyền thống hay chăn nuôi công nghiệp, thậm chí cả điều kiện chăn nuôi sạch cũng không loại trừ được bệnh

39

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại cơ sở.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian: Từ 24/07/2020 đến 02/01/2021

3.3. Nội dung tiến hành

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Tham gia các công tác thú y như vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng vắc-xin,…

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm (2018 - 2020).

- Cơ cấu đàn lợn nái của trại tại thời điểm thực tập.

- Số lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở. - Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái, lợn con theo mẹ.

- Điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc tại trại.

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh: Để

40

đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ.

3.4.3. Phương pháp thực hiện

3.4.3.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi của bản thân.

3.4.3.2. Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)