2.4. Đánh giá thực trạng quản lý các doanhnghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
Một là, tổng vốn SNKT cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa KCHT
đường sắt được giao từ năm 2016 - 2020 là 12.491,69 tỷ đồng (Bảng 2.2) bình quân đạt xấp xỉ 2.500,00 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên lượng vốn này chỉ đảm bảo ở mức duy trì trạng thái kỹ thuật KCHT đường sắt hiện có và đạt 38,3% nhu cầu vốn tính đủ định mức kinh tế kỹ thuật. Trong giai này, nhìn chung chỉ tiêu kinh tế của phần lớn các cơng ty cổ phần bảo trì KCHT đều có sự ổn định và tăng trưởng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu chưa đạt chỉ tiêu kế
67
hoạch đề ra là tăng bình quân 8%/năm, thu nhập bình quân tăng 7,7%/năm, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng 10%. Ngoài ra, trong một số năm gần đây, việc giao nguồn sự nghiệp kinh tế dành cho bảo trì KCHT đường sắt giữa Bộ GTVT và Tổng cơng ty ĐSVN cịn nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến việc Tổng công ty ĐSVN đặt hàng với doanh nghiệp bảo trì KCHT bị chậm (năm 2020, Hợp đồng ký tháng vào tháng Tư, chậm 04 tháng so với kế hoạch và thực tế công việc thực hiện thường xuyên; năm 2021 Hợp đồng được ký vào tháng Sáu). Với đặc thù lĩnh vực kinh doanh thực hiện nhiệm vụ cơng ích là chủ yếu, lượng nhân công thực hiện các công việc gác chắn, tuần đường v.v. đảm bảo an tồn giao thơng đường sắt chiếm số đơng, việc chậm trễ trong việc ký hợp đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng tiền vào, nhiều doanh nghiệp phải đi vay trả lương làm gia tăng chi phí tài chính, tiềm ẩn rủi ro tài chính.
Hai là, một số cơ chế, quy chế, quy định quản lý nội bộ chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, phù hợp với mơ hình mới của Tổng cơng ty trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, do đó ảnh hưởng đến cơng tác điều hành, hiệu quả hoạt động SXKD chung của Tổng công ty. Như đã đề cập ở phần trên, Quy chế Quản lý người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐVSN tại các doanh nghiệp khác được ban hành sau gần 2 năm các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt đi vào hoạt động theo mơ hình mới. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý người đại diện phần vốn, hiệu quả hoạt động của người đại diện phần vốn và độ trễ trong công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt. Một số tồn tại được tổng hợp trong Bảng 2.8 dưới đây.
Ba là, công tác lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp của một số doanh nghiệp cịn yếu kém; cơng tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện tốt, dẫn đến thất thoát, tiểm ẩn rủi ro thanh khoản. Chỉ đạo người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại một số doanh nghiệp chưa quyết liệt, nghiêm túc, nên một số văn bản của Tổng công ty chỉ đạo Người đại diện phần và công tác phối hợp không được triển khai hoặc triển khai thực hiện không nghiêm túc, kém hiệu quả. Một số tồn tại trong công tác quản lý, điều hành trong giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp như sau:
68
- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Lạng, một số tồn tại trong công tác quản lý, điều hành như sau: (i) Công tác quản trị của HĐQT một số thời điểm không chặt chẽ, đặc biệt quản trị tài chính nên đã để xảy ra một số vi phạm về chứng từ thanh toán, quản lý quỹ lương; một số hợp đồng sản xuất kinh doanh ngồi khơng hiệu quả và đã để các tồn tại tài chính cần phải tiếp tục xử lý làm giảm hiệu quả kinh doanh chu của công ty. Việc này đã dẫn đến một số thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ đã phải điều chuyển theo quyết định của các cấp thẩm quyền và đại hội đồng cổ đông đã thực hiện thủ tục miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT; (ii) Chưa có giải pháp hữu hiệu để tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm. Mức tăng trưởng bình quân 5,3%/năm là thấp so mặt bằng chung, đặc biệt trong năm 2017, 2018 doanh thu tăng trưởng âm so với năm 2016, chỉ đạt 99,82%; năm 2019 chỉ tăng trưởng 2,4% so với năm 2016. Điều này dẫn đến năng suất lao động bình quân và thu nhập của người động thấp so với các đơn vị cùng lĩnh vực; (iii) Cơng tác quản trị về an tồn chạy tàu cùng chưa có hiệu quả cao. Trong cả nhiệm đã để xảy ra 06 vụ tai nạn chạy tàu do lỗi chủ quan; (iv) Rủi ro thanh khoản: Khó khăn khi thưc hiện nghĩa vụ tài chính do thiếu tiền, chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau. Năm 2020, giá trị khoản phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác ghi nhận cuối năm là 48,9 tỷ đồng, số đầu năm là 28,5 tỷ đồng.
- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Ninh, Báo cáo năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 phản ảnh tại mục 5.4 - Phải thu khác ngắn hạn: Khoản thu của ông Ngô Trường Giang (nguyên Kế tốn trưởng) theo xét xử của Tồ án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tại bản án số 298/2019/HSPT ngày 23/5/2019 và theo xét xử của Toà án Nhân dân tỉnh Nam Định tại bản án số 67/2020/HS-ST ngày 16/9/2020. Sau khi bù trừ số đã bồi thường thiệt hại thì số cịn phải thu của ơng Ngô Trường Giang tại ngày 31/12/2020 là 23.325.601.257 đồng.
- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Thái, báo cáo năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 phản ánh Công ty chưa ước tính mức độ ảnh hưởng của hoạt động sau: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Thuyết minh số 5.11) và Phải trả
69
dài hạn khác (Thuyết minh số 5.15.2): Công ty xây dựng hàng rào bảo vệ hành lang an tồn giao thơng đường sắt bằng nguồn vốn do các đối tác của Cơng ty thanh tốn trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được các cơ quan chức năng kết luận như sa: (i) Theo kết luận thanh tra sở tài nguyên và môi trường - Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội số 15/KL-STNMT-TTr ngày 26/7/2017: Việc Công ty hợp tác kinh doanh và cho thuê kho bãi, nhà xưởng tại khu đất Xuân Đỉnh (số 199 Phạm Văn Đồng) là vi phạm Luật đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích. Cơng ty đã thực hiện ký Biên bản thanh lý hợp đồng với đối tác. Kể từ thời điểm thanh lý Hợp đồng, Công ty không thực hiện thu tiền và ghi nhận doanh thu, nghĩa vụ thuế liên quan tới hoạt động cho thuê; (ii) Tính đến thời điểm lập Báo cáo, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Thái đang chờ phán quyết cuối cùng của Tồ án về các hợp đồng nói trên.
- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú, báo cáo tài chính năm 2018 phản ánh tại Mục 14 - Vay và nợ th tài chính ngắn hạn - có số dư nợ đầu năm là 14.260.725.483 đồng và số dư cuối năm là 14.419.638.598 đồng, bằng 117% Vốn chủ sở hữu của Công ty, tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Cụ thể các khoản vay như sau: (i) Khoản vay Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt Trì để bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh phục vụ hoạt động thi cơng xây lắp các cơng trình đường sắt. Thời hạn vay khơng vượt q 06 tháng kể từ ngày giải ngân. Lãi suất vay là lãi suất thả nổi tính bằng lãi suất huy động tiết kiệm dân cư loại 12 tháng VNĐ công với lãi suất biên, lãi suất biên được quy định cụ thể trên khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân. Hạn mức tín dụng là 30 tỷ đồng. Khoản vay này được đảm bảo bằng sản lượng dở dang, quyền địi nợ hình thành từ Hợp đồng đặt hàng số 02/HĐ-QLBDTX ngày 29/12/2017 giữa Tổng công ty ĐSVN và Công ty cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú; (ii) Khoản vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương để bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn hợp đồng tín dụng là 12 tháng từ ngày 15/6/2018, thời hạn cho vay, bảo lãnh được xác định trong từng hợp đồng cụ thể. Lãi suất vay là lãi suất được xác định trong từng hợp đồng cụ thể nhất định, chế độ lãi suất của ngân
70
hàng trong từng thời kỳ. Hạn mức tín dụng là 25 tỷ đồng. Khoản vay được đảm bảo bằng phương tiện thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính năm 2020 phản ánh tại Mục 14 - Vay và nợ th tài chính ngắn hạn - có số dư nợ đầu năm là 13.663.302.906 đồng và số dư cuối năm là 5.467.858.831 đồng trong đó lượng vốn vay trong năm tăng 29.987.108.189 đồng gồm 23.197.302.906 đồng của Ngân hàng Quân đội, 6.700.000.000 đồng vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Như vậy, trong một thời gian dài, Cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng vốn vay ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, không đảm bảo yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên, vấn đề cần nhấn mạnh của Kiểm tốn trong Báo cáo năm tài chính kết thúc năm 2016: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cơng trình “Cứu chữa trật bành 2015 Km 611-613”. Theo Quyết định số 912/QĐ-ĐS ngày 28/06/2016 của Tổng công ty ĐSVN về việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong vụ tai nạn tàu HBN1T1 xảy ra ngày 04/6/2015, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gịn chịu trách nhiệm đền bù cho Cơng ty cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên số tiền 5.098.605.000 đồng. Cơng ty cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên chưa ghi nhận doanh thu từ việc nhận bồi thường và giữa vốn tương ứng do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gịn có Cơng văn số 1945/VTSG-AT-BVANQP ngày 20/12/2016 về việc Công ty chưa thể thống nhất kết quả phân tích và quy trách nhiệm. Đồng thời công ty đang chờ kết luận của các cấp để có thể giải quyết việc bồi thường.
- Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gịn bị kiểm tốn cảnh báo rủi ro thanh khoản: Khó khăn khi thưc hiện nghĩa vụ tài chính do thiếu tiền, chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau. Năm 2018, giá trị khoản Phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác ghi nhận cuối năm là 33,8 tỷ đồng, số đầu năm là 27,5 tỷ đồng.
- Cơng ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa có Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 4,18 lần, vượt quá 3 lần số vốn chủ sở hữu. Theo quy định tại Khoản 4
71
Điều 20 Nghị định 91/NĐ-CP ngày 13/10/2015, mặc dù cơng ty có khả năng kthanh tốn các khoản nợ trong ngắn hạn nhưng khả năng thanh toán này chưa cao, tồn tại rủi ro về thanh khoản.