Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các doanhnghiệp bảo trì kết

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 63 - 67)

bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

2.3.5.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tram giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Theo Điều 57 Luật số 69/2014/QH13, Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau:

Một là, đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả

hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hai là, thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp,

Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

Ba là, việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp.

Bốn là, đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Năm là, thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ

quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra, cơ quan đại diện chủ sở hữu cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra; yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước

54

có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hằng năm, cơ quan đại diện Chủ sở hữu phải tổng hợp, gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

Ngày 06/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và cơng khai thơng tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó đối tượng áp dụng bao gồm cả Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thơng tin tài chính doanh nghiệp là đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Việc đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh. Ngồi ra, giám sát cịn giúp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

2.3.5.2. Hệ thống văn bản quản trị nội bộ của Tổng công ty về kiểm tra giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và cơng khai tài chính đối với Cơng ty mẹ - Tổng công ty ĐSNV và các công ty con, công ty liên kết được Tổng công ty ĐSVN xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-ĐS ngày 10/02/2020 thay thế cho Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số 541/QĐ-ĐS ngày 08/5/2015. Quy chế mới được xây dựng gồm 5 Chương và 31 Điều trong đó đã làm rõ quy định Tổng cơng ty ĐSVN thực hiện giám sát tài chính đối với các cơng ty có vốn góp thơng qua Người đại diện phần vốn.

55

Một là, tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá biến động về doanh thu và

lợi nhuận của năm báo cáo so với năm liền kề.

Hai là, hiệu quả đầu tư vốn: Đánh giá tình hình thu hồi vốn, lợi nhuận, cổ

tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngồi doanh nghiệp.

Ba là, khả năng thanh tốn nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở

hữu: Đánh giá khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết.

Bốn là, việc chuyển nhượng vốn đầu tư: Đánh giá kết quả chuyển nhượng

vốn đầu tư so với kế hoạch.

Trên cơ sở Báo cáo tài chính của cơng ty con, cơng ty liên kết, Tổng cơng ty ĐSVN xây dựng Báo cáo tình hình đầu tư vào cơng ty con, công ty liên kết theo Biểu 02.B ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC và nộp cho Uỷ ban QLVNN và Bộ Tài chính theo quy định.

Theo Điều 15 của Quy chế về báo cáo giám sát tài chính, định kỳ 6 tháng, hằng năm, Người đại diện phần vốn lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP. Ngồi các thơng tin chung về doanh nghiệp, người đại diện doanh nghiệp, Báo cáo giám sát tài chính tập trung vào các thơng tin chính sau:

Một là, việc bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng

vốn.

Hai là, việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp: Trong nội

dung này, báo cáo làm rõ: (i) hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thựchiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bản; Đánh giá tiến độ thực hiện dự án kế hoạch; Các vấn đề phát sinh; Điều chỉnh mục tiêu, Hiệu quả mang lại; (ii) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanhtoán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; (iii) Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

56

Ba là, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các hệ

thống chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu hoạt động như sau: (i) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); (ii) Việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

Bốn là, việc thực hiện kế hoạch thoái vốn của Tổng công ty, thu hồi vốn

của Tổng công ty, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp (Tỷ lệ cổ tức được chia, giá trị, số cổ tức thực nhận trong năm báo cáo). Cổ tức/lợi nhuận thực nhận trong năm báo cáo.

Năm là, việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết

của Hội đồng thành viên chỉ đạo Người đại diện phần vốn thực hiện các mục tiêu định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Quy chế còn dành riêng một chương quy định về giám sát tài chinh đặc biệt nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của công ty con, xác định rõ nguyên nhân, từ đó có biện pháp giúp cơng ty con khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Nhìn chung, Quy chế giám sát, kiểm tra được xây dựng và ban hành đáp ứng yêu cầu từ cơ quan quản lý chức năng, đồng thời đáp ứng yêu cầu đặt ra về quản lý giám sát người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá. Trong giai đoạn 2016 - 2020, kết quả kiểm tra giám sát cho thấy, toàn bộ 20 doanh nghiệp bảo trì KCHT đã thực hiện lập báo cáo theo quy định, Tổng công ty ĐSVN thực hiện kiểm tra đối với kế hoạch được các công ty lập đầu năm, báo cáo kết quả thực hiện cuối năm; thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp tại từng đơn vị theo kế hoạch kiểm tra, giám sát và giám sắt đặt biệt được ban hành từ đầu năm. Trung bình mỗi năm tổ chức 20 đồn kiểm tra, trong giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện tổng cộng 112 cuộc kiểm tra (trong giai đoạn này có một đơn vị phải thực hiện giám sát tài chính đặt biệt nên phải tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát theo từng Quý trong các năm 2017, 2018, 2019). Thành phần gồm đại diện Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm tra kiểm tốn, Ban Tài chính kế tốn, Ban Tổ chức cán bộ.

57

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)