cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2026
3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa đường sắt sau khi cổ phần hóa
3.1.1.1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước
Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021. Mục tiêu đến năm 2030 của Quy hoạch là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thơng suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hồn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Một số mục tiêu cụ thể về kết cấu hạ tầng như sau: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an tồn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có
76
đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực thi hành, cùng sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương nên nguồn vốn đầu tư cơng hàng năm bố trí cho Tổng công ty để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và vốn Sự nghiệp kinh tế hằng năm sẽ được tăng lên trong trung hạn và hàng năm với tỷ lệ thích đáng. Theo kế hoạch dự tốn thu chi Ngân sách năm 2020 -2022 vốn cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên dự kiến tăng từ 13% đến 30%/năm.
Đây là chính sách mang tính định hướng lâu dài, có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá tại Tổng cơng ty ĐSVN, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, cơng nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an tồn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ mơi trường.
3.1.1.2. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Trong giai đoạn 2021 - 2026, bên cạnh nhiệm vụ chính về bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo đặt hàng của Bộ GTVT, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục định hướng phát triển KCHT đường sắt tập trung vào những hạng mục cụ thể như sau: Gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn cải tạo, nâng cấp các cơng trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam; Dự án Đại tu thay thế kiến trúc tầng trên cho các ga còn lại (trừ các đoạn cải tuyến mở thêm ga mới) thuộc phạm vi khu đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang Sài Gòn) mục tiêu nâng cấp đường cũ giữ nguyên bình diện: cải tạo nền đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thay ray, ghi, tà vẹt; Dự án xây cầu cạn, nâng cao trắc dọc, gia cố nền đường vào mùa mưa lũ, gia cố mái dốc, ta luy, gia cố nền đường yếu chống biến đổi khí hậu; Dự án theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 8/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự ATGT đường sắt, đường bộ; Gia cố cải tạo
77
các hầm yếu tuyến Đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh đảm bảo an tồn chạy tàu; Dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng; Cải tạo đèo Khe Nét v.v.
Nhìn chung, để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt ngày càng cao, Nhà nước tiếp tục xây dựng những chính sách đầu tư vào ngành đường sắt nói chung và đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng theo hưởng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm ngày càng đảm nhận khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa nhiều hơn, tăng thị phần vận tải.
3.1.2. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa đường sắt sau khi cổ phần hóa
Trong giai đoạn 2021 - 2026, Tổng công ty ĐSVN đặt ra mục tiêu phát triển như sau:
Thứ nhất, đổi mới sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt cơ cấu, qui mô tổ chức sản
xuất, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển Tổng công ty ĐSVN bền vững và từng bước hiện đại; phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao, hồn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.
Thứ hai, tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức điều hành hệ thống giao thông vận tải đường sắt.
Thứ ba, tạo sự phát triển mang tính đột phá, mạnh mẽ trong sản xuất kinh
doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả góp phần bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư vào Tổng công ty. Nâng cấp chất lượng KCHT đường sắt, chủ động trong thực hiện đầu tư, phấn đấu đến năm 2025 tăng năng lực thông qua trên tất cả các tuyến đường sắt đảm bảo an toàn của toàn hệ thống đường sắt quốc gia trong đó có an tồn của KCHT, an tồn phương tiện và an tồn trong cơng tác điều hành. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu từng bước tăng thị phần vận tải cả về hành khách, hàng hoá.
Thứ tư, giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm
78
đạt mục tiêu doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 8% trở lên, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng phải đạt mục tiêu giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 14% trở lên.
Thứ năm, bảo tồn và phát triển vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các
doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hóa.
3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa
3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa
Xây dựng kế hoạch SXKD có tính khả thi, chiến lược đầu tư phải mang lại hiệu quả tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp bảo trì KCHT sau cổ phần hố. Hội đồng thành viên Tổng công ty ĐSVN cần đưa ra các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố, trong đó chú trọng vào những trọng tâm sau:
Một là, xác định rõ mục tiêu quản lý các công ty cổ phần là quản lý hiệu
quả phần vốn góp của nhà nước vào các công ty cổ phần.
Hai là, nguồn vốn đầu tư vào các công ty cổ phần là từ nhiều nguồn trong
đó có nguồn vốn nhà nước do đó trách nhiệm quản lý phần vốn đầu tư cho các công ty cổ phần, trách nhiệm với các cổ đơng trong đó có cổ đơng đặc biệt đó là nhà nước.
Ba là, chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo trì
KCHT đường sắt, không đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, bất động sản và các hoạt động hợp tác kinh doanh khơng có trong đăng ký kinh doanh của Tổng công ty ĐSVN.
Bốn là, bám sát định hướng và chương trình hành động tại Quy hoạch tổng
thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.
79
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản quy phạm nội bộ quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa
Tổng cơng ty ĐSVN cần thường xun rà sốt hệ thơng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để kịp thời xây dựng những văn bản quy phạm nội bộ, bổ sung, điều chỉnh những văn bản khơng cịn hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, để phát huy vai trò là cơ quan được giao quản lý vốn nhà nước, Tổng công ty ĐSVN cần xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ liên quan đến hoạt động đầu tư trong chiến lược kinh doanh của Tổng công ty; công tác quản lý trong hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thanh quyết tốn cơng trình; chính sách nhất quán và toàn diện để phát triển bền vững các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa.
Chính sách của Tổng cơng ty ĐSVN về quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa cần có sự hài hịa với các đơn vị trực thuộc gồm các Chi nhành Khai thác đường sắt, Xí nghiệp Đầu máy, các doanh nghiệp trong khối vận tải. Sự chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị phải xem xét đến yếu tố phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc thù tổ chức và vận hành tập trung hệ thống đường sắt.
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa
Một là, rà sốt lại tồn bộ bộ máy nhân sự để kiện toàn tổ chức, tái cấu trúc
lại bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với mơ hình mới theo hướng tinh gọn: Hạn chế tối đa lực lượng lao động gián tiếp, sắp xếp lại và chuyển lực lượng gián tiếp dự thừa sang lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Người đại diện phần vốn phải đảm bảo quản lý doanh nghiệp theo điều lệ và quy định chặt chẽ của Tổng công ty ĐSVN và Công ty; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Người đại diện phần vốn.
Hai là, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhận sự tham gia bộ máy
quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm tra - Kiểm toán, Ban Tài
80
chính kế tốn, Ban Tổ chức Cán bộ, Người đại diện phần vốn góp, Kiểm sốt viên để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước. Nội dung đào tạo cần chọn lọc theo nhóm đối tượng và chức năng nhiệm vụ, đối tượng đào tạo cần được phân nhóm kỹ lưỡng nhằm tránh dàn trải, lãng phí trong cơng tác đào tạo, khơng mang lại hiệu quả như mong đợi.
Ba là, định kỳ tổ chức Hội thảo chuyên đề kết hợp thăm quan học tập thực
tế tại các Tập đồn, Tổng cơng ty có mơ hình tổ chức Cơng ty mẹ - Công ty con như Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, Tổng cơng ty Hàng Hải Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý; đồng thời Hội thảo là diễn đàn để Người đại diện phần vốn, kiểm sốt viên có cơ hội trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý.
Bốn là, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng phân quyền
cụ thể cho từng cấp quản trị gắn trách nhiệm với quyền lợi, và ngược lại có biện pháp xử lý khi thực thì cơng việc không hiệu quả hoặc không đạt kế hoạch SXKD hằng năm và chiến lược phát triển doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá trong giai đoạn 05 năm.
Năm là, xây dựng mơ hình quản lý, điều hành ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý như nhân sự, tiền lương, quản lý dự án, quản lý công nợ, quản lý tài sản KCHT đường sắt. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư đổi mới cơng nghệ, máy móc thiết bị thi cơng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ cơng ích.
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá
Một là, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên. Người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố là cá nhân được Hội đồng thành viên Tổng công ty cử bằng văn bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng cơng ty là cổ đơng, thành viên góp
81
vốn tại doanh nghiệp khác. Một trong những nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt là thường xuyên theo dõi, thu thập thơng tin về tình hình hoạt động và kết quả SXKD; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng thành viên Tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Do đó, cần đề cao vai trò, chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, và coi đây là mắt xích quan trọng trong hệ thống, bộ máy quản lý của Tổng công ty ĐSVN.
Hai là, tăng cường giám sát trực tiếp. Đây là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định có thể hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, các phịng ban chức năng của các cơng ty cổ phần phải báo cáo chi tiết về kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận với các phịng ban chức năng của tổng cơng ty. Giám sát trực tiếp có thể bao gồm việc thuê các đơn vị kiểm toán độc lập đến để làm rõ ràng minh bạch hệ thống tài chính các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, qua đó đưa ra các khuyến nghị với Tổng công ty ĐSVN.
Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát đột xuất. Tổ chức các đoàn thanh kiểm
tra đột xuất tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt khi thấy có các dấu hiệu bất thường. Đây là việc làm không thường xuyên, cần thiết nhằm tránh các rủi ro cho vốn đầu tư.