Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 89)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý doanhnghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanhnghiệp

quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Tổng cơng ty ĐSVN cần thường xun rà sốt hệ thơng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để kịp thời xây dựng những văn bản quy phạm nội bộ, bổ sung, điều chỉnh những văn bản khơng cịn hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, để phát huy vai trò là cơ quan được giao quản lý vốn nhà nước, Tổng công ty ĐSVN cần xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ liên quan đến hoạt động đầu tư trong chiến lược kinh doanh của Tổng công ty; công tác quản lý trong hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thanh quyết tốn cơng trình; chính sách nhất qn và toàn diện để phát triển bền vững các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa.

Chính sách của Tổng cơng ty ĐSVN về quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa cần có sự hài hòa với các đơn vị trực thuộc gồm các Chi nhành Khai thác đường sắt, Xí nghiệp Đầu máy, các doanh nghiệp trong khối vận tải. Sự chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị phải xem xét đến yếu tố phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc thù tổ chức và vận hành tập trung hệ thống đường sắt.

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Một là, rà sốt lại tồn bộ bộ máy nhân sự để kiện toàn tổ chức, tái cấu trúc

lại bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với mơ hình mới theo hướng tinh gọn: Hạn chế tối đa lực lượng lao động gián tiếp, sắp xếp lại và chuyển lực lượng gián tiếp dự thừa sang lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Người đại diện phần vốn phải đảm bảo quản lý doanh nghiệp theo điều lệ và quy định chặt chẽ của Tổng công ty ĐSVN và Công ty; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Người đại diện phần vốn.

Hai là, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhận sự tham gia bộ máy

quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm tra - Kiểm tốn, Ban Tài

80

chính kế tốn, Ban Tổ chức Cán bộ, Người đại diện phần vốn góp, Kiểm sốt viên để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước. Nội dung đào tạo cần chọn lọc theo nhóm đối tượng và chức năng nhiệm vụ, đối tượng đào tạo cần được phân nhóm kỹ lưỡng nhằm tránh dàn trải, lãng phí trong cơng tác đào tạo, không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ba là, định kỳ tổ chức Hội thảo chuyên đề kết hợp thăm quan học tập thực

tế tại các Tập đồn, Tổng cơng ty có mơ hình tổ chức Cơng ty mẹ - Cơng ty con như Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, Tổng cơng ty Hàng Hải Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý; đồng thời Hội thảo là diễn đàn để Người đại diện phần vốn, kiểm sốt viên có cơ hội trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

Bốn là, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng phân quyền

cụ thể cho từng cấp quản trị gắn trách nhiệm với quyền lợi, và ngược lại có biện pháp xử lý khi thực thì cơng việc khơng hiệu quả hoặc không đạt kế hoạch SXKD hằng năm và chiến lược phát triển doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá trong giai đoạn 05 năm.

Năm là, xây dựng mơ hình quản lý, điều hành ứng dụng công nghệ thông

tin, chuyển đổi số. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý như nhân sự, tiền lương, quản lý dự án, quản lý công nợ, quản lý tài sản KCHT đường sắt. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư đổi mới cơng nghệ, máy móc thiết bị thi cơng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ cơng ích.

3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá

Một là, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên. Người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá là cá nhân được Hội đồng thành viên Tổng công ty cử bằng văn bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng cơng ty là cổ đơng, thành viên góp

81

vốn tại doanh nghiệp khác. Một trong những nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt là thường xuyên theo dõi, thu thập thơng tin về tình hình hoạt động và kết quả SXKD; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng thành viên Tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Do đó, cần đề cao vai trò, chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, và coi đây là mắt xích quan trọng trong hệ thống, bộ máy quản lý của Tổng công ty ĐSVN.

Hai là, tăng cường giám sát trực tiếp. Đây là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định có thể hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, các phòng ban chức năng của các công ty cổ phần phải báo cáo chi tiết về kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận với các phịng ban chức năng của tổng cơng ty. Giám sát trực tiếp có thể bao gồm việc thuê các đơn vị kiểm toán độc lập đến để làm rõ ràng minh bạch hệ thống tài chính các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, qua đó đưa ra các khuyến nghị với Tổng cơng ty ĐSVN.

Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát đột xuất. Tổ chức các đoàn thanh kiểm

tra đột xuất tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt khi thấy có các dấu hiệu bất thường. Đây là việc làm không thường xuyên, cần thiết nhằm tránh các rủi ro cho vốn đầu tư.

Bốn là, nâng cao vai trị và hiệu quả hoạt động kiểm tốn nội bộ. Kiểm toán

nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của Tổng cơng ty ĐSVN. Kiểm tốn nội bộ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm sốt và các quy trình quản trị tại Tổng cơng ty ĐSVN. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra - Kiểm toán là đưa ra đánh giá khách quan, độc lập về hệ thống, tổ chức SXKD và quy trình để đảm bảo tính tồn vẹn của các thơng tin tài chính và kế tốn, cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình kinh doanh, sản xuất, ngăn ngừa những

82 rủi ro vì gian lận.

3.2.5. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá, xếp loại, công bố thông tin, chấp hành chính sách pháp luật doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hố

Cơng tác đánh giá xếp loại doanh nghiệp bảo trì KHCT đường sắt sau cổ phần hoá được bắt đầu thực hiện từ năm 2017 đến nay theo đúng quy định pháp luật. Phạm vi đánh giá, tiêu chí đánh giá và đối tượng đánh giá từng bước được mở rộng, bao quát và toàn diện. Ngoài xếp loại doanh nghiệp, Tổng công ty ĐSVN đã tiến hành đánh giá xếp loại đối với từng người đại diện phần vốn góp tại các nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố. Tổng cơng ty ĐSVN cần tiến hành đánh giá và công bố xếp loại kịp thời hơn so với cách thức thực hiện như hiện nay.

Công bố thông tin doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc theo quy định tại Điều 20 Nghị định 47/2021/NĐ-CP. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn doanh nghiệp chưa quan tâm tới yêu cầu này khi chưa xây dựng website của doanh nghiệp để đăng tải thông tin, đồng thời không công bố thông tin trên các nền tảng điện tử nào khác. Với đặc thù là các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, việc công khai, minh bạch thông tin doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư trên sàn UPCOM quan tâm, đầu tư, qua đó, góp phần nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, khả năng vốn hoá thị trường khi thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu của Tổng công ty ĐSVN sẽ thuận tiện và đạt được hiệu quả cao hơn.

Người đại diện phần vốn góp của Tổng cơng ty ĐVSN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt phải nắm bắt rõ và thực thi nhưng văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, tổng hợp danh mục các văn bản hiện hành theo nhóm đặc biệt là về chính sách quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, cần triển khai các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ quản

83

lý, chính sách pháp luật dành riêng cho nhà quản lý; hoặc thiết lập kênh cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp từ Tổng công ty ĐSVN tới từng người đại diện phần vốn như thuê dịch vụ tư vấn pháp luật, phát hành các bản tin chuyên đề gửi trực tiếp tới người đại diện phần vốn v.v.

3.3. Một số kiến nghị đề xuất

3.3.1. Đối với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Một là, kịp thời xây dựng và ban hành quy định quản lý nội bộ. Ủy ban

QLVNN được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Kể từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 131/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban QLVNN, Tổng công ty ĐVSN chuyển đơn vị chủ quản từ Bộ GTVT về Uỷ ban QLVNN. Để thực hiện tốt vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Uỷ Ban QLVNN cần thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm nội bộ để kịp thời xây dựng những văn bản còn thiếu, hoặc khơng cịn phù hợp, tránh tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý như đối với Quy chế kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban QLVNN làm đại diện chủ sở hữu. Quy chế được Uỷ ban QLVNN xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-UBQLV ngày 31/8/2021 trong khi căn cứ của Quy chế là Luật 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

Hai là, Uỷ ban QLVNN cần kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội ban hành quy định đặc thù nhằm cho phép các doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban thuận tiện trong việc nhận kế hoạch, lập dự toán và quyết toán nguồn SNKT từ các Bộ quản lý chuyên ngành theo cách thức như trước thời điểm chuyển về Uỷ ban, qua đó tránh được khó khăn trong những năm gần đây khi các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt khơng có tiền trả lương và bảo dưỡng định kỳ KCHT phục vụ chạy tàu.

Ba là, kiến nghị Chính phủ đơn đốc các đơn vị liên quan khẩn trương thực

84

đường sắt, đặc biệt là Quy hoach tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.

3.3.2. Đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Một là, thành lập bộ phận kiểm toán độc lập thực hiện chức năng kiểm tra,

xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, kiểm tốn quy trình hoạt động động của doanh nghiệp để từ đó cung cấp những thơng tin chính xác nhất về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá. Đây là bộ phần gồm những kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐVSN.

Hai là, tiếp tục giải trình với Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm

quyền về tính chất đặc thù trong vận hành hệ thống đường sắt để Thủ tướng cho phép chuyển đổi đơn vị chủ quản hoặc ban hành biệt lệ về giao dự tốn phục vụ cơng tác bảo trì KCHT đường sắt cho Tổng công ty ĐSVN.

Ba là, kiến nghị các cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp để hiện thực

hố các chính sách, chiến lược phát triển KCHT đường sắt, đặc biệt là Quy hoach tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021./.

85

KẾT LUẬN

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước giữ lại những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc về thế mạnh ngành nghề, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ an sinh, nghĩa vụ xã hội. Doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hố sẽ chủ động sắp xếp lại mơ hình tổ chức hoạt động cho phù hợp với mơ hình cơng ty cổ phần nhằm khai thác triệt để các chức năng ngành nghề hiện có, xem xét bỏ đi các chức năng ngành nghề khơng cịn phù hợp, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo của Công ty.

Trên phương diện quản lý vĩ mô, nhà nước thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung và thực hiện vai trị quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nói riêng. Nội dung quản lý doanh nghiệp tập trung vào xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp lý về quản lý, tổ chức bộ máy quản lý; xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp để có thể kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp, bảo tồn và phát triển phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.

Với vai trị là cơng ty mẹ trong mơ hình Cơng ty mẹ - cơng ty con, Tổng công ty ĐSVN đã thực hiện quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá một cách khá hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật. Các doanh nghiệp sau cổ phần hố đã từng bước làm chủ mơ hình quản lý mới, phát huy những ưu điểm của công ty cổ phần trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển đổi. Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty ĐSVN có ý nghĩa hết sức to lớn, đây khơng chỉ là vấn đề sống còn của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để Tổng công ty phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước đặt ra về bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thơng suốt, trật tự, an tồn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh và bảo vệ mơi trường.

86

Phụ lục số 01 - Bảng tổng hợp phạm vi quản lý và bảo trì của 20 doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)