Nguồn: Quản lý nhà nước về kinh tế, GS. TS Phan Huy Đường
1.2.2. Đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có tổ chức và Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
18
bằng quyền lực của nhà nước thơng qua một hệ thống các chính sách kinh tế lên các doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã đặt ra. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo cơ chế thị trường, quản lý nhà nước có những đặc điểm, vai trị sau:
Một là, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường, lấy cơ chế thị trường làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
Hai là, việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các
phương pháp và với những công cụ khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trước đó mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mơ hình kinh tế kế hoạch, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với kinh tế được tăng cường. Do nền kinh tế nước ta đã được đa dạng hố về hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trường. Với đối tượng này, Nhà nước không thể không quản lý bằng pháp luật thể hiện ở khâu lập pháp, tư pháp.
Ba là, chức năng chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp sau cổ phần hố nói riêng là định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp qua các cơng cụ chính sách kinh tế vĩ mơ, cơng cụ pháp luật; hình thành mơi trường hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Bốn là, những khó khăn, hạn chế nội tại của doanh nghiệp phát sinh, bộc
lộ trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần được Nhà nước quản lý, can thiệp, điều tiết như điều tiết vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng việc tạo điều điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp tìm được điểm gặp; định hướng xây dựng các ngành cơng nghiệp phụ trợ, khuyến khích nội địa hoá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các sản phẩm công nghiệp nặng, quy hoạch phát triển mạng lưới
19
logistics để giúp doanh nghiệp thuận lợi lưu thơng hàng hố, ngun vật liệu đầu vào, giảm thời gian dừng chờ, tăng giá trị chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ kịp thời giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược tối ưu.
Quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hoá phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở
những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.
Hai là, tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp. Thay vào đó, hoạt động quản lý phải được thực hiện thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước.
Ba là, cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phịng, chống dàn trải, lãng phí, thất thốt vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
Bốn là, công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1.2.3. Nội dung quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá
20
nghiệp sau cổ phần hoá
Đây là nội dung rất quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước nói riêng. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mơ hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, các cơ quan, doanh nghiệp được giao đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý theo mơ hình quản lý, phù hợp với đặc thù, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hố
Pháp lý là cơng cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Với tư cách là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích kinh tế, vì vậy rất cần có khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, rõ ràng để yên tâm, hăng hái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, bình đẳng trong sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ bằng cách thể chế hóa thành pháp luật, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, có hiệu lực cao đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác.
21
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó có cả DNNN. Việc nhà nước có trách nhiệm khơng ngừng hồn thiện, phổ biến, tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ các quy định pháp luật này, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá sẽ xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm quản lý nội bộ nhằm đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật, đồng thời, tổ chức quản lý một cách nhất quán theo hướng dẫn để đạt được các mục tiêu trong chính sách quản lý doanh nghiệp của nhà nước.
1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá
Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp là chỉnh thể các bộ phận trong cơ cấu quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp quản lý, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp được vận hành nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Nhà nước thiết kế bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp được phân thành nhiều cấp, từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan cấu thành Bộ máy QLNN về kinh tế có những chức năng khác nhau để kiểm sốt và thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp phát triển.
Hình1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Nguồn: Tác giả tự hệ thống
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước sau khi chuyển Chính phủ
Bộ, Cơ quan ngang Bộ UBND cấp tỉnh
22
đổi từ mơ hình cơng ty TNHH nhà nước một thành viên sang mơ hình cơng ty cổ phần, nhà nước tổ chức quản lý thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp này đóng vai trị là các đơn vị đại diện nhà nước thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước. Hoạt động quản lý của các doanh nghiệp này tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước đầu tư.
1.2.3.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá
Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm sốt và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần được kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm, bảo đảm trật tự trong kinh doanh, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Kiểm tra doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp, tạo khả năng ngăn ngừa vi phạm. Kết quả thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện các nguồn lực tiềm năng, phát hiện những sai lệch để kịp thời hoàn thiện và định hướng phát triển, kịp thời điều chỉnh chính sách, kiểm tra tính khả thi của các quy định.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá
1.2.4.1 Nhóm nhân tố bên ngồi.
Nhân tố bên ngồi như pháp luật và các quy định pháp lý về đầu tư và quản lý vốn nhà nước, tình hình kinh tế chính trị xã hội ở Việt Nam và thế giới, xu thế hội nhập sâu v.v. có ảnh hưởng lớn đến quản lý doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần nói riêng. Cụ thể như sau:
Một là, quan điểm của nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp. Quan điểm của nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì nhân tố này sẽ quyết
23
định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; nội dung các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trình độ của cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Hai là, sự hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý được tổ chức tốt, bố trí hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. Ngược lại, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý sẽ làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Ba là, sự phù hợp của hệ thống luật pháp và khung khổ pháp lý. Để tối
đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vơ hình”, các quy luật của thị trường cịn có “bàn tay hữu hình” chính là sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mơ đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật... Các chính sách quản lý của nhà nước trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, khơng đồng bộ, cịn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
Bốn là, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách. Trong
lĩnh vực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trị quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể: (i) Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế; (ii) Thứ hai, cơ chế phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh
24 nghiệp.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố bên trong
Gánh nặng về bộ máy cồng kềnh và các công nghệ lạc hậu của các tổng công ty cung như của các cơng ty cổ phần là nhân tố gây khó khăn cho cơng tác quản lý các công ty cổ phần mang lại hiệu quả cao.
Năng lực và tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý cũng là nguyên nhân quan trọng cho kết quả của hoạt động quản lý. Cơ cấu tuyển dụng và đề bạt cán bộ quản lý hiện nay chưa thực sự dân chủ, vẫn còn một số lãnh đạo các bộ phận chuyên môn không đủ kiến thức về chuyên môn quản lý mà theo sự điều chuyển của tổ chức theo một vài tiêu chí vốn bị định hình sâu về tư tưởng tổng công ty là cơ quan nhà nước.
Sự thay đổi mơ hình hoạt động là khó khăn cho hoạt đơng kinh doanh của các Tổng công ty và các công ty cổ phần song cũng là nhân tố tích cực mang lại hiệu quả cao cho số vốn đầu tư. Với mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con thì đồng vốn đầu tư được kiểm sốt tốt hơn có trách nhiệm hơn.
1.3. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại một số Tổng công ty nhà nước và bài học cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong quản lý doanh nghiệp nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa
1.3.1. Kinh nghiệm của Tập đồn Cơng nghiệp - Than Khoáng sản Việt Nam
Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006. Trong cơ cấu tổ chức, Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam là nhóm cơng ty, khơng có tư cách pháp nhân bao gồm: Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp I - là Công ty mẹ của Tập đồn các cơng ty TKV do Nhà nước sở hữu 100% vốn
25
điếu lệ, được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); Các công ty con của TKV (doanh nghiệp cấp II); Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III); Các công ty liên kết của TKV. Ngày 12/12/2017, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 2006/QĐ-