Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 70 - 73)

2.3. Đánh giá kết quả đạt được tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn lại cơng tác quản lý tài chính của Bệnh viện Châm cứu Trung ương trong thời gian qua có thể thấy bệnh viện đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện chất lượng cơng tác quản lý tài chính, vì thế cơng tác quản lý tài chính ngày càng được chú trọng, kỷ luật tài chính đang từng bước được thắt chặt. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về cơng tác quản lý tài chính ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương, tác giả xin có một số đánh giá khái quát về những thành công đã đạt được trong lĩnh vực quản lý tài chính như sau:

Chủ động được nguồn kinh phí hoạt động: Những năm trước đây, nguồn NSNN là nguồn kinh phí chính để bệnh viện hoạt động, nhưng theo tinh thần Nghị định 43 về tự chủ tài chính thì đã có nhiều bước tiến đáng mừng, cụ thể:

nguồn thu của bệnh viện phong phú hơn thông qua các biện pháp nhằm tăng nguồn thu như: tăng nguồn thu từ viện phí, các khoản dịch vụ, trung tâm điều trị theo yêu cầu,… chủ động quản lý tài chính và sử dụng kinh phí hợp lý, tăng nguồn thu sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ phía Nhà nước, cải thiện được thu nhập tại đơn vị.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính. Huy động được nguồn kinh phí đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị đã là một vấn đề khó, nhưng để có thể quản lý và sử dụng tốt hiệu quả của nguồn kinh phí này cũng khơng phải là dễ dàng. Từ khi thực hiện Nghị định 16/2015NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Bệnh viện đã bước đầu năm bắt được rõ tinh thần của Nghị định và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:

+ Xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của đơn vị.

+ Bệnh viện đã sử dụng hiệu quả nguồn tài chính mà NSNN cấp, hơn nữa còn đa dạng một số nguồn thu ngoài ngân sách của bệnh viện như cung cấp dịch vụ KCB bên ngoài, nguồn viện trợ... chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị từ đó chất lượng dịch vụ ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

+ Hoạt động các nguồn tài chính của bệnh viện đạt kết quả cao, chênh lệch thu-chi cuối năm ngày càng cao từ đó góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của nhân viên bằng việc trích trả thu nhập tăng thêm cuối năm.

+ Bệnh viện đã sử dụng hiệu quả nguồn thu sự nghiệp, xây dựng được nội dung, cơ cấu chi hợp lý từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, đội ngũ cán bộ nhân viên trong đơn vị có ý thức trách nhiệm trong cơng việc.

+ Trong q trình quản lý tài chính của đơn vị, bệnh viện đã thực hiện theo đúng mục lục ngân sách, nội dung chi sát với thực tế, áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi, các số liệu quyết tốn ln sát với thực tế, các

số liệu quyết tốn hoạt động tài chính ln chính xác, minh bạch và đúng với tình hình hoạt động thực tế của bệnh viện.

Nâng cao nhận thức trong quản lý điều hành. Cơ chế quản lý tài chính mới đã góp phần đem lại những chuyển biến cơ bản trong nhận thức của Ban lãnh đạo bệnh viện về tầm quan trọng của tổ chức quản lý tài chính kế tốn. Bệnh viện đã căn cứ vào quy mơ, đặc điểm của hoạt động và yêu cầu quản lý để lựa chọn mơ hình tổ chức của bộ máy kế toán phù hợp, triển khai vận dụng chế độ kế tốn mới một cách tồn diện ở tất cả các khâu tổ chức thực hiện chế độ kế tốn cùng với việc áp dụng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn; từng bước cập nhật thông tin, tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, vận dụng hệ thống tài khoản kế tốn, hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế toán phù hợp, hệ thống báo cáo tài chính theo đúng quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản liên quan, đảm bảo cung cấp thông tin kế tốn hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ kịp thời, góp phần tạo điều kiện quản lý tốt hơn và có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị, đa dạng hoá và khai thác tối đa các nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tài chính của đơn vị.

Đáp ứng yêu cầu tài chính phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

Qua các năm thực hiện tự chủ, số thu sự nghiệp tăng để bù đắp chi thường xuyên, trong thời gian qua số chênh lệch thu chi của bệnh viện cũng tăng do đó bệnh viện có cơ sở để đầu tư mua sắm trang thiết bị phát triển các hoạt động sự nghiệp dùng cho chuyên môn. Các trang thiết bị từ nguồn xã hội hố, ngồi việc đáp ứng yêu cầu hoạt động của các hoạt động dịch vụ còn được sử dụng để cho các hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chất lượng KCB, bệnh viện cũng chú trọng vào việc đa dạng hố loại hình và dịch vụ KCB với mỗi nhóm đối tượng khác nhau có nhu cầu KCB khác nhau, vì vậy đa dạng hố chất lượng dịch vụ đem lại thêm nguồn thu sự nghiệp đơn vị.

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh. Công tác quản lý thu – chi viện phí đã được cải tiến nhờ sự triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng mạng tin học trong bệnh viện. Tất cả các nguồn thu đều được quản lý chặt chẽ, các khoản chi hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả; số liệu được cập nhật thường xuyên và kịp thời khắc phục tình trạng quá tải về bệnh nhân; việc quản lý hạch toán cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao y tế đã chi tiết được từng ngày, đến từng khoa phòng, và việc sử dụng cho từng bệnh nhân đã được thống kê chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)