Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 34 - 39)

1.3. Công tác tổ chức quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập có nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

- Nhân tố chủ quan: có nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính

Các ĐVSNCL trong một thời gian dài vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã khiến cho hiệu quả hoạt động thấp, chất lượng dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Gánh nặng bao cấp vẫn dồn lên vai Nhà nước khiến cho áp lực vào ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng tăng. Trong khi đó, sự bao bọc từ ngân sách cũng khiến cho các ĐVSNCL cịn mang tâm thế trơng chờ, ỷ lại, chưa tăng trách nhiệm đối với khách hàng, thiếu tính cạnh tranh của sản phẩm. Duy trì bao cấp kéo dài đối

với các dịch vụ sự nghiệp công cũng cản trở tư nhân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa. Tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL vẫn cịn nhiều tồn tại, yếu kém và cịn khơng ít những khó khăn, thách thức phải vượt qua…

Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các ĐVSNCL còn chậm. Các ĐVSNCL trong một thời gian dài vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã khiến cho hiệu quả hoạt động thấp, chất lượng dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Gánh nặng bao cấp vẫn dồn lên vai Nhà nước khiến cho áp lực vào NSNN ngày càng tăng.

- Nhân tố khách quan: do chủ trương và chính sách của Đảng và nhà

nước Đây là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động mục tiêu chủ yếu giúp Nhà nước thực hiện vai trị của mình trong việc điều hành các hoạt động kinh tế - văn hố - xã hội theo hướng hiệu quả cơng bằng. Nhà nước tổ chức duy trì và tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhằm mục đích cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao hơn, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hố, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là phục vụ cho xã hội thực hiện chức năng và các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ khơng nhằm mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ hai, sản phẩm của đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q trình tạo ra của cải vật chất.

Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về tri thức, sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá

trị xã hội… Những sản phẩm này là sản phẩm có thể ở dạng vật chất hoặc phi vật chất có thể dùng chung cho nhiều người. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị hành chính sự nghiệp là những sản phẩm có tính phục vụ khơng chỉ bó hẹp trong một ngành một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp.

Sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sự nghiệp cơ bản là những “hàng hố cơng cộng”. Mà “hàng hố cơng cộng” có hai đặc điểm cơ bản: “khơng loại trừ” và “khơng tranh giành”. Đó là những hàng hố mà việc tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và khơng có ai có thể can thiệp ngăn chặn việc người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.

Những “hàng hố cơng cộng” từ hoạt động sự nghiệp khơng những có giá trị, giá trị sử dụng mà nó cịn có giá trị xã hội rất cao. Việc sử dụng những loại sản phẩm này giúp cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, văn hố thơng tin mang lại sức khoẻ, tri thức, những hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát triển toàn diện của con người - nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp ln gắn bó hữu cơ và có tác động tích cực đến q trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của đơn vị sự nghiệpcông lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Với chức năng của mình, Chính phủ ln tổ chức duy trì và bảo đảm hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chương trình dân số kế hoạch hố gia đình, Chương trình phịng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, Chương trình xố đói giảm nghèo… Với những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có nhà nước mà

cụ thể ở đây là các đơn vị sự nghiệp công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà khơng quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội.

Thứ tư, các đơn vị sự nghiệp cơng lập có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp

Là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhìn chung nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này do ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên với sự đa dạng của hoạt động sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực cũng như những khó khăn của ngân sách Nhà nước và với mục tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, Nhà nước đã cho phép đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thơng qua việc giao cho họ quyền được khai thác nguồn thu trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và được bố trí một số khoản chi một cách chủ động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở khoa học về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là cách thức tổ chức và điều hành hoạt động tài chính phù hợp với các quy luật khách quan, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.; những khái quát về tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ.

Từ những biểu hiện bên ngồi của tài chính như việc thu, chi bằng tiền; sự vận động của các nguồn tài chính hay sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội chúng ta thấy được bản chất bên trong của tài chính, chính các quan hệ kinh tế đó được gọi là quan hệ tài chính và chúng chịu sự ràng buộc bởi bản chất của quan hệ sản xuất xã hội, mà đặc trưng cơ bản là các quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.

Đối với nội dung quản lý tài chính, luận văn phân tích các đặc điểm về quản lý tài chính và những nội dung của cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Từ những đặc điểm và cơ chế tài chính địi hỏi những u cầu cơ bản đối với quản lý tài chính, những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập; những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2018-2020

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)