Định hướng phát triển bệnh viện trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 78)

Phát triển Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành châm cứu với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành châm cứu chất lượng cao, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân; tạo tiền đề trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, có thương hiệu trong khu vực Asean và trên thế giới.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

+ Về chỉ đạo điều hành: Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục hành chính trong mọi lĩnh vực hoạt động. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hàng năm và thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát trong mọi lĩnh vực; đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn lực. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế hoạt động của đơn vị bao gồm toàn bộ các lĩnh vực từ quản lý khám chữa bệnh, quản lý tài chính, quản lý nhân lực, quản lý hành chính… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực. Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ hướng tới kết quả đầu ra nhằm tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu quả làm việc. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh và quản lý điều hành.

+ Về kiện toàn tổ chức, phát triển nhân lực: Đến năm 2025, hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng, hình thành các khoa, trung tâm mới số lượng giường bệnh vẫn duy trì 608 giường. Thành lập thêm các trung tâm và khoa mới: Trên nguyên tắc nơi nào chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trước thì thành

lập trước. Các điều kiện bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động cho tất cả các khoa, phòng, trung tâm trong toàn bệnh viện. Xây dựng và cập nhật đề án vị trí việc làm hàng năm làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế, đội ngũ chuyên viên, chuyên gia quản lý trong tất cả các lĩnh vực. Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp khoa, phịng để phát huy tính chủ động của các khoa, phịng trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp Trung tâm, cấp Khoa/Phòng.

+ Kiện tồn cơng tác chuyên môn: Phát triển kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn: bố trí đủ các điều kiện về kinh phí, máy móc, thiết bị y tế để cán bộ học tập, nghiên cứu triển khai các kỹ thuật mới, chuyên sâu trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh về mọi mặt: trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, tinh thần thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử,… Tuân thủ thực hiện các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, phác đồ điều trị trong tất cả các hoạt động chuyên môn. Hàng năm rà sốt, chỉnh sửa, bổ sung cập nhật những quy trình, phác đồ mới. Thực hiện công tác quản lý chất lượng bệnh viện theo chuẩn ISO. Duy trì áp dụng 5S ở tất cả các trung tâm, khoa, phòng trong Bệnh viện. Xây dựng kế hoạch, nội dung, chuyên đề kiểm tra để đánh giá sát thực, có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện tốt chế độ báo cáo về sự cố y khoa. Đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt hạn chế, tồn tại nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện tìm nguyên nhân giúp các khoa khắc phục.

+ Kiện toàn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng khởi cơng năm 2021 – hồn thành 2025:

+ Xây dựng hai khối nhà 9 tầng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ ngân sách Nhà nước.

+ Hoàn thành dự án mua sắm trang thiết bị y tế chất lượng cao cho hai khối nhà từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho trung tâm phục hồi chức năng cho người lớn (vận động, ngôn ngữ cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não) và trẻ em (trẻ tự kỷ, bại não); Labo tiền lâm sàng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy – học tập chuyên ngành châm cứu, các phương pháp không dùng thuốc và YHCT, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo trực tuyến, hiện đại hóa YHCT, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

+ Trang thiết bị:

+ Đầu tư trang thiết bị đồng bộ và hiện đại hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, máy móc và phương tiện hồi sức cho hoạt động đơn vị hồi sức tích cực. Các máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật của ngành y tế và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

+ Tập trung đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cho các lĩnh vực mũi nhọn. Thiết bị y tế được trang bị kèm theo các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật chuyên sâu và theo định mức.

+ Cơng nghệ thơng tin:

+ Phát triển số hóa và xây dựng trí tuệ nhân tạo vào tồn bộ hoạt động của bệnh viện, như: cải cách hành chính gắn với phát triển bệnh án điện tử (EMR), quản lý bệnh viện (HIS), lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), quản lý thơng tin phịng xét nghiệm (LIS); dịch vụ chi trả viện phí

+ Thanh tốn khơng dùng tiền mặt; khám chữa bệnh từ xa…

+ Ứng dụng, hợp tác, phát triển khoa học kỹ thuật mới, chuyên sâu, công nghệ mới, công nghệ cao trong điều trị như: nano, laser,... phát triển châm cứu YHCT trên nền YHHĐ.

+ Nâng cấp phòng máy chủ, hạ tầng mạng toàn Bệnh viện đạt mức 7, nâng cấp triển khai các phần mềm theo 8 nhóm tiêu chí, đến năm 2025 ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đạt mức 7 theo Thông tư 54/2017/TT- BYT của Bộ Y tế.

+ Kiện tồn về tài chính:

+ Tăng cường huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn; trong đó ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng, mua sắm trang thiết bị. Tập trung các lĩnh vực ưu tiên.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thực hiện liên doanh liên kết.

+ Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí thuốc vật tư tiêu hao trong hoạt động khám chữa bệnh.

+ Rà sốt và hồn thiện quy chế chi tiêu nội bộ và các quy trình liên quan như quản lý tài chính, mua sắm, sử dụng vật tư thiết bị, tài sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận một cách hiệu quả.

+ Tăng cường quản lý kinh tế trong y tế: Định mức vật tư y tế tiêu hao, hóa chất cho từng dịch vụ kỹ thuật. Định mức văn phòng phẩm cho từng trung tâm, khoa, phòng, bộ phận. Thực hiện triệt để tiết kiệm điện, nước, đồ dùng sinh hoạt, văn phòng phẩm, xăng dầu... Bảo đảm thu đúng, thu đủ, chính xác theo quy định một cách công khai, minh bạch. Tận dụng, khai thác tối đa các nguồn thu hợp pháp, đúng quy định. Sử dụng, chỉ định thuốc, xét nghiệm, cận lâm sàng, vật tư y tế phù hợp, hiệu quả, bảo đảm cơ cấu viện phí hợp lý và ổn định.

+ Quản lý giám sát thu chi khách quan dân chủ: Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp. Xây dựng Quy chế và thực hiện nghiêm minh công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. Ứng dụng CNTT vào quản lý toàn bộ hoạt động của bệnh viện, bảo đảm chính xác, khách quan, thuận tiện, giảm bớt nhân lực.

+ Thực hiện nghiêm minh công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.

+ Tăng cường thu hút người bệnh đảm bảo thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT đúng quy định.

3.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính

3.2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý các nguồn thu

Công tác quản lý nguồn thu cần được tăng cường bằng các nội dung cụ thể khác nhau như: mở rộng các nguồn thu: Thu đào tao, thu hoạt động liên doanh liên kết, thu hoạt động cho thuê tài sản, thu hoạt động liên doanh liên kết khám chữa bệnh với các bệnh viện tây y theo đúng chủ trương đường lối đặt ra giữa việc phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại phối kết hợp đơng tây y.

Hồn thiện quản lý nguồn thu từ ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn thu chủ yếu của bệnh viện. Việc tăng nguồn thu và hoàn thiện quản lý nguồn thu phải gắn với việc đổi mới kế hoạch ngân sách, đặc biệt là khâu lập dự toán ngân sách Nhà nước. Việc lập dự toán ngân sách Nhà nước cần phải dựa trên nhiệm vụ và các hoạt động chuyên môn làm cơ sở, tức là một mặt phải đảm bảo tồn bộ kinh phí chi cho con người và hoạt động của cơ quan, đồng thời phải thoả mãn các hoạt động chuyên môn y tế.

Nguồn thu viện phí, học phí và thu sự nghiệp khác: nguồn này chiếm khoảng 50%-60% tổng nguồn thu của toàn bệnh viện.Tuy nhiên trong định hướng phát triển Viện đến 2025 và tầm nhìn 2030 thì khoản thu này cần tăng lên đáng kể theo chức năng nhiệm vụ theo đó là nâng cấp và mở rộng đào tạo và khám chữa bệnh theo hướng đa khoa, đa ngành. Hiện tại nguồn thu này theo các quy định của Nhà nước tuy nhiên đối với nguồn thu học phí, viện phí bệnh viện cần xây dựng ngay định mức về vật tư, hóa chất, hao mịn tài sản, để tính đúng, tính đủ các chi phí trên cơ sở đưa ra mức học phí, viện phí phù hợp nhằm tăng thu cho bệnh viện.

Phát triển nguồn thu dịch vụ (theo định hướng đến năm 2030): bệnh viện triển khai hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và điều trị trẻ tự kỷ, Trung tâm nghiên cứu và điều trị cơ xương khớp , đồng bộ cho các trang thiết bị, cơ sở vật chất và con người nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, sử dụng các tài sản từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để được trích khấu hao theo quy định, nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nên thành lập các phịng chun trách nhằm tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu nhằm mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu cho đơn vị.

Phấn đấu tăng các nguồn thu viện cho bệnh viện từ 56 tỷ lên 100 tỷ; Nguồn thu bảo hiểm y tế phấn đấu tăng từ 36 tỷ lên 70 tỷ

Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ các đối tượng bệnh nhân, mở thêm các gói khám và điều trị dịch vụ như: Gói xét nghiệm tại nhà; Gói chăm sóc bệnh nhân tai biến tại nhà; Gói điều trị trẻ tự kỷ; Gói điều trị cho bệnh nhân tai biến cột sống và thốt vị đĩa đệm; Gói điều trị đau vai gáy cho bệnh nhân văn phòng... đây là các hoạt động chuyên môn dịch vụ mà đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hiện đại. Mang lại nguồn thu dịch vụ yêu cầu lớn cho bệnh viện. Phấn đấu đưa các nguồn thu dịch vụ này là nguồn thu chủ đạo mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bênh viện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Dự tính doanh thu phải đạt được năm 2022 lên tới 50 tỷ đồng.

Bệnh viện cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu viện phí, thu tiền thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất…

Bệnh viện cũng chủ động nghiên cứu, xây dựng đơn giá thu viện phí của hoạt động dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá cả, chất lượng dịch vụ của đơn vị sao cho đảm bảo giá cả có tính cạnh tranh và có lãi.

Để khuyến khích các khoa phịng tích cực tăng trưởng nguồn thu tại khoa, bệnh viện cũng cần nghiên cứu, tạo cơ chế thưởng các khoa phịng có nguồn thu tại đơn vị tăng trưởng nhanh, vượt kế hoạch.

Bệnh viện nên nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực trong mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá hoạt động của tồn bệnh viện, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và sự chỉ đạo, định hướng và kiểm soát của Bộ y tế trong việc mua sắm trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, đắt tiền.

Hiện nay, tại nhiều khoa phịng có hiện tượng làm thất thu rất nhiều các loại vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc… và để bệnh nhân trốn viện mà chưa có cơ chế xử phạt thích đáng. Thiết nghĩ bệnh viện nên có một cơ chế xử phạt tài chính nghiêm khắc để hạn chế bớt những thất thốt có thể kiểm soát được, làm tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện.

3.2.2. Hoàn thiện và quản lý nhiệm vụ chi

Nhiệm vụ chi là các khoản chi tiêu gắn với các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện được Bộ Y tế giao dự tốn hàng năm, đó là các khoản chi thường xuyên đảm bảo hoạt động bộ máy, chi cho nghiên cứu khoa học, chi cho công tác khám chữa bệnh, đào tạo, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi từ viện trợ hợp tác quốc tế. Toàn bộ những khoản chi này đều phải thực hiện theo nội dung và định mức chi của Nhà nước. Vì vậy để hồn thiện quản lý chi bệnh viện cần phải:

+ Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo được việc chi tiêu hợp lý theo chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện nói chung và từng khoa phịng trong bệnh viện nói riêng và đảm bảo tính đúng đắn theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ. Cụ thể, cần hồn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, chi từ các nguồn thu dịch vụ, từ thu phí, lệ phí được để lại. Hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức này là

những chuẩn mực quan trọng để đánh giá hiệu quả các hoạt động, đo lường việc tiết kiệm chi trong cơng việc. Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu được tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách Nhà nước. Việc hồn thiện định mức làm cơ sở bổ sung các chế độ còn chưa hoàn chỉnh, bất hợp lý hiện tại như định mức sử dụng các loại tài sản, phương tiện làm việc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, văn phòng phẩm, định mức về làm đêm thêm giờ, vượt giờ giảng... Nó đảm bảo cơng khai hóa đối với tất cả cán bộ viên chức cùng thực hiện, dễ kiểm soát chi đối với Bộ Y tế, kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và thuận lợi cho việc kiểm tra của các cơ quan kiểm toán, thanh tra.

+ Thực hiện công khai minh bạch các khoản chi từ tất cả các nguồn thu trong năm qua niêm yết cơng khai quyết tốn hàng năm cho toàn thể cán bộ viên chức biết. Ngoài việc niêm yết số liệu theo mẫu theo chế độ của Bộ Tài chính bên cạnh đó cịn cần có những thuyết minh, giải thích để mọi người đọc đều có thể hiểu và tự kiểm tra được.

+ Tăng thu tích kiệm chi mang lại thu nhập cao cho cán bộ công nhân viên là mục tiêu phấn đấu của bệnh viện, bằng các hoạt động của mình mang lại nguồn thu tố đa, giảm thiểu các chi phí để tạo ra chênh lệnh thu chi cho bệnh viện. Phấn đấu với mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên năm 2022 tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ lên mức thu nhập bình quân 15 triệu đồng

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại bệnh viện châm cứu trung ương (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)