Điều kiện kinh tế xã hội huyện Thường Tín

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP HÀ NỘI

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Thường Tín

Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2020, tổng số dân của huyện Thường Tín là 260.879 người. Mật độ dân số trung bình tồn huyện năm

2020 là 2.008,8 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 54 triệu

đồng/người/năm, vượt 1,5 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XXIII của huyện đã đề ra.

Thực hiện các chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo của huyện về lĩnh vực phát triển kinh tế, đồng thời tích cực triển khai đồng bộ, kịp thời những chính sách kích cầu của Thành phố. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, kinh tế của huyện duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thường Tín đạt mức khá cao, bình qn 11,2%/năm, trong đó nơng-lâm nghiệp-thủy sản tăng 2,5%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 15,0%/năm và các ngành dịch vụ tăng 16%/năm. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2015- 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành và nội ngành đúng hướng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, nhiều sản phẩm nói riêng được cải thiện.

Theo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Thường Tín có nhận định nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, Chính quyền huyện đã cùng Nhân dân thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XXIII, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 10/10 chỉ tiêu được giao. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cụ thể: năm 2015 ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 7,9% thì đến năm 2020 cịn 4,42%, giảm 3,48%; ngành công nghiệp - xây dựng năm 2016 chiếm 56,5% thì đến năm 2020 đạt 57,34%, tăng 0,75%; các ngành dịch vụ năm 2016 đạt 35,5% thì đến năm 2020 đạt 38,23 %, tăng 2,73%.

Với vai trị là cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ Hà Nội, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút đầu tư, hình thành các khu kinh tế, công nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế, dịch vụ hết sức đa dạng, nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế - xã hội phát triển theo hướng đơ thị hóa bên cạnh việc chất lượng cuộc sống nhân dân được cải thiện cũng tạo ra những tác động không nhỏ đến địa phương như dân số tăng lên, các tệ nạn xã hội, các vấn đề về văn hóa, xã hội, đất đai, tài ngun, mơi trường,….; hình thành nhiều vấn đề mới, phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đến hoạt động quản lý của Nhà nước, trong đó có hoạt động của HĐND huyện Thường Tín. Việc giải quyết những vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp; vấn đề đặt ra trong việc xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và các ý kiến, kiến nghị của cử tri do đó cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND huyện Thường Tín, đặc biệt là hiệu quả giám sát của HĐND huyện. Từ đó nâng cao vị thế, vai trị, năng lực hoạt động của cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)