ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72)

Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.4.1. Kết quả đạt được

Hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín từ năm 2016 đến nay có nhiều đổi mới và tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND các cấp trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện ở các mặt như công tác chuẩn bị các kỳ họp HĐND được thực hiện chu đáo, nghiêm túc và khoa học; các hoạt động giám sát tại kỳ họp được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cao; hoạt động giám sát của Thường trực HĐND và các Ban được chuẩn bị chu đáo, nội dung giám sát

phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đúng trọng tâm, trọng điểm, vấn đề mà cử tri quan tâm; chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND và các Ban ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của địa phương.

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Thường Tín đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, HĐND huyện đã ban hành nhiều nghị quyết về các chính sách thực hiện các chương trình trọng tâm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bước đầu đã có những kết quả tích cựch. Sự phát triển của địa phương trong thời gian qua cho thấy hoạt động của HĐND huyện nói chung và hoạt động giám sát nói riêng đã đạt hiệu quả nhất định, hoạt động của Thường trực và các Ban đúng trọng tâm, phát huy đúng vai trò phối hợp, điều hòa trong chun mơn, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đại biểu cũng như đội ngũ chuyên viên giúp việc HĐND ngày càng được nâng cao.

Hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín thời gian qua đạt nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các đại biểu HĐND thật sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, có tinh thần trách nhiệm nhất là trong hoạt động giám sát. Nội dung giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện trong thời gian qua đã phù hợp thực tế. Trong quá trình giám sát tại địa phương các hình thức giám sát được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ như: giám sát trực tiếp; giám sát qua chất vấn và xem xét các báo cáo tại kỳ họp; giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND huyện giám sát qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… được HĐND huyện Thường Tín thực hiện một cách đồng bộ, khơng coi nhẹ bất kỳ hình thức nào.

Nhìn chung, các nghị quyết của HĐND huyện đều được UBND huyện triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua giám sát, thường trực HĐND huyện kiến nghị các cơ quan nhà nước chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, vi phạm trong q trình triển khai thực hiện nghị quyết HĐND, thực hiện Hiếp pháp, pháp luật.

Hoạt động giám sát của HĐND đều được tiến hành bảo đảm đúng quy định, nghiêm túc, ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả. Thông qua hoạt động giám sát, Thường trực HĐND và các Ban có thêm lượng thơng tin, đặc biệt là những thơng tin trái chiều phục vụ cho việc thẩm tra, xem xét các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, giúp HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; đồng thời, thơng qua giám sát có các ý kiến, kiến nghị, đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương, đơn vị chịu sự giám sát, phát hiện chính xác và kịp thời những hạn chế, tồn tại, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đề ra biện pháp khắc phục, qua đó nâng cao chất lượng điều hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Các hình thức giám sát được tổ chức thực hiện ngày càng đa dạng, đổi mới hơn thông qua việc tổ chức giám sát theo chuyên đề trên nhiều lĩnh vực. HĐND huyện đã triển khai thực hiện đúng quy trình hình thức giám sát rất quan trọng, đó là lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND bầu.

- Hình thức giám sát thơng qua việc chất vấn của các đại biểu và các nội dung trả lời chất vấn của những người được chất vấn tại các kỳ họp ngày càng có chất lượng, có trọng tâm đã phần nào phản ánh những vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm, bức xúc.

- Hình thức giám sát thơng qua xem xét các báo cáo tại kỳ được tiến hành chủ động hơn, nghiêm túc hơn đã phát huy được trí tuệ tập thể. Kết quả giám sát của HĐND đã làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đối với từng lĩnh vực, địa bàn quản lý.

- Hình thức giám sát thơng qua hình thức chất vấn được đánh giá là ngày càng có hiệu quả cao, thể hiện tính dân chủ và khách quan trong hoạt động giám sát. Trong các đợt giám sát của HĐND, sau khi có kết quả giám sát nếu phát hiện một số sai trái, vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, đoàn giám sát đã đưa ra những ý kiến, kiến nghị, đề xuất và được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấn chỉnh và khắc phục kịp thời.

- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo quy định, không xảy ra vụ việc nào công dân tập trung đông người kiến nghị, phản ánh, giảm tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Nhìn chung, UBND huyện và các cơ quan, đơn vị đã có sự nỗ lực trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết phần lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân trong thời hạn pháp luật quy định, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Nhìn chung, hoạt động của HĐND huyện khơng ngừng đổi mới, có nhiều tiến bộ, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân địa phương. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp được tăng cường, công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND được chú trọng, việc ban hành các nghị quyết của HĐND đảm bảo quy trình, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND đổi mới về hình thức, sát thực về nội dung trong hoạt động tại kỳ họp cũng như giám sát giữa hai kỳ họp và giám sát chuyên đề. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan hữu quan; đảm bảo kinh phí cho hoạt động của HĐND. Trong quá trình hoạt động của HĐND, UBND huyện luôn tạo điều kiện đáp ứng đủ về kinh phí theo đúng quy định, bảo đảm sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật. Đã tăng cường tuyên truyền hoạt động của HĐND trên các phương tiện thông tin đại chúng để của các cơ quan, đơn vị và của Nhân dân tham gia cùng hoạt động giám sát, quản lý nhà nước. Tăng cường bồi dưỡng và giao ban chuyên đề nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, trách nhiệm của đại biểu HĐND huyện với cử tri và Nhân dân.

2.4.2. Những hạn chế, bất cập

Hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn thấp so với vị thế là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đặc biệt là kết quả về hoạt động giám sát.

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND cũng với quyết định triệu tập kỳ họp. Trên thực tế hoạt động của HĐND huyện Thường Tín, do các báo cáo của UBND, các cơ quan tư pháp và một số tờ trình, dự thảo nghị quyết, đề án của các cơ quan chưa được chuẩn bị đầy đủ, đúng thời gian nên quyết định triệu tập kỳ họp thường muộn hơn so với thời gian quy định. Đi đối với đó là các báo cáo để đại biểu xem xét tại kỳ họp cũng không được gửi đến đại biểu đúng thời gian nên đại biểu không đủ thời gian nghiên cứu hết tất cả các báo cáo trình tại kỳ họp. Một kỳ họp HĐND huyện Thường Tín thường diễn ra trong một ngày rưỡi, thời gian để xem xét các báo cáo chỉ trong một buổi sáng hôm khai mạc kỳ họp, do đó, các đại biểu nghiên cứu, đánh giá các báo cáo chưa sâu, chưa toàn diện. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, thời gian diễn ra kỳ họp gấp rút với lượng văn bản nhiều thì kỳ họp rất khó giải quyết triệt để tất cả các cơng việc, do đó hoạt động giám sát thơng qua hình thức xem xét báo cáo cơng tác không đủ thời gian để nghiên cứu và đánh giá.

Song song với việc đại biểu khơng có đủ thời gian nghiên cứu báo cáo, các Ban HĐND cũng khơng có đủ thời gian để thẩm tra theo đúng thời gian quy định. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND nêu rõ chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, Ban của HĐND tổ chức họp thẩm tra báo cáo theo quy định. Trên thực tế, một số báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết được gửi đến Ban HĐND thẩm tra hai ngày, thậm chí là một ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, thường là các báo cáo: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo; báo cáo tổng quyết toán thu chi ngân sách địa phương; báo cáo phân bổ dự toán thu, chi ngân sách,... Do vậy, các báo cáo thẩm tra của các Ban cũng không kịp gửi đến đại biểu để xem xét trước đúng thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra cũng như chất lượng kỳ họp HĐND.

Các nghị quyết của HĐND mặc dù đã được gửi tới đại biểu HĐND và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện sau khi ban hành để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tuy nhiên mức độ quán triệt, tuyên truyền chưa sâu rộng; các cơ quan, đơn vị chỉ gửi tới cán bộ, công chức nhưng hầu như không được ai quan tâm, xem xét; các đại biểu HĐND cũng coi nhẹ việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới của HĐND qua các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân,... do đó, nghị quyết của HĐND chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri được tổng hợp có hệ thống, những ý kiến giải quyết của các cơ quan thẩm quyền và biện pháp kiến nghị xem xét, xử lý chưa được tiếp thu cao, từ đó một số ý kiến, kiến nghị của cử tri được lặp đi, lặp lại kéo dài trong nhiều kỳ họp, từ đó phần nào cũng ảnh hưởng giảm lịng tin của cử tri vào kết quả tiếp thu, giải quyết.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp tuy đã đổi mới về phương pháp nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như việc trả lời chất vấn vẫn còn nhiều trường hợp ý kiến trả lời còn chung chung, chưa cụ thể, còn vòng vo, né tránh. Nhiều đại biểu tiếp tục truy vấn song để đảm bảo thời gian, chương trình kỳ họp chủ tọa phải xin ý kiến kỳ họp và đề nghị các ngành, các cấp trực tiếp trả lời cho đại biểu bằng văn bản, các chất vấn của cử tri đối với kỳ họp HĐND nếu vượt cấp không thuộc thẩm quyền của HĐND huyện thì chủ tọa kỳ họp ghi nhận và yêu cầu trả lời đúng thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết cho Thường trực HĐND và đại biểu HĐND tại kỳ họp gần nhất. Một hạn chế nữa trong việc chất vấn và trả lời chất vấn là tâm lý nể nang, ngại va chạm, tư tưởng “cấp dưới, cấp trên” của một số đại biểu HĐND, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở khi chất vấn các đại biểu thường né tránh những vấn đề nhạy cảm mặc dù đó là vấn đề bức xúc trong thực tế đời sống xã hội, chỉ hỏi ở mức độ chung chung. Do đó người trả lời chất vấn cũng đưa ra những hứa hẹn và các giải pháp khắc phục không hiệu quả nhưng kỳ họp sau đại biểu cũng cho qua không nhắc lại nữa.

Hoạt động giám sát vẫn còn một số lúng túng, bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao, thường bộc lộ những hạn chế như: Công tác giám sát chưa đều, chủ yếu do

Thường trực và các Ban của HĐND tiến hành; các Đại biểu HĐND tham gia hoạt động giám sát còn hạn chế, chủ yếu giám sát tại kỳ họp và qua hoạt động tiếp xúc cử tri; một số thành viên các Ban HĐND tham gia giám sát chưa đều, chưa dành thời gian đầy đủ cho các đợt giám sát; nội dung một số cuộc giám sát chưa sâu, chưa tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự, bức xúc ở địa phương, những vấn đề nhiều cử tri, nhân dân quan tâm.

Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị của một số cuộc giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng đại biểu HĐND chưa đồng đều, năng lực và trình độ của một số đại biểu chưa thật sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới hiện nay. Cơ cấu đại biểu HĐND huyện chưa thật hợp lý, tỉ lệ đại biểu ở các cơ quan hành chính (các phịng chun mơn của UBND) cịn cao do vậy thực tế cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện lại chất vấn Chủ tịch UBND huyện, chất vấn cơ quan mình đang cơng tác thực tế khó thực hiện được.

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, 2 Ban HĐND huyện có lúc cịn thiếu tồn diện. Một số cuộc giám sát nội dung giám sát chưa sâu; giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa được chú trọng. Một số kết luận sau giám sát vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc, kịp thời nhưng chưa được kiểm tra, xử lý triệt để, dẫn đến hiệu lực và hiệu quả giám sát chưa cao. Hoạt động giám sát thường xuyên đối với các văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện, HĐND các xã, thị trấn còn chưa được thực hiện thường xuyên.

Một số Tổ đại biểu chưa thực sự chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động; chưa duy trì được chế độ sinh hoạt thường xuyên, việc giữ mối liên hệ với cử tri có phần hạn chế, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri nơi bầu cử để phản ánh cho HĐND, Thường trực HĐND huyện; chưa thực sự chủ động phân công đại biểu tham luận, chất vấn; nội dung thảo luận, chất vấn có việc cịn chung chung, có khi cịn sơ sài, vì vậy đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng kỳ họp HĐND huyện. Một số đại biểu còn lúng túng khi tiếp cận, trao đổi ý kiến với cử tri trong các cuộc tiếp xúc cử tri.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta chưa có một biện pháp chế tài hoặc cơ chế hữu hiệu nào để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ hoặc cố ý trì hỗn việc tiếp thu, điều chỉnh theo đúng những kiến

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)