Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 87)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

3.2.1. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám

giám sát của Hội đồng nhân dân

Một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. HĐND huyện là bộ phận cấu thành trong bộ máy nhà nước ở địa phương, do đó, hoạt động của HĐND huyện cũng khơng nằm ngồi sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, giải quyết đúng đắn mối quan hệ Đảng lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền là yếu tố có ý nghĩa trong việc bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Huyện uỷ đối với hoạt động của HĐND là yếu tố quyết định HĐND huyện có thực quyền hay khơng. Các cấp ủy

đảng chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trị, chức năng, thẩm quyền hoạt động của HĐND. HĐND huyện cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng thông qua việc ban hành nghị quyết của HĐND. Đồng thời, HĐND chính là cầu nối giữa Đảng với nhân dân.

Thực hiện tốt công tác cán bộ nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cơ cấu tổ chức của HĐND huyện, đồng thời phát huy tính dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy thể hiện ở công tác nhân sự của HĐND huyện là do Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định. Do vậy, để tạo điều kiện cho HĐND huyện hoạt động thuận lợi, có chất lượng, hiệu quả thì trước hết cần đổi mới công tác nhân sự trong việc giới thiệu đảng viên ra ứng cử đại biểu Hội đồng đồng nhân dân huyện phải đảm bảo chất lượng, thật sự tiêu biểu. Chú trọng nâng cao chất lượng đại biểu, khơng vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Chú trọng quy hoạch các chức danh chủ chốt của HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026; giảm số lượng đại biểu HĐND ở các cơ quan hành chính nhà nước, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đại biểu ở khối cơ quan mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế, các chuyên gia giỏi ở một số lĩnh vực…

Việc bố trí các cán bộ Đảng giữ các chức danh trong Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND và nâng cao vị thế của HĐND, góp phần nâng cao

chất lượng hoạt động của HĐND. Qua đó, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ

chức chính quyền địa phương năm 2019 quy định: Thường trực HĐND huyện gồm

Chủ tịch, một Phó Chủ tịch HĐND huyện và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND. Chủ tịch HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Chủ tịch HĐND huyện hướng tới do Bí thư Huyện ủy hoặc Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ kiêm nhiệm chịu trách nhiệm chung nhằm mục đích vừa nâng cao vai trị, vị trí của Thường trực HĐND vừa đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND huyện. Đồng chí Bí thư Huyện ủy hoặc Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ kiêm Chủ tịch HĐND huyện rất thuận lợi cho hoạt động của HĐND nên vai trò lãnh đạo của Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy đối với HĐND huyện được tập trung, thống nhất và kịp thời hơn. Từ đó Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo HĐND huyện ngay từ đầu, từ khâu chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, nội dung, chương trình giám sát và hoạt động của HĐND huyện.

Phó Chủ tịch HĐND huyện hoạt động chuyên trách làm công tác Thường trực và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Thường trực của HĐND huyện theo sự phân công của Chủ tịch HĐND huyện. Mặt khác, phải tham gia vào cấp ủy ở địa phương nên phải là Uỷ viên Ban thường vụ Huyện ủy (cơ cấu cứng) vì thực tế Phó Chủ tịch HĐND huyện là chuyên trách và trực tiếp chỉ đạo giải quyết mọi công việc cụ thể của Thường trực HĐND, nếu chỉ là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (Huyện uỷ viên) thì hạn chế trong việc lãnh đạo 2 Ban, chỉ đạo các hoạt động giám sát các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức các Ban của HĐND huyện. Nên cơ cấu Trưởng Ban và Phó trưởng Ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND huyện hoạt động chuyên trách, đồng thời hướng tới Trưởng các Ban của HĐND huyện là Huyện uỷ viên. Thành viên các Ban của HĐND huyện kiêm nhiệm nên bố trí là cán bộ, lãnh đạo cấp uỷ Đảng kiêm các tổ chức chính trị - xã hội huyện sẽ hạn chế được tâm lý ngại va chạm.

Xây dựng cơ chế và thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên là đại biểu HĐND hằng năm gắn với việc tham gia hoạt động của HĐND huyện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đại biểu và các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chủ trương của cấp ủy và Nghị quyết của HĐND, đánh giá việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với hoạt động HĐND huyện. Kịp thời cho ý kiến chỉ đạo đối với Thường trực HĐND huyện, HĐND huyện về những nội dung quan trọng phát sinh trên địa bàn được phát hiện trong q trình thực hiện cơng tác giám sát, khảo sát của Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND.

3.2.2. Đổi mới phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Phương châm chung trong việc đổi mới phương thức giám sát là phải đảm bảo tính hợp lý, cụ thể, chính xác, hiệu quả. Về vấn đề này, Học viên xin đề cập mấy vấn đề cơ bản sau:

Hoạt động giám sát cần phải thực hiện nghiêm túc theo quy trình chặt chẽ cả trước, trong và sau mỗi đợt giám sát. Trong công tác chuẩn bị trước khi giám sát cần nghiên cứu lựa chọn kỹ nội dung để từ đó xác định được mục đích, u cầu, đối tượng, phạm vi giám sát, đồng thời xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan, yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát gửi báo cáo, họp Đồn giám sát để phân cơng nhiệm vụ cho thành viên đoàn giám sát. Việc xây dựng đề cương giám sát, yêu cầu các cơ quan chịu sự giám sát báo cáo theo đề cương có vị trí quan trọng trong q trình chuẩn bị giám sát. Việc lựa chọn, bố trí các thành viên tham gia Đoàn giám sát nên mời các chuyên gia những người am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực giám sát, các tổ chức chính trị xã hội, mời các đồng chí là Nguyên cán bộ, lãnh đạo huyện.

Trong quá trình tiến hành giám sát phải kết hợp việc nghe báo cáo với đi kiểm tra thực tế tại cơ sở, phải giám sát trực tiếp và tồn diện, có ghi hình, video, phỏng vấn nhằm có sự so sánh đối chiếu kết quả thực hiện với các quy định hiện hành của nhà nước, Nghị quyết của HĐND để từ đó rút ra được những kết luận đúng, khách quan từ đó đề xuất kiến nghị hợp lý. Việc tổng hợp báo cáo kết quả giám sát phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, tồn diện và có sự thống nhất của thành viên đồn giám sát với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Quy trình trên phải được thực hiện đồng bộ thì kết quả giám sát mới có chất lượng, hiệu quả như mong muốn.

Trong quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ sở, yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thơng tin đầy đủ, chi tiết để từ đó mới có cơ sở rút ra những kết luận đúng và đề xuất kiến nghị hợp lý, tránh tình trạng giám sát chung chung mang tính hình thức. Khi tiến hành giám sát cần chi tiết như vậy, nhưng khi tổng hợp báo cáo cần nêu vấn đề có tính chất tổng hợp để báo cáo giám sát không lẫn với báo cáo kiểm tra và tránh tình trạng hiểu lầm là giám sát của HĐND huyện lấn sang công việc của cơ quan hành pháp.

Về xem xét các báo cáo tại kỳ họp: Việc xem xét các báo cáo là rất quan trọng nên ln ln địi hỏi các báo cáo đảm bảo những thông tin đầy đủ chính xác về hoạt động của UBND và các ban, ngành trực thuộc UBND huyện. Cần quy định thời gian nộp báo cáo, mẫu báo cáo (Tất cả các báo cáo đều phải quy định rõ hình thức báo cáo và nội dung báo cáo), để đảm bảo tính trang nghiêm của một văn bản báo cáo và tính đầy đủ, chính xác của nó. Nội dung báo cáo, phải có sự phân tích tình hình, kết quả hoạt động cụ thể, ưu điểm và khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan và khách quan, trách nhiệm cụ thể thuộc về ai, phương hướng khắc phục cụ thể. Việc thẩm tra báo cáo phải được tiến hành theo một nguyên tắc và quy trình nhất định, trường hợp cần thiết có thể đi thực tế kiểm tra những điểm mà báo cáo nêu chưa rõ hoặc có mâu thuẫn.

Về chất vấn của đại biểu HĐND: Cần sắp xếp chương trình kỳ họp thật hợp lý để dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn, giảm bớt việc trình bày các báo cáo, đề án, tham luận quá dài. Phải tạo khơng khí thật dân chủ, cởi mở để mỗi đại biểu đều có thể tham gia ý kiến, tránh tình trạng ý kiến phát biểu chỉ tập trung vào một số người. Phải làm sao cho kỳ họp của HĐND huyện thực sự trở thành diễn đàn trao đổi, đánh giá, bàn, quyết nghị và thể hiện tốt vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Cần tăng cường vai trò điều hành của chủ tọa kỳ họp, căn cứ vào nội dung chất vấn cần quy định vấn đề nào bắt buộc phải chất vấn bằng văn bản, vấn đề nào có thể vừa bằng văn bản vừa bằng lời nói nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng nội dung chất vấn của đại biểu HĐND; đại biểu chất vấn phải đặt các câu hỏi ngắn gọn, đúng đối tượng, đúng trọng tâm

vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm. Tránh tình trạng hỏi mang tính chất tìm hiểu để củng cố kiến thức. Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, đi thẳng vào bản chất của vấn đề mà đại biểu quan tâm, tránh tình trạng báo cáo thành tích, diễn đạt vịng vo, phân tích q nhiều về tình hình, nhằm đảm bảo chương trình làm việc của HĐND. Cần có quy định đề cao trách nhiệm đến cùng trong việc trả lời chất vấn để làm rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm cá nhân, cần thiết phải có nhiều quy định về các chế định và hiệu quả pháp lý đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không chấp hành, không trả lời các kiến nghị bằng văn bản của HĐND. HĐND huyện Thường Tín hướng tới trong nhiệm kỳ mỗi đại biểu HĐND huyện đưa ra câu hỏi chất vấn ít nhất 01 lần và mỗi kỳ họp có từ 6 đến 8 đại biểu HĐND huyện nêu câu hỏi với 10 đến 12 vấn đề chất vấn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm: Cần nghiên cứu hình thức lấy phiếu như thế nào để không gây áp lực cho những người đang làm công việc trong các chức danh do HĐND bầu, việc lấy kết quả tín nhiệm phải thật sự thận trọng, nghiêm túc, dân chủ, công khai và minh bạch, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục pháp luật quy định (vì thực tế có cảm nhận giống như vì quen biết, nể nang nên kết quả chưa phản ánh đúng thực tiễn) và mạnh dạn bãi miễn những chức danh khơng cịn tín nhiệm hoặc tín nhiệm quá thấp. Kết quả phiếu tín nhiệm phải cơ bản phản ánh đúng mức độ tín nhiệm, phẩm chất đạo đức và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng người tại thời điểm lấy phiếu.

Hoạt động của các Đoàn giám sát thường kỳ và chuyên đề: Việc thành lập Đoàn giám sát trực tiếp tới giám sát tại các cơ quan đơn vị là hoạt động thường xuyên và hiệu quả của các Ban HĐND, Thường trực HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện. Nội dung giám sát cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, đối tượng giám sát cần được chọn lọc. Thành phần của cơ quan đơn vị chịu sự giám sát trực tiếp tham gia làm việc với đoàn giám sát cũng cần yêu cầu bố trí đầy đủ, sao cho đồn giám sát có thể gặp gỡ trao đổi để nắm bắt thông tin từ những người trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao hiệu quả giám sát, nhất là khâu giải quyết kiến nghị sau giám sát trong báo cáo thẩm tra của các ban HĐND trình tại kỳ họp cũng có phần

đánh giá kiểm điểm việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chuyên đề của HĐND huyện.

Về giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các ý kiến, kiến nghị của cử tri còn tồn đọng kéo dài cần sử dụng hình thức giám sát chuyên đề hoặc tổ chức các phiên họp giải trình của Thường trực HĐND huyện. Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND huyện những vấn đề cử tri khiếu nại, khiếu kiện và cách giải quyết của cơ quan chức năng được trao đổi thẳng thắn, dân chủ và đi đến nhất trí về đánh giá, nguyên nhân và đề ra giải pháp. Khi tiến hành, Thường trực HĐND ra kết luận phiên họp giải trình để các bên liên quan thực hiện và giám sát theo kết luận đó. Tiếp tục quan tâm đổi mới việc tổ chức tiếp xúc cử tri cả về phương thức lẫn nội dung, tránh tình trạng “cử tri chuyên nghiệp” và phải thực hiện phương châm “Nghe là chính” và thật sự lắng nghe ý kiến của dân. Tất cả những ý kiến của cử tri phải được tập hợp đầy đủ, trung thực, những kiến nghị phản ánh chính đáng phải được trả lời rõ ràng.

3.2.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân

Nâng cao năng lực của đại biểu HĐND: Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thì phải nâng cao năng lực của đại biểu HĐND. Để bầu được những đại biểu có phẩm chất, có năng lực, trình độ, trước tiên cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nói chung và đại biểu HĐND huyện nói riêng phải được tổ chức chặt chẽ, theo quy định của pháp luật. Sau khi bầu cử HĐND cần phải tổ chức bồi dưỡng cho các đại biểu về kiến thức cần thiết trong quá trình hoạt động, đặt biệt là các kiến thức về pháp luật để các đại biểu có thể thực hiện quyền giám sát một cách có hiệu quả cao.

Đổi mới cơ cấu đại biểu HĐND theo hướng giảm tỷ lệ đại biểu là cán bộ quản lý ở cơ quan Nhà nước, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Thực hiện tốt cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của đại biểu nhằm đảm bảo cho hoạt động của đại biểu thực sự phục vụ lợi ích của nhân dân.

Như vậy cần nâng cao chất lượng đại biểu HĐND huyện theo hướng kết hợp tốt giữa yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu, trong đó chú trọng tới chất lượng đại biểu, đảm bảo tính đại diện thực sự, đại biểu phải là những người tiêu biểu cho lĩnh vực hoạt động, ngành, giới, tầng lớp nhân dân, độ tuổi. Đại biểu HĐND là yếu tố quyết định bảo đảm hoạt động của HĐND trong đó có hoạt động giám sát. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đại biểu HĐND đã trúng cử,

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)