Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 56)

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

2.3.2. Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Có thể nói, đây là hình thức giám sát khá chặt chẽ và hiệu quả nhất trong các hình thức giám sát của HĐND huyện. Theo đó, chất vấn là một trong những nội dung chủ yếu của kỳ họp được đại biểu HĐND huyện và cử tri rất quan tâm. Trên cơ sở những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân bức xúc, ý kiến của các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND huyện thông qua hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo… Theo đó, trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND huyện tổ chức hội nghị với lãnh đạo các Ban HĐND, các Tổ đại biểu của HĐND huyện để thống nhất, lựa chọn nội dung chất vấn tại kỳ họp và nội dung chất vấn gửi đến Chủ tịch UBND huyện, các phịng chun mơn thuộc UBND huyện, thủ trưởng các ngành huyện có liên quan xem xét trả lời bằng văn bản và báo cáo, giải trình nội dung chất vấn tại kỳ họp.

Tại kỳ họp, trên cơ sở báo cáo giải trình của đối tượng được chất vấn, nếu chưa rõ các vấn đề mà đại biểu HĐND huyện quan tâm thì các đại biểu HĐND huyện tiếp tục đặt thêm câu hỏi đề nghị Chủ tịch UBND, các thành viên UBND huyện, thủ trưởng các cơ quan được chất vấn làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp khắc phục, thời gian khắc phục những thiếu sót, tồn tại thuộc lĩnh vực mình được phân cơng phụ trách. Kết thúc phần trả lời chất vấn, Chủ tọa kỳ họp có ý kiến nhận xét, đánh giá và yêu cầu người trả lời chất vấn cần tập trung quan tâm những vấn đề trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, u cầu có lộ trình giải quyết cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trên lĩnh vực được phân công phụ trách. Cuối phần chất vấn, Chủ tọa kỳ họp có nhận xét chung về kết quả chất vấn tại kỳ họp. Khi cần thiết, HĐND huyện ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.

Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 HĐND huyện khóa XIX đã thực hiện 10 phiên chất vấn tại 10 kỳ họp thường lệ với 125 nội dung chất vấn. Trong đó các cơ quan trả lời chất vấn rất đa dạng bao gồm UBND huyện, một số phịng chun mơn của UBND huyện, cơ quan Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn huyện.

Bảng 2.2. Số chất vấn của đại biểu HĐND huyện Thường Tín khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021

STT Năm Số chất vấn 1 2016 23 2 2017 24 3 2018 26 4 2019 27 5 2020 25 Tổng cộng 125

(Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín)

Theo báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND huyện Thường Tín khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, các đại biểu HĐND huyện đã có 125 ý kiến chất vấn, tập

trung chủ yếu vào những vấn đề bức xúc ở địa phương, những vấn đề mà cử tri quan tâm, như: Tình hình diễn biến của dịch Covid-19 và công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ; Tình hình kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; Đánh giá tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tiêu chí nơng thơn mới nâng cao; Công tác quản lý đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, mơi trường, tài ngun, khống sản; vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi; cơng tác Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp; vấn đề ô nhiễm môi trường,... Cơng tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; trong đó trọng tâm là các giải pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy và giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn huyện,…

Bảng 2.3. Các cơ quan, đơn vị trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND huyện Thường Tín khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 STT Đơn vị Số lần trả lời chất vấn

1 Ủy ban nhân dân huyện 20

2 Phòng Kinh tế huyện 12

3 Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện 17

4 Phịng Quản lý đơ thị huyện 11

5 Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện 5

6 Xí Nghiệp Thủy lợi Hồng Vân huyện 7

7 Phòng Giáo dục và Đào tạo 6

8 Phòng Nội vụ 8

9 Công an huyện 9

10 Cơng ty Điện lực Thường Tín 3

11 Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện 7

12 Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện 5

13 Phịng Tài chính – Kế hoạch 5

Qua thực tiễn, chất lượng các chất vấn tại các kỳ họp của HĐND huyện ngày càng được nâng lên. Nếu như trước đây, các đại biểu HĐND huyện chủ yếu đưa ra câu hỏi với nội dung chủ yếu là hỏi về thơng tin quản lý nhà nước thì đến các kỳ họp gần đây, các đại biểu HĐND huyện đã căn cứ vào các tài liệu, thông tin quản lý nhà nước mà đại biểu HĐND huyện thu thập được để đưa ra câu hỏi chất vấn nhằm xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của người được chất vấn. Hoạt động chất vấn và trả lời chất ngày càng dân chủ hơn, thể hiện ở việc ngày càng tăng tính đối thoại và tranh luận. Có sự đổi mới, linh hoạt trong điều hành phiên chất vấn, thay vì mất thời gian đọc văn bản có chuẩn bị trước, người được chất vấn đã trả lời ngắn gọn, trực tiếp, trọng tâm vào các câu hỏi. Có những câu hỏi chất vấn liên quan đến nhiều ngành, đơn vị, Chủ tọa phiên họp đã yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban ngành liên quan trả lời và làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị .. Khơng khí chất vấn rất sơi động, cởi mở. Các đại biểu tham dự kỳ họp tập trung lắng nghe câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND huyện và trả lời của đối tượng bị chất vấn.

Từ kết quả trên cho thấy, hoạt động chất vấn của HĐND huyện Thường Tín đã phát huy hiệu quả, có sự chuyển biến rõ nét. Thông qua hoạt động chất vấn, Chủ tịch UBND huyện, các thành viên UBND huyện, thủ trưởng các phịng, ban, ngành huyện có liên quan đã nhận thức được trách nhiệm của mình trước cử tri và Nhân dân. Nội dung chất vấn chủ yếu là những những đòi hỏi bức xúc của người dân, là những lĩnh vực quản lý nhà nước còn hạn chế, do đó các câu hỏi chất vấn là những vấn đề thực tiễn đặt ra, yêu cầu người được chất vấn phải làm sáng tỏ tình hình, nguyên nhân, trách nhiệm và đặc biệt phải có giải pháp, thời gian cụ thể để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, từ đó đã từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong huyện. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, phiên chất vấn tại kỳ họp được Đài truyền thanh huyện phát thanh để cử tri và Nhân dân trong huyện quan tâm theo dõi, giám sát. Đây là điểm mới cần tiếp tục duy trì trong các kỳ họp tiếp theo của HĐND huyện.

Tuy nhiên, trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND huyện Thường Tín vẫn cịn những hạn chế, cụ thể:

- Hiệu quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp cũng còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở việc trả lời, giải trình ở nghị trường. Việc tổ chức triển khai các giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong thực tế có lộ trình cụ thể nhiều khi cịn chậm, hiệu quả chưa tương xứng với lời hứa của người bị chất vấn và việc giám sát thực hiện cũng chưa được quan tâm đúng mức.

- Hoạt động chất vấn tại kỳ họp còn hạn chế, thường chỉ tập trung vào một số đại biểu HĐND huyện thực sự có trách nhiệm; chưa quyết liệt trong tranh luận để làm rõ các vấn đề đặt ra; chưa phản ánh được đầy đủ những vấn đề thực tiễn bức xúc của cử tri và Nhân dân. Việc trả lời chất vấn của một số thủ trưởng các phòng, ban, ngành trả lời đơi lúc thiếu trọng tâm, vịng vo, đưa ra kế hoạch, giải pháp khắc phục còn chung chung, chưa cụ thể thời gian khắc phục… Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm của một số đại biểu HĐND huyện chậm được khắc phục. Theo đó, sau phần giải trình của thủ trưởng các phịng, ban, ngành có liên quan và lãnh đạo UBND huyện, Chủ tọa kỳ họp đã nhiều lần gợi ý, đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục xoáy sâu những vấn đề bức xúc mà cử tri và Nhân dân quan tâm. Tuy nhiên có những phiên chất vấn, khơng khí trầm lắng, trách nhiệm của đại biểu dân cử chưa cao nên thực chất hoạt động chất vấn chưa đạt kết quả như cử tri và Nhân dân mong đợi.

- Khi chất vấn, một số đại biểu HĐND huyện cịn lúng túng trong khi đặt câu hỏi vì khơng nắm chắc vấn đề nên chất lượng câu hỏi chất vấn chưa cao. Nhiều câu hỏi cịn dài, hỏi để biết, vừa hỏi vừa giải trình, tính khái qt và tính đại diện cịn hạn chế. Cũng có đại biểu HĐND huyện trong suốt nhiệm kỳ không đặt câu hỏi chất vấn nào bằng văn bản hay trên nghị trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đại biểu HĐND huyện khơng có câu hỏi chất vấn, tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năng lực chuyên môn cũng như khả năng tổng hợp, xử lý thông tin chưa tốt của đại biểu HĐND huyện, cũng có trường hợp đại biểu HĐND mặc dù có chun mơn sâu, am hiểu nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội

nhưng vì lợi ích cục bộ mà mình phụ trách nên né tránh, ngại va chạm do đó khơng đặt câu hỏi chất vấn.

- Thực tế thời gian dành để đại biểu HĐND huyện chất vấn là 1 buổi sáng, dù đã tăng thời gian chất vấn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Bởi vì nếu Chủ tọa kỳ họp hạn chế thời gian chất vấn thì tâm lý của đại biểu cũng ngại chất vấn. Trong khi đó, một số thủ trưởng các phịng, ban, ngành bị chất vấn trả lời vịng vo, khơng đi thẳng vào vấn đề, chưa làm rõ nguyên nhân, đùn đẩy trách nhiệm nên hiệu quả chất vấn thấp... Tại một số kỳ họp, người bị chất vấn đã hứa tiếp thu và đưa ra biện pháp khắc phục nhưng lại không báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện lời hứa với Thường trực HĐND và đại biểu HĐND huyện đã chất vấn tại kỳ họp.

- Theo quy định của Luật, Thường trực HĐND huyện có thể xem xét việc trả lời chất vấn Chủ tịch UBND huyện, thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện trong thời gian giữa hai kỳ họp của HĐND. Nếu tổ chức được chất vấn giữa hai kỳ họp thì những bức xúc của cử tri và Nhân dân sẽ được nghiên cứu để giải quyết ngay mà không phải đợi đến kỳ họp. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vấn đề chất vấn giữa hai kỳ họp chưa được Thường trực HĐND huyện thực hiện và phải được khắc phục trong thời gian tới.

2.3.3. Giám sát thông qua xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, Nghị quyết của các HĐND cấp dưới trực tiếp

Đây là hình thức HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, cũng như sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đối với các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp.

Căn cứ báo cáo của Văn phịng HĐND và UBND huyện Thường Tín có thể thấy rõ là trong cả nhiệm kỳ, cả huyện số văn bản được UBND huyện và các văn bản của HĐND, UBND cấp dưới ban hành khá lớn, tới 35 ngàn văn bản, trong đó có 9 văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện.

Bảng 2.4. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

từ năm 2016 - 2021 của UBND huyện Thường Tín STT Năm Số lượng văn bản được ban hành Số văn bản

quy phạm pháp luật 1 2016 4.352 02 2 2017 2.656 01 3 2018 3.254 01 4 2019 4.355 01 5 2020 4.576 03 6 2021 5.463 01 7 Tổng số 24.656 9

(Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín)

Bảng 2.5. Số lượng Nghị quyết của HĐND huyện Thường Tín ban hành nhiệm kỳ 2016 - 2021

Năm Nghị quyết 2016 19 2017 28 2018 27 2019 26 2020 26 2021 28 Tổng cộng 154

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện ban hành 154 nghị quyết (trong đó 03 là văn bản quy phạm pháp luật); UBND huyện ban hành 24.656 văn bản (quyết định, kế hoạch, đề án, chương trình,…) trong đó có 9 văn bản quy phạm pháp luật.

Với số lượng văn bản lớn như vậy, hoạt động giám sát các văn bản là rất vất vả, phức tạp và nhiều khó khăn. Bên cạnh việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện còn xem xét Nghị quyết HĐND của các xã, thị trấn.

Theo quy định, các văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện và Nghị quyết của HĐND các xã, thị trấn khi ban hành phải gửi về Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện, Văn phòng HĐND và UBND để giám sát. Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND huyện đã giao cho các Ban của HĐND giám sát các văn bản theo đúng quy định. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện đã xem xét 9 văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện và 1.128 Nghị quyết của HĐND các xã, thị trấn. Các văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện chủ yếu là ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của huyện để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây là nhiệm vụ giám sát thường xuyên, nội dung giám sát có khối lượng cơng việc rất lớn, cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và đòi hỏi phải là người có chun mơn và cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Đồng thời hằng năm, Thường trực HĐND huyện đã giao Ban pháp chế HĐND huyện phối hợp với phòng Tư pháp huyện kiểm tra, rà soát văn bản của HĐND và UBND các xã, thị trấn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các nội dung giám sát chuyên đề, giám sát tại kỳ họp, HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND huyện đã tổ chức theo dõi việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện, Nghị quyết của HĐND các xã, thị trấn để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, khơng trái với Hiến pháp, luật, Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện.

Trên thực tế tại huyện Thường Tín thời gian có hiệu lực của nghị quyết do HĐND ban hành bị kéo dài do phải chờ văn bản triển khai thực hiện của UBND huyện, theo quy định, nghị quyết của HĐND huyện là văn bản quy phạm pháp luật thì thời điểm có hiệu lực là sau 10 ngày kể từ ngày thông qua. Trong điều khoản thi hành, HĐND thường giao cho UBND có nhiệm vụ triển khai thực hiện. Thông thường, UBND huyện xây dựng kế hoạch hoặc quyết định để tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp. Nếu chuẩn bị tốt và chủ động, nghị quyết của HĐND huyện tối thiểu khoảng 20 ngày sau khi thông qua mới có thể thực hiện được. Mặt khác, khi nghị quyết của HĐND đã có hiệu lực thi hành nhưng UBND chưa tổ chức triển khai thực hiện thì xem như các quy phạm được điều chỉnh chưa đi vào cuộc sống dù đã có giá trị pháp lý. Hơn nữa, pháp luật hiện hành chưa quy định một cách cụ thể quy trình xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật. Từ Hiến pháp đến các đạo luật mới chỉ dừng lại ở những quy định khái quát, chung chung nên rất khó thực thi.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)