Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 59)

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp quận có thể giao lưu, trao đổi hàng hố, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi tập trung nhiều các cơ quan quản lí nhà nước cấp Bộ, Ban, Ngành và cũng là địa điểm nhiều đại sứ quán của các nước. Có thể nói, cùng với quận Ba Đình, quận Hồn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị cũng như là trung tâm thương mại lớn của thành phố Hà Nội.

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Khu vực Hồn Kiếm được hình thành cách đây gần 1.000 năm, cịn khu phố cổ (36 phố phường) được hình thành từ đầu thế kỷ 19 thuộc Triều Nguyễn. Cùng với việc xây dựng hồng thành, kinh thành, nhiều đình, đền, chùa...được xây dựng như: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu...

Từ năm 1886, vùng đất này phát triển về phía Nam hồ Hồn Kiếm với những khu phố của người Châu Âu theo hệ thống bàn cờ.

Từ năm sau năm 1975, quận Hồn Kiếm phát triển ra phía ngồi đê, hình thành các khu nhà ở tập thể của các cơ quan.

Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn nên quận Hoàn Kiếm được phân chia thành 3 khu vực:

Khu phố cổ gồm các phường: Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của 2 phường Lý Thái Tổ và Hàng Bơng. Các cơng trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.

Khu phố cũ gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều loại cơng trình như nhà ở, biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách sạn, bảo tàng, thư viện với những kiến trúc đẹp mắt.

Khu ngoài đê gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương.

Trước đây, vùng đất Hoàn Kiếm là ngã 3 sơng, nơi dịng sơng Tơ Lịch tách từ sông Nhị từ phường Giang Khẩu rồi chảy qua các phố phường. Hoàn Kiếm là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ 4 phương.

Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà.

Từ năm 1961-1981, khu vực này có tên gọi là khu Hoàn Kiếm. Từ tháng 1/1981, khu Hồn Kiếm chính thức được gọi là quận Hồn Kiếm.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tại khu vực Hồn Kiếm, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 380. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất khoảng từ 8- 100C. Độ ẩm trung bình là 84,5%.

Quận Hồn Kiếm là quận chật hẹp nhất trong tất cả các quận, huyện Hà Nội. Với qui mơ diện tích nhỏ hẹp, cùng với vị trí địa lý của Hồn Kiếm, đã làm cho mỗi tấc đất của Hồn Kiếm trở nên có giá trị cao hơn mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn quận hầu như không đáng kể, chỉ khoảng 0,4 ha ở phường Chương Dương. Đây lại là vùng đất nằm trong hành

lang thoát lũ nên cũng rất khó có khả năng khai thác. Điều này chứng tỏ tình hình sử dụng đất của quận rất tốt nhưng đây cũng là khó khăn cho quận trong việc tiếp tục phát triển thêm các dự án kinh tế - xã hội khi có nhu cầu.

Hồn Kiếm có 21,26 % diện tích tự nhiên là mặt nước sơng Hồng. Diện tích này có giá trị lớn về cảnh quan, môi trường nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác. Nếu các biện pháp tổng thể của Chính phủ về chỉnh trị sông Hồng được triển khai, khi đó ý tưởng xây dựng thành phố ven sơng được thực hiện, thì diện tích mặt nước sơng Hồng mới thực sự được khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hồn Kiếm nói riêng và của cả thành phố nói chung.

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung dân cư có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, là nơi sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: chạm, khắc, kim hoàn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy...

Trên địa bàn quận có các chợ lớn như: Đồng Xuân, Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào... Trong đó chợ Đồng Xuân là một khu thương mại lớn của quận nói riêng và tồn thành phố nói chung, đây là một trong những nhân tố phát triển kinh tế của quận, thu hút rất nhiều khách du lịch, tạo điều kiện cho quận phát triển hơn nữa ngành du lịch của địa phương.

Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại đây, quận Hồn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính. Trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm đang và sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp - một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.

Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hồn Kiếm có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.

2.1.1.3. Điều kiện văn hố, xã hội

Quận Hồn Kiếm có 18 đơn vị hành chính là 18 phường, là nơi tập trung dân cư đông đú nên nguồn nhân lực của quận cũng tương đối dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động trong toàn quận chiếm 67%, trong đó có khoảng 60% có khả năng lao động. Hơn nữa, lực lượng lao động đông đảo này chủ yếu là lao động chất xám có tri thức nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quận. Tuy nhiên, so với nhu cầu cơng nghiệp hố và hiện đại hoá hiện nay trên tồn thành phố thì con số này vẫn cịn khá khiêm tốn.

Quận Hoàn Kiếm cũng đã áp dụng công tác vay vốn qu quốc gia giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân nhằm giải quyết tình trạng việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, trên địa bàn quận vẫn cịn 7.443 lao động thất nghiệp, trong đó phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo: 80% cao đẳng, đại học và trên đại học: 12%; trung học: 5% và công nhân k thuật có bằng: 3%.

Quận Hồn Kiếm cũng là vùng đất của những di tích văn hố - lịch sử với 190 di tích, những di tích nổi tiếng như Hồ Gươm, tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lị, đền Ngọc Sơn, chùa Qn Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân, khu Phố cổ Hà Nội... và đình thờ các ơng tổ nghề như đình Lị Rèn, đình Hàng Giấy... Với quần thể di tích văn hố lịch sử, di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thành phố ngàn năm văn hiến đã và đang được Chính quyền Thành phố quan tâm tơn tạo. Đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hoá của Quận, tạo nên sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, trên địa bàn

quận cũng có nhiều di tích đang xuống cấp, cần được tu tạo, bảo tồn. Nhiều đình chùa bị lấn chiếm đất đai cần có biện pháp xử lí để mang nét đẹp tồn diện cho vùng trung tâm của thành phố.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi ghi dấu trong lịch sử ẩm thực của vùng đất thành phố với những đặc sản như chả cá Lã Vọng, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư... Những món ăn này khơng chỉ thu hút nhiều khách du lịch trong nước mà cả du khách nước ngồi cũng tìm đến thưởng thức. Khơng những thế, Hồn Kiếm có phố Tống Duy Tân đã được chọn là tuyến phố ẩm thực Việt Nam đầu tiên.

Có thể nói, Hồn Kiếm với vị thế là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có sự kết hợp hài hồ các yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch nên cần có nhiều hơn nữa các chính sách thích hợp trong cơng tác QLNN để một mặt hồ nhập, tiếp thu được tinh hoa của văn hoá nhân loại, đồng thời phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch thành phố, là trung tâm nội đơ, có lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Vì vậy, quận Hồn Kiếm là nơi có nhiều tiềm năng thế mạnh trong hoạt động phát triển du lịch, bao gồm:

* Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hồn Kiếm (cịn gọi là hồ Gươm) là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội với sự tích Vua Lê hồn gươm. Giữa hồ có tháp Rùa, trên hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ cịn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu...

Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh".

nổi lên mặt nước. Năm 1968, người ta bắt được một “cụ” nặng tới 230kg, dài 2,1m, ngang 1,2m, có độ tuổi từ 400-500 năm (tương ứng với thời gian Lê Thái tổ trả gươm).

* Đền Ngọc Sơn

Đền được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có cơng lãnh đạo qn dân đánh thắng qn Nguyên thế kỷ XIII.

* Cầu Thê Húc

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".

* Tháp Rùa

Tháp xây trên đảo Rùa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII-thế kỷ XVIII) thì chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa là nơi vui chơi hóng mát, sau bị phá hỏng khi Lê Chiêu Thống lên nắm quyền.

* Phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là ”Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ đầu thế kỉ XV, giới hạn bởi phía Bắc là phố Hàng Đậu, phía Nam là các phố Hàng Bơng, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đơng là phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải và phía Tây là phố Phùng Hưng. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngơi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hịa quyện vào nhau tạo nên không gian kiến trúc cổ đa dạng, sinh động.

“Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Thiếc... Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội, là trung tâm kinh tế, văn hoá đa dạng.

Do vậy nhìn nhận khu 36 phố phường không nên chỉ đơn thuần là khía cạnh văn hố vật thể (đánh giá đơn thuần về cơng trình kiến trúc), mà cịn là khía cạnh văn hố phi vật thể, đó chính là cái hồn của phố cổ.

* Phố đi bộ

Tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân đã tạo thành một không gian đi bộ phố cổ về đêm dài gần 3km. Đây thực sự đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, khai thác được nét văn hóa phố cổ đồng thời tạo điều kiện cho du khách khám phá Hà Nội về đêm. Tháng 9/2018, không gian đi bộ hồ Hồn Kiếm và phụ cận chính thức đi vào hoạt động sau 02 năm thực hiện thí điểm, tại đây đã diễn ra 410 sự kiện văn hóa quy mơ lớn, thu hút được sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố trong nước, 26 đại sứ quán và 3 tổ chức quốc tế.

Như vậy, quận Hồn Kiếm chính là một nguồn cung về tài nguyên du lịch để tạo ra các loại hình du lịch khác nhau nhau du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch tham quan, nghiên cứu… cũng là nơi có thể cung cấp cho du khách mọi thông tin về du lịch. Đây là những điểm thu hút du khách đến với du lịch thành phố Hà Nội.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

2.2.1. Hiện trạng khách du lịch

Đối với việc phát triển du lịch thì việc thu hút khách du lịch được coi là một chiến lược quan trọng. Quận Hoàn Kiếm là một trong những quận của Thành phố thu hút lượng lượng khách du lịch lớn nhất và không ngừng tăng trưởng qua từng năm, nhưng chưa cao. Dưới dây là bảng thống kê lượng khách du lịch giai đoạn từ năm 2015-2021

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021

Đơn vị tính: triệu lượt khách

Năm

Tổng số khách

du lịch Khách nội địa Khách quốc tế

Số lượng (người) % tăng so cùng kỳ năm trước Số lượng (người) % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2015 6.519 26,88% 4.532 32,54% 1.987 21,23% 2016 8.418 17,04 5.872 29,56% 2.546 26,13% 2017 9.853 17,04% 6.895 17,42% 2.958 16,18% 2018 12.462 26,47% 8.590 24,58% 3.872 30,89% 2019 14.112 13,24% 9.945 15,77% 4.167 7,61% 2020 8.457 -40,12% 5.567 -44,02% 2.890 -30,65% 2021 5.727 -40,55% 3.592 -34,47% 2.135 -26,12%

Nguồn: Phịng Kinh tế quận Hồn Kiếm

- Khách du lịch quốc tế:

Số lượng khách du lịch quốc tế đến quận Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua (2015-2021) tăng trưởng mạnh, trung bình hàng năm từ 15%. Như vậy khẳng định rằng, các điểm du lịch ở quận Hồn Kiếm vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021.

Riêng 2 năm 2020 và 2021 khách du lịch trong và ngoài nước đều giảm mạnh do tình hình dịch Covid bùng mạnh.

- Năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chỉ tăng 2,31%, kéo theo cả giai đoạn 2016-2020 chỉ tăng bình quân 14,77%/năm.

Tổng mức doanh thu ngành thương mại, dịch vụ tính đến 10/2021 ước tăng 51,62% so với tháng 9, tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 10 tháng

giảm 2,71% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu ngành thương mại tăng 0,12%;

lưu trú, ăn uống giảm 24,06%; du lịch giảm 52,25% và doanh thu ngành dịch vụ khác giảm 8,2%).

- Trước năm 2020, khi đại dịch COVID-19 chưa diễn ra, kinh tế của quận vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)