2.2.1. Hiện trạng khách du lịch
Đối với việc phát triển du lịch thì việc thu hút khách du lịch được coi là một chiến lược quan trọng. Quận Hoàn Kiếm là một trong những quận của Thành phố thu hút lượng lượng khách du lịch lớn nhất và không ngừng tăng trưởng qua từng năm, nhưng chưa cao. Dưới dây là bảng thống kê lượng khách du lịch giai đoạn từ năm 2015-2021
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021
Đơn vị tính: triệu lượt khách
Năm
Tổng số khách
du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượng (người) % tăng so cùng kỳ năm trước Số lượng (người) % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2015 6.519 26,88% 4.532 32,54% 1.987 21,23% 2016 8.418 17,04 5.872 29,56% 2.546 26,13% 2017 9.853 17,04% 6.895 17,42% 2.958 16,18% 2018 12.462 26,47% 8.590 24,58% 3.872 30,89% 2019 14.112 13,24% 9.945 15,77% 4.167 7,61% 2020 8.457 -40,12% 5.567 -44,02% 2.890 -30,65% 2021 5.727 -40,55% 3.592 -34,47% 2.135 -26,12%
Nguồn: Phịng Kinh tế quận Hồn Kiếm
- Khách du lịch quốc tế:
Số lượng khách du lịch quốc tế đến quận Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua (2015-2021) tăng trưởng mạnh, trung bình hàng năm từ 15%. Như vậy khẳng định rằng, các điểm du lịch ở quận Hồn Kiếm vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021.
Riêng 2 năm 2020 và 2021 khách du lịch trong và ngoài nước đều giảm mạnh do tình hình dịch Covid bùng mạnh.
- Năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chỉ tăng 2,31%, kéo theo cả giai đoạn 2016-2020 chỉ tăng bình quân 14,77%/năm.
Tổng mức doanh thu ngành thương mại, dịch vụ tính đến 10/2021 ước tăng 51,62% so với tháng 9, tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 10 tháng
giảm 2,71% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu ngành thương mại tăng 0,12%;
lưu trú, ăn uống giảm 24,06%; du lịch giảm 52,25% và doanh thu ngành dịch vụ khác giảm 8,2%).
- Trước năm 2020, khi đại dịch COVID-19 chưa diễn ra, kinh tế của quận vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch từng bước được nâng lên theo tiêu chí văn minh, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ thương mại, du lịch ổn định, bình quân hàng năm đạt 18,12% trong giai đoạn 2016-2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 98,04% trong cơ cấu kinh tế quận.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch quốc tế đến quận Hoàn Kiếm từ 2015- 10/2021
Đơn vị: triệu lượt khách
Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tổng số khách quốc tế
1.987 2.546 2.958 3.872 4.167 2.890 2.135 Tổng số khách quốc tế có
lưu trú 1.027 1.361 1.930 2.161 2.355 1.456 1.089
Nguồn: Phịng Kinh tế quận Hồn Kiếm
Số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lượng khách quốc tế đến quận Hoàn Kiếm tăng trưởng đều và ổn định, cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch giữ được tỷ trọng ổn định.
Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế lưu trú trên địa bàn: năm 2015, tăng 20,5%; năm 2016, tăng 22,8%; năm 2017, tăng 30,2%; năm 2018, tăng 12,06%; năm 2019, tăng 10% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu đề án là từ 8-10%/năm. Riêng 2 năm 2020 và 2021 khách quốc tế giảm mạnh.
- Loại khách du lịch phân theo mục đích: khách quốc tế đến quận Hồn Kiếm với mục đích du lịch tham quan thuần túy giai đoạn này là 45,5%; mục
đích thương mại chiếm 13,5%; mục đích thăm thân nhân chiếm 10%; cịn lại là các mục đích khác. Trong những năm gần đây khách du lịch có mục đích thương mại có tăng nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức 14-15%. Khách đi với các mục đích khác như nghiên cứu, học tập, tham quan... có xu hướng ngày càng tăng.
- Ngày khách lưu trú trung bình: Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn trung bình khoảng 3-7 ngày...
- Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa là nguồn khách thế mạnh của quận Hồn Kiếm, trung bình hàng năm chiếm 70% tổng lượng khách. Bởi nhiều du khách là người Việt đều mong muốn được ra thăm Thành phố, được tham quan những địa danh nổi tiếng, vì vậy, quận Hồn Kiếm thu hút lượt khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại thuận tiện. Khách nội địa liên tục tăng từ 2016 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,32%.
Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến quận Hồn Kiếm khơng ngừng tăng lên; trong đó khách du lịch quốc tế tăng tương ứng là 1,96 và 9,74 lần. Tốc độ tăng trưởng về số lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn này đạt 25,56%/năm, khách du lịch nội địa tăng 16,93%/năm. Hà Nội nói chung và quận Hồn Kiếm nói riêng là địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bởi lượng khách nước ngoài cũng như nội địa đến tham quan thường xuyên, đặc biệt là vai trò của khách du lịch quốc tế. Với tiềm năng quận Hồn Kiếm có thể mở mang, phát triển các loại hình du lịch mới như sơng nước, du lịch xanh, du lịch nghiên cứu, du lịch hội nghị... để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
2.2.2. Doanh thu du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng tồn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng khơng quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung, Hà Nội cũng như quận Hồn Kiếm nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong tồn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, theo Thống kê của Sở VH, TT&DL Hà Nội, doanh thu du lịch của Hà Nội cũng như các quận như sau:
Bảng 2.3. Bảng so sánh doanh thu du lịch của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm từ 2015 - 2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Doanh thu của thành phố Hà Nội
Doanh thu của quận Hoàn Kiếm Doanh thu % tăng so cùng
kỳ năm trƣớc Doanh thu
% tăng so cùng kỳ năm trƣớc 2015 55,5 11,48% 4,424 10,5 % 2016 62,032 10,7% 12,456 29,7% 2017 70,958 15% 16,324 13,05% 2018 75,815 11,7 18,567 13,37% 2019 103,807 34% 25,432 36,97% 2020 22,426 -78,4% 4,098 -79,96% 2021 11,280 -49,71% 1,957 -52,25%
Nguồn Phịng Kinh tế quận Hồn Kiếm
Theo số liệu trên, thu nhập du lịch quận Hoàn Kiếm trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2015 tổng thu nhập chỉ đạt 4,424 tỷ đồng, nhưng đến năm 2019 tăng lên 293,37%. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu giai đoạn 2015 - 2019 đạt 18,81%/năm.
Tính đến tháng 10/2021, toàn thành phố Hà Nội ước đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm). Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40% tổng thu năm 2020 và bằng 23% kế hoạch đề ra).
Riêng quận Hoàn Kiếm, kinh tế - xã hội lũy kế 10 tháng giảm 2,71% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu ngành thương mại tăng 0,12%; lưu trú, ăn uống giảm 24,06%; du lịch giảm 52,25% và doanh thu ngành dịch vụ khác giảm 8,2%).
2.2.3. Cơ sở vật chất, hạ t ng k thuật
Trong giai đoạn 2015 - 2019 các cơ sở lưu trú du lịch của quận Hồn Kiếm cũng khơng ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.
Bảng 2.3. Hiện trạng cơ sở lưu trú của quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2021 Đơn vị: Cơ sở Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tăng trung bình Tổng số CSLT 318 357 412 464 528 528 528 14,45% Tổng số phòng 7.675 8.532 9.856 10.852 12.404 12.404 12.404 15,47%
Nguồn: Phịng Kinh tế quận Hồn Kiếm
Có thể thấy, giai đoạn 2015 - 2019 đã đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo hướng hiệu quả và bền vững; qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch của tồn quận. Cơng suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú, khách sạn trên địa bàn đạt trung bình 80 - 85%. Có thể nói du lịch đã từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quận Hoàn Kiếm. Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định phát triển mạnh du lịch, ưu tiên đầu tư cải tạo đồng bộ hạ tầng k thuật, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch dịch vụ hoàn chỉnh, chất lượng cao khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm là một trong các khâu đột phá.
- Về hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác
Các cơ sở vật chất k thuật khác bao gồm: Hệ thống hạ tầng k thuật phục vụ du lịch, nhà hàng, phòng hội nghị, phịng ăn, cơ sở vui chơi giải trí...
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Là quận trung tâm của Thành phố, Hoàn Kiếm
là địa bàn phải chịu áp lực rất lớn về hạ tầng giao thông, do mật độ người và phương tiện tham gia giao thông quá đông, với mạng lưới dày đặc các cơ quan,
công sở, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa... Vì vậy, áp lực đối với hệ thống hạ tầng giao thông là rất lớn.
Để bảo đảm trật tự giao thơng và giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan của khu vực trung tâm này địi hỏi phải có quyết sách căn bản, giải pháp tổng thể, dài hơi.
Quận Hồn Kiếm đang có dự án mở rộng các tuyến phố đi bộ nhằm tạo khơng gian sinh hoạt văn hóa, giải trí hấp dẫn cho Thành phố. Những áp lực về các vấn đề giao thơng phải được giải quyết thỏa đáng thì dự án này mới trở thành hiện thực. Ðiều này, khơng chỉ địi hỏi thành phố và các ngành chức năng phải có giải pháp tổng thể, căn cơ, mà cịn địi hỏi sự chủ động sắp xếp lại giao thơng của chính quận Hồn Kiếm, để bảo đảm giao thông, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân, từ đó thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.
2.2.4. Các sản phẩm du lịch
Trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch, đề án, dự án nhằm xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đảm bảo các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chun nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội gắn với xây dựng thương hiệu du lịch quận Hoàn Kiếm, cụ thể:
2.2.4.1. Hoạt động du lịch văn hóa
- Tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong phát triển du lịch. UBND quận đã xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình giải phóng mặt bằng, tu bổ, tơn tạo nhiều cơng trình di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiểu biểu. Trong giai đoạn 2015 - 2020, đã giải phóng mặt bằng được 14 hộ dân và 01 tổ chức, 77 nhân khẩu ở 04 di tích; tu bổ, tơn tạo tổng thể, hồn chỉnh được 06 di tích với tổng kinh phí là 108,565 tỉ đồng (trong đó ngân sách nhà nước đầu tư 103,165 tỉ đồng, xã hội hoá 5,4 tỉ đồng); lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 08 di tích.
- Cơng tác tổ chức các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm được quan tâm: các lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, lễ hội Vua Lê đăng quang, Lễ hội Trung thu Phố cổ,... thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngồi nước đến thăm quan và tìm hiểu. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, triển lãm, trưng bày và giới thiệu về văn hóa vật thể và phi vật thể tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), đình Kim Ngân (42, 44 Hàng Bạc), Ngơi nhà di sản (87 Mã Mây), Trung tâm thông tin Phố cổ (28 Hàng Buồm), Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ), Trung tâm thơng tin văn hóa Hồ Gươm (02 Lê Thái Tổ)… được duy trì thường xuyên, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, khám phá lịch sử, văn hóa của du khách.
- Tăng cường kết nối chuỗi địa điểm du lịch khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận với các điểm du lịch của Thành phố, đã phối hợp với Sở Du lịch hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng tuyến, tour du lịch thăm quan phố cổ và những cơng trình kiến trúc Pháp điển hình, tham dự các hoạt động trong các tuyến phố đi bộ,… Triển khai Luật Du lịch 2017, đến nay, đã có 02 điểm du lịch trên địa bàn quận được UBND Thành phố công nhận điểm du lịch cấp Thành phố là: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Di tích Nhà tù Hỏa Lị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng các điểm đến du lịch trên địa bàn quận.
- Tổ chức khai trương và duy trì hoạt động Phố sách Hà Nội tại phố 19/12 (từ tháng 4/2017), thu hút 16 Nhà sách lớn tham gia tạo điểm nhấn thu hút đông đảo người dân và du khách (khoảng gần 0,8 triệu lượt khách/năm) đến thăm quan, mua sách và tham gia các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc.
2.2.4.2. Hoạt động du lịch tham quan, giải trí
- Tổ chức Khơng gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận từ tháng 9/2016 gắn kết với Không gian đi bộ khu phố cổ, tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm Hà Nội, tạo không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi giao lưu, điểm hẹn, điểm đến thú vị của
mọi người dân; phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh hồ Hồn Kiếm (di tích Quốc gia đặc biệt) góp phần quảng bá
hình ảnh của Thành phố Hà Nội - Thành phố Hịa bình, kích cầu phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội nói chung và quận Hồn Kiếm nói riêng. Số lượng cơ sở kinh doanh mới và chuyển đổi mục đích kinh doanh phục vụ cho dịch vụ và du lịch trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm là 268 cơ sở.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với Qu giao lưu Quốc tế Hàn Quốc và chương trình định cư con người Liên hợp quốc triển khai Khơng gian bích họa phố Phùng Hưng (đoạn giữa phố Lê Văn Linh - Hàng Cót), đã thu hút rất nhiều du
khách và người dân địa phương.
- Tổ chức mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh dịch vụ (đến 02 giờ sáng từ 19h00 ngày thứ sáu đến 24h00 ngày Chủ nhật hàng tuần) trên địa bàn quận được quan tâm chỉ đạo, đã thu hút 65 cơ sở kinh doanh (gồm: quán café, nhà hàng sử dụng âm nhạc, nhà hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ karaoke) đủ điều kiện
tham gia, tạo thêm không gian vui chơi, đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu, tìm hiểu cuộc sống ban đêm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế, tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, không phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong m tục.
- Phương tiện giao thông sạch thân thiện với môi trường (xe điện) được duy trì, đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút 1.570.510 lượt du khách sử dụng dịch vụ, đạt doanh thu 43,2 tỷ đồng. UBND quận đã chấp thuận cho Công ty CP Đồng Xuân mở rộng hoạt động của phương tiên giao