Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 122 - 124)

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch

Để hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện một cách hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra thì việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những vi phạm đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Phải xem đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Mục đích của hoạt động kiểm tra, thanh tra là xem xét các tổ chức, cá nhân đã thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của địa phương về lĩnh vực du lịch hay chưa; kịp thời phát hiện những sai sót của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật đồng thời chấn chỉnh, định hướng các tổ chức, cá nhân đó hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật nhằm xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, an tồn và thân thiện. Vì vậy cần phải:

Một là, Phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối

Hai là, Du lịch là một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; vì

vậy khi thành lập đồn kiểm tra, thanh tra phải có đủ các thành phần liên quan tham gia.

Ba là, Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh

tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Bốn là, Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ làm công tác

thanh tra, kiểm tra của ngành từ thành phố đến cơ sở. Người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chun mơn mà địi hỏi phải có một sự hiểu biết tồn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Năm là, Cần có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, thật sự quy vào

trách nhiệm cá nhân quản lý, không xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Các hình thức xử lý vi phạm phải căn cứ trên cơ sở các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của UBND thành phố, UBND quận và chính quyền địa phương. Với cộng đồng cư dân và du khách, việc vận động, nhắc nhở cần tiến hành liên tục, song cũng phải có những biện pháp xử phạt hành chính mang tính răn đe để đưa mọi hoạt động đi vào nền nếp, để các lễ hội văn hóa truyền thống là khơng gian và mơi trường thật sự an tồn và văn minh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)