Huy động, đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống thiên tai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 38)

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai

1.4.4. Huy động, đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống thiên tai

Nguồn tài chính cho PCTT hiện nay ở nước ta được lấy từ các nguồn như sau: Ngân sách nhà nước; Quỹ PCTT và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.

1.4.4.1. Ngân sách nhà nước cho PCTT

Điều 9, Luật PCTT 2013 [25] quy định về ngân sách nhà nước cho PCTT: - Ngân sách nhà nước cho PCTT bao gồm ngân sách nhà nước theo dự tốn chi hằng năm và dự phịng ngân sách nhà nước.

- Ngân sách nhà nước cho PCTT theo dự toán chi hằng năm được sử dụng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch PCTT; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơng trình PCTT; hoạt động PCTT; hoạt động thường xuyên của cơ quan QLNN về PCTT các cấp.

- Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động PCTT được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Dự phòng ngân sách nhà nước cho PCTT được sử dụng theo quy định sau đây: Hỗ trợ cho cơng tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngồi dự tốn chi hằng năm đã được phê duyệt; Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã chi hết nhưng không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khẩn cấp, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo trung ương về PCTT tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.

1.4.4.2. Quỹ phịng chống thiên tai

Quỹ PCTT là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do UBND cấp tỉnh quản lý. Quỹ PCTT khơng bao gồm ngân sách nhà nước và khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Nguồn tài chính của Quỹ PCTT gồm: Đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài tại địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật; Các nguồn hợp pháp khác.

Quỹ PCTT được sử dụng để hỗ trợ hoạt động PCTT và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

- Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai;

- Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; - Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.

- Việc quản lý, sử dụng Quỹ PCTT phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, cơng khai, minh bạch, cơng bằng và hiệu quả.

Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hỗn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết tốn Quỹ PCTT.

1.4.4.3. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phịng, chống thiên tai

Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho cơng tác PCTT dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai. Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.

1.4.5. Hợp tác với các địa phương và hợp tác quốc tế về quản lý nhà nước đối với phịng, chống thiên tai

- Bảo đảm tơn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.

- Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực PCTT

- Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơng trình PCTT.

Nội dung hợp tác quốc tế về PCTT bao gồm: về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai; về tìm kiếm cứu nạn; về cứu trợ nhân đạo; về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong PCTT. Cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về PCTT là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn. Ngồi ra, hoạt động hợp tác quốc tế về PCTT cịn có sự tham gia của Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.

Việc hợp tác, học hỏi kinh nghiệm đối với hoạt động QLNN về PCTT có vai trị đặc biệt quan trọng, sẽ càng phát huy vai trị tích cực hơn nếu các địa phương hợp tác với nhau có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mỗi địa bàn có lịch sử, điều kiện tự nhiên, KT-XH, tốc độ, điều kiện phát triển khác nhau nên khơng thể đem áp dụng rập khn, máy móc kinh nghiệm của nơi này cho nơi khác.

Điều đáng quan tâm là những kinh nghiệm của các địa phương khác trong bối cảnh hiện nay có thể áp dụng được đến đâu, ở mức độ nào và tại sao thời điểm này chưa áp dụng được. Đó chính là những bài học quản lí quý báu để địa phương thực hiện hoạt động QLNN về PCTT được tốt hơn.

1.4.6. Tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

Một trong các nội dung quan trọng của hoạt động QLNN về PCTT là tiến hành tổng kết, đánh giá. Hoạt động này được diễn ra nhằm mục đích xem xét một cách tổng thể hệ thống pháp luật, chính sách về PCTT có được thực hiện hiệu quả thực tế hay khơng, kịp thời phổ biến, nhân rộng các mơ hình tối ưu trong việc cải thiện sinh kế bền vững cho người dân, phát huy những lợi thế, những kết quả tích cực của hoạt động QLNN về PCTT và giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác động khơng mong muốn của pháp luật, chính sách về PCTT đã được thực hiện trên thực tế. Hoạt động tổng kết, đánh giá hoạt động QLNN về PCTT để phát huy hiệu quả tối đa cần phải có sự trung thực, thẳng thắn và minh bạch trong khâu đánh giá, tránh tình trạng né tránh, nể nang trong quá trình đánh giá.

Hoạt động tổng kết đánh giá cũng cần có sự lượng hóa, so sánh với các mục tiêu của từng giai đoạn trước đó để có cái nhìn tồn cảnh, thấu đáo về GNBV trên thực tế.

1.4.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PCTT thực chất là hoạt động để thực thi tính nghiêm minh của pháp luật về PCTT. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục, song song với các nội dung khác trong QLNN về PCTT. Tính hiệu quả của hoạt động này thể hiện ở việc phát hiện kịp thời, xử lý thích đáng các hành vi vi phạm pháp luật về PCTT, đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH nói chung và về PCTT nói riêng được triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động QLNN về PCTT cịn đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực nói chung

và nguồn lực tài chính nói riêng được đúng pháp luật, kịp thời đáp ứng các nhu cầu phát triển KT-XH tại các địa phương thực hiện hoạt động PCTT.

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai thiên tai

1.5.1. Những yếu tố khách quan

1.5.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PCTT nói chung. Trên thế giới có thể dẫn chứng về Nhật Bản.Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngồi khơi đơi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và các cao ngun có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ khơng khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn - gió khơ và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đơ thị có thể lên đến gần 40 độ C. Khơng khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn. Chính vì vậy tại Nhật Bản thường xun chịu nhiều thiên tai và gây thiệt hại rất lớn về người và của.

Việt Nam cũng nằm trong vùng địa lý chịu nhiều tác động của thiên tai hàng năm nên nước ta hàng năm chịu rất nhiều thiệt hại về người và của trong quá trình phát triển KT-XH.

1.5.1.2. Các rủi ro thiên tai ngày càng xuất hiện và diễn biến khó lường

Chỉ tính riêng trong 2 năm liền 2016-2017, thiên tai tại nước ta diễn biến khốc liệt. Trong đó, năm 2016, thiên tai đã làm 286 người chết và mất tích, 5.431 nhà bị đổ, sập; 364.997 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 828.661 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2020 đến ngày 23/7/2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai: 202 trận dơng, lốc, mưa lớn trên 43 tỉnh/TP, trong đó 09 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và

Trung Bộ; 01 cơn bão trên biển Đông; 09 trận lũ quét, sạt lở đất; 23 trận động đất; 12 trận mưa lớn, ngập úng, lũ cục bộ; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long,…thiên tai đã làm 53 người chết, 01 người mất tích, 137 người bị thương, 1.815 nhà sập, 60.588 nhà bị hư hại, tốc mái, 110.222 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 10.734 con gia súc, gia cầm chết, ước tính thiệt hại về kinh tế là 3.930 tỷ đồng [13].

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTT

Đây là yếu tố quan trọng tác động lớn đến tính hiệu quả của hoạt động PCTT theo cả hai chiều hướng tích cực và hạn chế. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTT đúng đắn sẽ có tác động tích cực, làm giảm thiệt hại về người và của trong quá trình các thiên tai ập đến và ngược lại.

Thứ hai, nhận thức của chính quyền về PCTT

Nhận thức của chính quyền về PCTT có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả việc thực hiện các chính sách PCTT tại địa phương vì nếu nhận thức của chính quyền đúng đắn thì sẽ có những hành động, giải pháp triển khai trên thực tế để thúc đẩy chính sách PCTT có được kết quả như mong đợi và ngược lại. Nhận thức của chính quyền về PCTT nếu đầy đủ và đúng đắn sẽ có tác động lớn đến tư duy, phong tục sản xuất, canh tác của người dân trên địa bàn thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho người dân.

Đây là yếu tố quan trọng bởi lẽ có sự thay đổi trong nhận thức mới có sự chuyển biến về hành vi. Năng lực đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QLNN về PCTT (về kiến thức, kỹ năng và thái độ) cũng hết sức quan trọng vì quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc xâu dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về PCTT trên thực tế.

Thực tiễn cho thấy, con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của q trình phát triển KT-XH nói chung và hoạt động PCTT nói riêng. Chất

trình, mục tiêu PCTT của đội ngũ CBCC sẽ làm cho pháp luật, chính sách về PCTT nhanh chóng được triển khai trên thực tế, tiết kiệm chi phí, nhân lực, phịng chống tiêu cực, thất thốt, lãng phí thậm chí tham nhũng, tham ơ các nguồn tài chính trong hoạt động PCTT tại các địa phương.

1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ

1.6.1. Tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Huyện Đơng Anh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9 ha (182,14km2). Là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, có 33,3 km đường sơng (sơng Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện Khê).

Trong năm 2017, cơng tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai thực hiện có hiệu quả từ Huyện đến cơ sở, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, không xảy ra sự cố nào về đê điều, cơng trình thủy lợi. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án, chuẩn bị nhân lực, vật tư phục vụ cơng tác phịng chống lụt bão được các đơn vị, các tiểu ban, tiểu khu thực hiện nghiêm túc. Tinh thần chủ động ứng phó được thực hiện tốt, đặc biệt ở một sơ phịng ban đơn vị như: Tiểu khu tả Hồng, Tiểu khu tả Đuống, Tiểu khu Cà Lồ, Tiểu ban kỹ thuật hộ đê, Tiểu ban chống ngập nội đồng…. Ban chỉ huy đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Tiểu ban, Tiểu khu, các đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện từ Huyện đến cơ sở, đảm bảo sát thực tế theo phương phâm “4 tại chỗ”.

Trong mùa mưa bão năm 2017 có 16 cơn bão hoạt động trên biển Đơng, trong đó có cơn bão số 2 và cơ bão số 11 đổ bộ trực tiếp vào khu vực đồng bằng Bắc bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Hà Nội gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, Ban chỉ huy đã thẩm định, phê duyệt 9 phương án, ban hành 7 Công điện để chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp chống bão, chộng lũ đạt kết quả cao. Tình hình thiệt hại trong cơn bão số 2 tuy không

gây thiệt hại về người nhưng mưa to đã gây thiệt hại một số diện tích lúa mới cấy trên địa bàn Huyện, ngập úng thiệt hại 100% là 8,5 ha, trong đó tại xã Việt Hùng là 3,5%, xã Liên Hà là 5 ha; ngập úng thiệt hại 50% là 16 ha, trong đó xã Việt Hùng là 3 ha, xã Liên Hà 13 ha.

Kiện tồn Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn Huyện Đơng Anh năm 2018 gồm 27 ông bà do Chủ tịch UBND Huyện làm Trưởng ban, thành lập 8 tiểu ban, 3 tiểu khu; thành lập Đội xung kích tập trung làm nhiệm vụ phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 gồm 80 đội viên tại 10 xã ven sông Hồng và sông Cà Lồ. Đồng thời triển khai các phương án kỹ thuật hộ đê, chống úng, chuẩn bị vật tư, kỹ thuật hộ đê bảo vệ trọng điểm đê, kè Xuân Canh - cống Long Tửu; phương án phịng chống lụt bão cụm cơng trình cống qua đê Hải Bối.

1.6.2. Tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hịa Bình, rộng 210,76

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)