Khái quát về huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây nam Hà Nội, cách trung tâm Thủ đơ 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đơng giáp với quận Hà Đơng, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hịa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hồ Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6 nghìn người. Tồn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn. Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thơn Đồng Ké (thuộc xã Trần

Phú); ngồi ra cịn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.

Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu cơng nghiệp, 9 cụm cơng nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gị, vùng “Núi sót” và vùng Đồng bằng; với hệ thống sơng Bùi, sơng Tích phía Tây, sơng Đáy bao bọc phía Đơng huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là tuyến phòng

Trên địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tuyến đường 419 nối liền các xã và các huyện; quốc lộ 6 với chiều dài 18 km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan trọng giữa Thủ Đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Trong quy hoạch phát triển KT-XH của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn (nằm trong chùm đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái của Thủ đô). Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Đến năm Gia Long 13 (1814), đổi sang phủ Ứng Hòa. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) chia huyện Chương Đức thành hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng Hịa, tỉnh Hà Đơng. Trải qua nhiều lần tách nhập tỉnh, hợp nhất, Chương Mỹ lần lượt là huyện của các tỉnh Hà Đơng, Hà Tây, Hà Sơn Bình rồi trở lại Hà Tây trước khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội vào ngày 01/8/2008 theo Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thực hiện nghị quyết của HĐND huyện, năm 2018 mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện Chương Mỹ đã thực hiện đạt và vượt 14/16 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện vẫn được duy trì ở mức cao. Các lĩnh vực xã hội được quan tâm phát triển khá đồng bộ, an ninh trật tự, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, cơng tác quốc phòng an ninh, quân sự địa phương được thực hiện tốt, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao. Thể hiện ở một số chỉ tiêu chính như: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 20.821 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch và tăng 11,7% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản

xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 11.870 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ; giá trị thương mại, dịch vụ đạt 5.095 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 3.856 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 57,4%, thương mại, dịch vụ 23,5%, nông nghiệp 19,1%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 458,7 tỷ đồng, đạt 126,8% dự toán pháp lệnh, 115% dự toán phấn đấu, đạt 97% dự toán HĐND huyện giao. Thu nhập đầu người trên địa bàn huyện ước đạt 43 triệu đồng/người/năm, 1.130 hộ thốt nghèo. Hết năm 2018, tồn huyện có 25 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới, tăng 4 xã so với cùng kỳ; xây dựng được thêm 6 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 74 trường; 65.860 hộ gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa, chiếm 87,5% tổng số hộ, có thêm 27 làng được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa, 2 tổ dân số, 3 cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu đơn vị văn hóa; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 91,6%; cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện hiệu quả, tích cực, nhất là cơng tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân sau mưa lũ; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 9,2%, thực hiện khám lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt hơn 90%; khám, tư vấn, cấp thuốc miền phí cho 85% hội viên người cao tuổi. Công tác tạo việc cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Toàn huyện giảm được 1.130 hộ nghèo, hỗ trợ và xây dựng và sửa chữa 538 nhà ở cho hộ nghèo. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất ước đạt 23.235 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 11,6% so với cùng kỳ, cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp lần lượt là 57,9%, 24,8% và 17,3%. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 47 triệu đồng/người/năm [51].

chuyển dịch, cụ thể tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp lần lượt là 58,1%, 25,2% và 16,7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm [52].

Nhìn chung, Chương Mỹ là huyện có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên với vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đơ, có Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh chạy qua, là đầu mối giao thương giữa Thủ đô, vùng đồng bằng Bắc Bộ với khu vực Tây Bắc của đất nước. Huyện có tiềm năng lớn về đất đai, nguồn nước, địa hình đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào và nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Song, huyện cũng gặp khơng ít khó khăn trong phát triển KT-XH do nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, lũ rừng ngang.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)