Quan điểm và mục tiêu về phòng, chống thiên tai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

3.1.1. Quan điểm

Nhận thức được tầm quan trọng của việc PCTT đối với việc phát triển KT- XH của quốc gia, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến hoạt động này. Ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 379/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 05 quan điểm như sau:

- PCTT là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của tồn dân, tồn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau. Thực hiện phương châm “bốn tại chỗ", đề cao vai trò chủ động tại cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- PCTT gồm 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, trong đó lấy chủ động phịng ngừa là chính.

- PCTT theo hướng quản lý, phịng ngừa rủi ro theo lưu vực, liên vùng, liên ngành. Nội dung PCTT phải được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, địa phương và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phải tính đầy đủ các tác động của thiên tai, hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- PCTT phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, phát huy mọi nguồn lực và trách nhiệm của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.

- PCTT trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm truyền thống và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường QLNN về PCTT, nâng cao năng lực, tính chủ động của tồn xã hội trong PCTT, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác PCTT, kết hợp giữa PCTT với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giảm thiểu rủi ro thiên tai.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Một là, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng

cấp trang thiết bị về PCTT và tìm kiếm cứu nạn.

Hai là, nâng cao năng lực PCTT, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của

Nhà nước và nhân dân, nhất là đối với hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Ba là, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện đồng bộ các

hoạt động PCTT tai gắn với phát triển KT-XH và phát triển của các ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bốn là, làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động PCTT và tìm kiếm

cứu nạn.

Năm là,phát huy năng lực các cơng trình hiện có, đồng thời huy động tổng

hợp nguồn lực để chủ động tiêu úng cho trên 9.000 ha lúa mùa và trên 1.150 ha hoa màu, làm tốt cơng tác phịng chống bão, úng để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

Sáu là, khi có tình huống mưa lũ rừng ngang (lũ ống, lũ dồn, lũ quét) từ

Hồ Bình đổ ra phải chủ động sơ tán triệt để, các vùng thấp đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạn chế thiệt hại thấp nhất về tài sản của Nhà nước, tập thể và của Nhân dân. Kịp thời ổn định sản xuất và đời sống, khắc phục nhanh hậu quả sau khi nước rút.

Bảy là, bảo vệ an toàn hệ thống đê, hồ, đập, nhất là đê tả Bùi; bảo vệ an tồn đê

Tích. Chủ động và có phương án bảo vệ an tồn 3 hồ: Đồng Sương, Văn Sơn và Miễu; sửa chữa, cải tạo các vị trí đê kè bị hư hỏng do mưa lũ gây nên.

Tám là,khi có bão, gió lốc, hạn hán, động đất xảy ra phải chủ động đối phó

và khắc phục hậu quả kịp thời. Thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)