Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 31 - 32)

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính quyền cơ sở

1.4.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị tất nhiên ở bất kỳ nhà nước nào hay quốc gia nào đều chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ở Việt Nam, yếu tố chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến chính quyền, định hướng những mục tiêu cần thực hiện trong tương lai, do đó yếu tố chính trị chi phối mọi hoạt động và quyết định của chính quyền. Nếu chính quyền khơng thực hiện tốt chức năng chấp hành Nghị quyết, đường lối của Đảng thì quyết định đó của chính quyền đều trở nên vơ nghĩa và xa rời thực tế. Do đó, yếu tố chính trị có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chính quyền cơ sở. Hồn thiện, đổi mới hệ thống chính trị cũng có nghĩa là xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng tinh gọn và hiệu quả. Sự tác động này của yếu tố chính trị là bất biến, buộc chính quyền phải tuân thủ, chấp hành, tuy nhiên nếu trong một tổng thể hệ thống chính trị cơ sở nếu chính quyền khơng có mối liên hệ với các tổ chức khác thì điều này là bất cập, nếu xét theo hệ thống chính trị ở cơ sở thì cơ quan Đảng là cơ quan đầu não của địa phương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã là cơ quan giám sát, điều tiết mức sống, an sinh xã hội của địa phương, thì chính quyền xã sẽ là cơ quan thực thi các vấn đề quyết sách của cơ quan Đảng và quyết định chức năng điều tiết, phân phối mức sống, an sinh xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã. Mối liên hệ có tác động qua lại, hổ trợ, ràng buộc nhau về pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động thể hiện thông qua bộ máy tổ chức, văn bản Nghị quyết, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Yếu tố chính trị cịn có sự tác động tiêu cực đến chính quyền xã thể hiện khi một tổ chức trong hệ thống chính trị phát sinh bất cập thì tồn bộ hệ thống chính quyền cũng bị biến đổi tiêu cực điều này vừa thể hiện ở góc độ tổ chức và cả góc độ hoạt động của chính quyền xã. Ngồi ra, mối quan hệ chính trị của chính quyền cơ sở được thể hiện dựa trên mối liên hệ luật pháp. Sự liên hệ này thể hiện trong thực thi quyền lực chính trị, chấp hành các chỉ thị, quyết định và các văn bản của chính quyền cấp trên, mối quan hệ về công tác chuyên môn nghiệp vụ, các hoạt động của cơ quan nhà nước và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các hoạt động thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức xã và mối liên hệ với các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

23

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)