Mạng lưới xã hội và quan hệ dân tộc

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 32)

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính quyền cơ sở

1.4.2. Mạng lưới xã hội và quan hệ dân tộc

Tính chất xã hội là hệ thống các quan hệ xã hội có thứ bậc chặt chẻ, đan xen theo một mạng lưới xã hội. Sự ảnh hưởng của mối liên hệ xã hội đối với chính quyền cơ sở là to lớn, điều này thể hiện ở chổ các vấn đề chính quyền cơ sở giải quyết chủ yếu là các mâu thuẫn, tính đối kháng các quan hệ xã hội phát sinh tại địa phương. Khi mâu thuẫn đạt đến mức độ cần sự can thiệp của chính quyền thì chính quyền đã thực hiện chức năng can thiệp vào mạng lưới xã hội, chịu ảnh hưởng bởi mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội thực chất hình thành trên cơ sở các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội thì ln thay đổi và biến động mỗi ngày, những phong tục, tập quán, điều lệ của cộng đồng dân cư trên địa bàn xã là yếu tố cơ bản tạo thành các quan hệ xã hội từ đó hình thành mạng lưới xã hội. Ở xã chính quyền chịu tác động to lớn bởi phong tục, tập quán lâu đời của cộng đồng làng xã , sự tác động này thể hiện ở chổ đội ngũ cán bộ không chuyên trách thực hiện chức năng, nhiệm vụ như là một tổ hòa giải cơ sở giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, kinh tế của người dân địa phương, sự tồn tại của đội ngũ này cho thấy rằng sự tác động của văn hóa, phong tục tập quán của xã là thực tế tồn tại của tổ chức chính quyền xã mà khơng một cấp chính qyền trung gian nào có được. Do đó, ở xã sự tác động của phong tục, tập quán căn nguyên của các quan hệ xã hội mà chính quyền xã phải giải quyết. Và cũng vì vậy mà trong mạng lưới xã hội thì yếu tố văn hóa, dân tộc là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến chính quyền cơ sở, đảm bảo sự ổn định và phát triển của chính quyền cơ sở. Mối liên hệ văn hóa, dân tộc thể hiện rất đa dạng, phức tạp trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ trong đó thể hiện ở liên hệ giữa các tộc người trong từng khu vực về vấn đề đất đai và địa bàn cư trú. Mối liên hệ này đối với chính quyền cơ sở là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của chính quyền, khi các thành phần dân tộc trong một đơn vị hành chính lãnh thổ là khác nhau như tập quán, lối sống, tư tưởng, nền văn hóa, yếu tố con người....

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)