Khái quát chung về tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lí từ 18005/12// đến 17005/02// vĩ độ Bắc và từ 106059/37// đến 105036/55// kinh độ Đơng, diện tích tự nhiên 8.037,6km2. Là nơi hẹp nhất nước Việt Nam, là cửa ngõ phía nam Bắc trung bộ, Quảng Bình có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, đặc điểm về kinh tế

Tỉnh Quảng Bình là tỉnh có điều kiện kinh tế ở mức khá của cả nước. GDP hàng năm trung bình ở mức 7%/năm. Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,06%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,3%, giá trị sản xuất dịch vụ giảm 1,09%. Cơ cấu GRDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,4%, khu vực công nghiệp xây dựng 28,35%, khu vực dịch vụ 50,27%, nông- lâm nghiệp-thủy sản chiếm 19,19%, công nghiệp xây dựng trên 29%, dịch vụ gần 56%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,1 triệu đồng, kế hoạch (KH 46,2 triệu đồng).

Thứ hai, đặc điểm về xã hội

Một là, dân số, chính sách lao động, việc làm: Việc thực hiện các chỉ tiêu dân

số kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng dân số 0,6%/năm (KH tăng 0,6%/năm). Tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6% (đạt 50% Kế hoạch năm), đưa tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cuối năm 2020 cịn 4,38% trong tổng số hộ tồn tỉnh. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 530.064 người, chiếm khoảng 60,72% dân số. Trong đó tỷ lệ lao động nam/ nữ lần lượt là 265.206/ 264.858 người. Năm 2020, các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được 19.122 người, tăng 23,3% so kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh tăng đến 2,7%; các chỉ tiêu về giải quyết, giảm nghèo khó đạt kế hoạch đề ra.

28

Hai là, phát triển hạ tầng, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần: Đến cuối năm

2020, bình qn tồn tỉnh đạt chuẩn 16,5 tiêu chí/xã; có thêm 12 xã đạt chuẩn nơng thôn mới (kế hoạch 10 xã), đưa số xã đạt chuẩn nơng thơn mới tồn tỉnh lên 81 xã (chiếm 63,3% số xã); 12 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu; 25 khu dân cư kiểu mẫu và 147 vườn mẫu.

2.1.2. Tình hình các xã dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình tác động đến xây dựng chính quyền cơ sở xây dựng chính quyền cơ sở

Tỉnh Quảng Bình có 2 DTTS chính, gồm: Bru-Vân Kiều và Chứt, với 5.543 hộ,

24.313 khẩu; trong đó, dân tộc Bru-Vân Kiều có các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì và dân tộc Chứt có các tộc người: Sách, Rục, A Rem, Mã Liềng, Mày.

Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có trên 150 hộ với 700 khẩu thuộc thành phần các DTTS khác, như: Thái, Mường, Thổ, Tày, Nùng, Pa Cô, Ca Rai... đồng bào DTTS sinh sống tập trung ở 106 thôn, bản thuộc 15 xã miền núi, vùng cao, biên giới và một bộ phận sống xen ghép với người Kinh ở các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Phần lớn, các xã dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình phân bố chủ yếu ở phía tây giáp biên giới Việt – Lào, với diện tích chiếm 70% diện tích tồn tỉnh, dân số chiếm 10% dân số tồn tỉnh.

Tình hình kinh tế - văn hóa, xã hội các xã dân tộc thiểu số những năm vừa qua đạt kết quả khả quan. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng/người/hộ. Giá trị kinh tế nông - lâm, thủy sản đạt 2 ngàn tấn/năm. Kinh tế nông hộ, nông trại phát triển khá. Cơng tác trồng và chăm sóc rừng được tỉnh quan tâm đạt kết quả tích cực, hàng năm trồng mới 10 ngàn ha rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn, 7,1 ngàn ha rừng sản xuất. Văn hóa, y tế, giáo dục được chú trọng. Cơng tác tuyên truyền pháp luật được quan tâm. Đến năm 2020 có 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ơ tơ về trung tâm xã được nhựa hóa, bê tơng hóa; 100% số xã có trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% xã được phủ sóng phát thanh, 90% xã phủ sóng truyền hình; mạng điện thoại di động và mạng Internet; 15/17 xã có điện lưới Quốc gia với tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 80%, tỷ lệ

29

hộ nghèo DTTS giảm bình quân từ 4-5%/năm. Tuy nhiên, trình độ sản xuất của đồng bào DTTS còn ở mức thấp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cịn chậm; kinh tế hàng hóa chưa phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Hiện nay cịn 33 bản chưa có điện lưới quốc gia; hơn 30 thơn, bản đường giao thông đến trung tâm chưa được cứng hóa; 26 thơn, bản chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng... số hộ nghèo vẫn ở mức 446 hộ, chiếm tỷ lệ 36,5%; số hộ cận nghèo là 230 hộ, chiếm tỷ lệ 18,8%, trên địa bàn vẫn còn 02 tiểu khu thuộc diện chương trình 135.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về sáp nhập địa giới hành chính, tính đến năm 2021 Quảng Bình đã sáp nhập 38 xã miền núi và các xã phụ cận của thị trấn do đó số lượng xã DTTS và miền núi giảm rỏ rệt. Từ đó cơ cấu tổ chức của chính quyền xã cũng có sự biến động. Năm 2020, Quảng Bình có 53 xã DTTS và miền núi, 4 thị trấn gồm thị trấn Đồng Lê thị trấn Quy Đạt thị trấn nông trường Lệ Ninh thị trấn nông trường Việt Trung. Năm 2021 số xã DTTS và miên núi giảm còn 15 xã bao gồm xã 2 xã khu vực 1, 2 xã khu vực 2 và 11 xã khu vực 3, khơng có thị trấn. Trong đó huyện Minh Hóa có 2 xã loại 1, 1 xã loại 2 và 4 xã loại 3, huyện Lệ Thủy 3 xã loại 3, huyện Quảng Ninh 1 xã loại 2 và 1 xã loại 3, huyện Bố Trạch 2 xã loại 2, huyện Tuyên Hóa 1 xã loại 3.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)