1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính quyền cơ sở
1.4.4. Năng lực của chính quyền địa phương
Khi nói đến năng lực của chính quyền địa phương người ta sẽ cân nhắc những yếu tố cơ bản, nền tảng của năng lực bộ máy chính quyền khi thực hiện vai trị quản lý Nhà nước ở địa phương. Sự tác động của các yếu tố này theo chiều hướng tích cực là những tác động về mặt nội tại, tiềm lực của chính quyền địa phương như năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ... Yếu tố nguồn lực ở cấp xã được thể hiện ở tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã với người dân như tiếp xúc với dân, gần dân, thương
25
dân, hiểu dân và biết lo toan cho dân, khi đó vai trị chính quyền xã trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản mới được nâng cao. Năng lực của chính quyền xã có ảnh hưởng đến cơ cấu, tổ chức của chính quyền xã, sự tinh gọn, hiệu quả của chính quyền xã cũng nằm ở đây, phụ thuộc vào yếu tố này, sự đổi mới, cải cách của chính quyền xã cũng tùy thuộc vào yếu tố này, và đương nhiên tính đột phá trong hoạt động và hiệu quả hoạt động cũng tùy thuộc vào yếu tố này. Như vậy, khi xét đến sự tác động của yếu tố năng lực đối với chính quyền xã người ta sẽ đưa ra đánh giá các tiêu chí về con người và năng lực của con người đó trong bộ máy chính quyền xã. Điều này nghiễm nhiên trở thành yếu tố nội tại tác động đến chính quyền xã. Theo một chiều hướng ngược lại năng lực của chính quyền xã có tác động tiêu cực đến chính quyền xã. Khi năng lực yếu kém, bộc lộ nhiều hạn chế sẽ làm cho kết quả hoạt động của chính quyền xã kém hiệu quả. Năng lực làm việc, sự kết nối trong cơng việc, tính thơng suốt của hệ thống cũng sẽ gặp vấn đề, từ đó dẫn đến nhiều bất cập hạn chế như tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền...đây là những tác động của việc quản lý con người trong tổ chức của chính quyền xã đối với tồn hệ thống chính quyền Nhà nước, hệ thống chính trị cơ sở và người dân địa phương. Do đó, nhiệm vụ của chính quyền xã là đảm bảo năng lực của chính quyền được nâng cao thơng qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trao dồi, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống, tư tưởng, lập trường chính trị trong đội ngũ cán bộ cơng chức của chính quyền xã. Phát huy tốt vai trò xương sống ở cơ sở nhưng cũng phải thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, chấp hành, quản lý, giám sát của chính quyền xã trong hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Từ đó hạn chế những bất cập của chính quyền xã.
26 Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 luận văn đã đưa ra một số vấn đề lý luận về chính quyền cơ sở trong đó phân tích các khái niệm khác nhau về chính quyền cơ sở và đưa ra định nghĩa về chính quyền cơ sở phục vụ đến đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu có thể hiểu chính quyền cơ sở là:
“Chính quyền cơ sở là cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở, bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, thực hiện điều hành, quản lý các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, chịu sự giám sát trực tiếp từ nhân dân”.
Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về chính quyền cơ sở các nước trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, tác giả cũng có những nhận định về sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính quyền cơ sở. Đó là những yếu tố cơ bản nhất tác động đến tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở hiện nay. Theo cả chiều hướng tích cực và chiều hướng tiêu cực.
27 Chương 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH