Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp sự lập công lập trong lĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp sự lập công lập trong lĩnh

trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

Theo nghị định 43/2016/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về việc “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập”; nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác”. Quản lý tài chính của ĐVSNCL được quy định phù hợp với từng loại ĐVSNCL: ĐVSNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư; ĐVSNCL đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên; ĐVSNCL đảm bảo một phần chi thường xuyên và ĐVSNCL do NSNN đảm bảo chi thường xuyên.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả đi sâu vào quản lý tài chính đối với các ĐVSNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Nội dung quản lý tài chính ĐVSNCL được xem xét dưới góc độ quản lý nguồn thu; quản lý chi; cân đối thu chi, trích lập, sử dụng các quỹ; cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn tài chính.

1.2.1. Nội dung quản lý nguồn thu

Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo; hoạt động của các đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích chung cho xã hội. Do đó, hàng năm NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí tồn bộ hoặc cấp một phần để duy trì hoạt động, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được phép thu các khoản thu phí, lệ phí, thu dịch vụ và các khoản thu khác theo pháp luật quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.

1.2.1.1. Nguồn thu tài chính

Nguồn thu tài chính ở các ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK bao gồm quản lý các nguồn thu chủ yếu như sau: Nguồn thu kinh phí do NSNN cấp, nguồn kinh phí ngồi NSNN cấp, nguồn thu từ HĐSN và nguồn thu khác.

Một là, Đối với nguồn NSNN cấp:

Đây là nguồn thu mang tính truyền thống để thực hiện phần nhiệm vụ chính trị, chun mơn được giao và có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị. Cơ cấu của nguồn tài chính này bao gồm:

Kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, thực hiện đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ do NSNN bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp) và đơn vị do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động.

Kinh phí NSNN cấp bảo đảm các hoạt động không thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao. Nguồn kinh phí này được NSNN cấp cho tất cả các cơ sở bồi dưỡng cán bộ và tùy thuộc vào hoạt động không thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho từng cơ sở hàng năm. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động khơng thường xuyên xuyên này bao gồm:

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; - Kinh phí thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các ĐVSNCL, tỷ trọng nguồn thu từ NSNN trong các ĐVSNCL có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.

Nguồn kinh phí do NSNN cấp được quản lý theo quy định của Luật NSNN từ khâu lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết tốn. Nguồn kinh phí do NSNN cấp cho các ĐVSNCL được nhà nước cấp phát để chi cho các hoạt động tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ nhằm mang lại lợi ích chung cho xã hội.

Hai là, Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Nguồn thu sự nghiệp là nguồn tài chính ngồi NSNN, nguồn thu từ HĐDV đối với ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao như: Thu tiền dịch vụ tư vấn, thiết kế, quy hoạch; thu dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công thương, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao đô ̣ng, việc làm, bảo trợ xã hội, di ̣ch vu ̣ sự nghiê ̣p khác,…. Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; thu từ HĐDV phù hợp với lĩnh vực chuyên mơn và khả năng của đơn vị. Trong đó, bao gồm các khoản thu:

- Thu từ phí, lệ phí được để lại, việc xác định mức phí, lệ phí được trích lại đảm bảo hoạt động phục vụ căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Thu dịch vụ từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các ĐVSNCL;

- Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các HĐDV;

- Nguồn viện trợ, tài trợ của các Chính phủ và tổ chức nước ngoài, quà biếu tặng theo quy định của pháp luật.

Nguồn hình thành của khoản thu này chủ yếu từ các hoạt động sản xuất dịch vụ của ĐVSNCL là thu từ việc khai thác cơ sở vật chất như: cho thuê dịch vụ hạ tầng, cho thuê kho tàng…

Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các ĐVSNCL có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các ĐVSNCL phải có những giải pháp tổ chức khai thác các nguồn thu nhằm tăng cường năng lực tài chính cho cơ sở mình.

Ba là, Đối với các khoản thu khác

Các nguồn tài chính khác của các ĐVSNCL bao gồm:

- Các khoản thu khác được thực hiện theo quy định của pháp luật, các khoản đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển hoạt động. Các khoản tài trợ khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Đây là những khoản thu khơng thường xun, khơng dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ cơ sở bồi dưỡng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của CCVC, NLĐ trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, khai thác các nguồn thu phải theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức. Các khoản thu phải được công khai, minh bạch, chặt chẽ giữa các yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Những nguồn thu do Nhà nước quy định thì phải có trách nhiệm thu theo kế hoạch, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tổ chức tốt quá trình quản lý thu. Đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp.

Đối với đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn. Những khoản thu có tính chất phục vụ nhu cầu xã hội, hoạt động sản xuất kinh

doanh, cung cấp dịch vụ liên doanh liên kết thì mới được tự quyết định mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích lũy.

1.2.1.2. Quy trình quản lý nguồn thu

Quản lý các nguồn thu là việc đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định về huy động nguồn tài chính. Quản lý các nguồn thu trong đơn vị cần đạt được các yêu cầu sau.

Quy trình quản lý của các ĐVSNCL được tiến hành theo từng năm kế hoạch qua các khâu sau:

- Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch dự toán thu phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thơng báo; các văn bản pháp lý do Nhà nước quy định; số kiểm tra về dự toán thu do cơ quan có thẩm quyền thơng báo; kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước và triển vọng của các năm tiếp theo;

- Thứ hai, Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán, căn cứ quan trọng để tổ

chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng, thu đủ, tuân thủ các quy định của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của đơn vị mình;

- Thứ ba, Quyết tốn các khoản thu, cuối năm, đơn vị phải giải quyết những

vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự tốn thu đã được giao, rút ra những kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

1.2.2. Nội dung quản lý chi

Các ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK trong hoạt động chi tiêu tài chính tổ chức sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả, từ nguồn NSNN cấp, các nguồn thu sự nghiệp được quản lý, sử dụng qua cơng tác dự tốn và định mức chi của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện theo tinh

thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015 NĐ-CP, ngày 14/02/2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ; Nguồn tài chính của ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK được sử dụng để thực hiện các khoản chi hoạt động thường xuyên và hoạt động không thường xuyên; được quản lý, sử dụng qua dự toán và định mức chi của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính Phủ [8].

1.2.2.1. Các khoản chi của ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK, bao gồm: Một là, Chi hoạt động thường xuyên

Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao bao gồm:

+ Chi cho con người: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định…;

+ Chi quản lý hành chính, chi khác: bao gồm các khoản chi phục vụ công tác quản lý hành chính của đơn vị như; tiền điện, tiền nước, tiền văn phòng phẩm, dịch vụ vệ sinh mơi trường, điện thoại, internet, cơng tác phí,….;

+ Chi nhiệm vụ chuyên môn: Các khoản chi phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn của đơn vị như: Chi thực hiện duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, chi mua vật tư hóa xử lý nước thải cơng nghiệp, trả tiền điện sản xuất, điện chiếu sáng cơng cộng, phí xử lý chất thải nguy hại…;

+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên tài sản: Khoản kinh phí này được sử dụng để mua sắm, trang thiết bị thêm hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã bị xuống cấp;

+ Chi thường xuyên khác: Chi tiếp khách, mua bảo hiểm phương tiện,…

Hai là, Chi hoạt động không thường xuyên

các ĐVSNCL có các khoản chi để thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ không thường xuyên, bao gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ; chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng CCVC;

+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, mua máy móc thiết bị phục vụ cơng việc thu phí; chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư đang triển khai dở dang, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có).

+ Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao; thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;

+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn vay, viện trợ, theo quy định của pháp luật và chi từ nguồn khác (vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của CCVC trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; nguồn khác theo quy định của Luật NSNN [27] và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.

Ba là, Chi các hoạt động chi khác

Các ĐVSNCL ngồi hoạt động chính huy động nguồn và tổ chức chi tiêu tài chính, thì cịn có các hoạt động bảo hiểm, dự phịng. Đây là hoạt động mang tính đảm bảo về mặt tài chính trước những rủi do, bất trắc có thể xẩy ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, đến đời sống của CCVC, NLĐ. Theo quy định của Nhà nước, trong ĐVSNCL sẽ phát sinh các khoản bảo hiểm chủ yếu sau: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm cơng trình xây dựng. Bên cạnh đó quỹ dự phịng ổn định thu nhập cũng được lập để đảm bảo thu nhập CCVC, NLĐ trong đơn vị.

Việc phân biệt chi thường xun và chi khơng thường xun có ý nghĩa rất lớn cho công tác quản lý chi, nhằm xác định việc xác lập hay không xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị về chi kinh phí. Một nội dung chi

có thể sử dụng từ nhiều nguồn thu khác nhau, bên cạnh đó, hầu hết nội dung chi không thường xuyên được quy định chỉ sử dụng chính nguồn thu dành cho nó, đó là các nguồn hỗ trợ không thường xuyên từ NSNN.

1.2.2.2. Yêu cầu quản lý các khoản chi

Một yêu cầu căn bản đối với quản lý chi trong các ĐVSNCL là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn lực ln có giới hạn nhưng nhu cầu sử dụng khơng có giới hạn, tiết kiệm là nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính. Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm phải tính tốn sao cho các chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất. Hoạt động của ĐVSNCL diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi của ĐVSNCL luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nền cần phải tiết kiệm, thực hiện hiệu quả trong quản lý tài chính các ĐVSNCL. Do đó, việc phải tính tốn sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của cơng tác quản lý tài chính.

Để đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các ĐVSNCL cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự tốn, xây dựng định mức, phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chi tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý chi đối với các ĐVSNCL. Các khoản chi theo từng nội dung, từng nhóm, mục chi và thường xuyên phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý chi.

Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo nhóm mục chi sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hồn thành và đạt chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)