Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp sự lập

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp sự lập

sự lập công lập

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng DVC hướng tới mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả trong cung cấp DVC phù hợp với lộ trình cải cách hành chính Nhà nước và điều kiện thực tế hiện nay. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/04/2006 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSN và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL; Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141//2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK.

Cơ chế tự chủ tài chính đã từng bước giảm thiểu sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả; khuyến khích các đơn vị mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu; tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho CCVC, NLĐ.

1.3.1.1. Mơi trường chính trị

Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì các tổ chức, cá nhân nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, thể chế chính trị, hệ thống quản lý vĩ mơ của các tổ chức xã hội, quần chúng và các tổ chức khác. Hoạt động của các yếu

tố này gây ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động, uy tín của các đơn vị. Ổn định chính trị, quốc phịng, an ninh được giữ vững được coi là một trong những tiền đề quan trong cho mọi hoạt động của đơn vị.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế xã hội

Thực trạng của nền kinh tế, xã hội và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các hoạt động tiếp sau này của các ĐVSNCL nói chung và ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK nói riêng. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị luôn cần phải quan tâm và phân tích tới các nhân tố của nền kinh tế đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp,…

Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động cũng khác nhau nên phải dự báo, đánh giá được mức độ tác động tốt hay không tốt của từng yếu tố đến hoạt động của đơn vị. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội cũng có thể là thách thức đối với các đơn vị nên các đơn vị cần phải dự báo được sự biến động của các yếu tố này trong tương lai để xây dựng phương án hoạt động cho đơn vị mình cho phù hợp.

1.3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính là tổng hợp các phương pháp, cơng cụ và hình thức tác động đến một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý. Quyết định sự thành cơng hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi nói riêng, đó chính là phương pháp và cơng cụ quản lý.

Cơ chế quản lý tài chính do nhà nước ban hành bao gồm xây dựng nguồn thu và định mức thu, nội dung chi và định mức chi tiêu, cùng các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm sốt q trình tạo lập các quỹ tài chính của đơn vị nhằm phát huy vai trị của cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác tạo hành lang pháp lý cho

quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính, do đó ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của đơn vị.

Tùy loại hình ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK khác nhau sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Theo mức độ đảm bảo chi phí hoạt động thường xun có các loại ĐVSNCL khác nhau, do đó có những quy định về cơ chế tài chính khác nhau.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế

Hoạt động của ĐVSNCLCT là đảm nhiệm vai trò cung cấp một số hoạt động cơng ích có tính chất thiết yếu cho cộng đồng và đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy văn hóa xã hội nhằm thu hút tối đa các nguồn lực cho xã hội dưới sự giám sát và quản lý của nhà nước; hoạt động của ĐVSNCL ảnh hưởng rất lớn đối với tồn xã hội. Do đó, thời gian qua, các ĐVSNCLCT đã đóng góp nhiều cho sự ổn định và phát triển của nền KTXH của đất nước, thể hiện:

- Cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội;

- Góp phần tăng nguồn lực cho NSNN thông qua hoạt động thu phí và lệ phí theo quy định của nhà nước;

- Thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng; thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; cung cấp các sản phẩm cho tồn xã hội.

1.3.2.2. Cơng tác tổ chức quản lý thu - chi

Quản lý thu - chi tại ĐVSNCLCT tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có; sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện nguồn thu cho phép; để cơng tác quản lý tài chính mang lại hiệu quả cao thì cơng tác tổ chức quản lý thu - chi cần phải:

Đối với các nguồn thu: Phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học,

chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu khơng phải từ NSNN cấp) để tránh tình trạng thất thốt nguồn thu.

Đối với các khoản chi: Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả

trong quản lý các khoản chi của các ĐVSNCLCT cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của các ĐVSNCLCT nói riêng cũng như cơng tác tài chính của các ĐVSNCL nói chung. Đối với các khoản chi tại ĐVSNCLCT, việc tổ chức quản lý thu - chi được thực hiện theo một quy trình thống nhất: Lập dự tốn, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách. Quy trình này được lặp đi lặp lại hàng năm tạo nên chu trình thực hiện ngân sách.

1.3.2.3. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tình hình tài chính của đơn vị

Trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính ngồi những mặt tích cực vẫn cịn tồn tại những sai sót khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính như phạm vi chế độ, chính sách, quản lý thu-chi, hạch tốn nhầm lẫn, sai sót nghiệp vụ. Vì vậy cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tại đơn vị là điều rất cần thiết; hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tình hình tài chính của đơn vị gồm kiểm sốt nội bộ và kiểm sốt ngồi của đơn vị như kiểm tra của Bộ ngành chủ quản, của kiểm toán, của thanh tra, cơ quan thuế,…

Việc kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên sẽ giúp đơn vị phát hiện kịp thời các sai sót có biện pháp khắc phục, xử lý trong việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào việc thực hiện tự chủ của đơn vị.

1.3.2.4. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc

biệt là việc áp dụng công nghệ cao và hiện đại trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng cơng trình; hệ thống quan trắc tự động, hiện đại giúp cho việc đo lượng nước thải đầu ra và xác định lượng nước thải tiếp nhận đầu vào. Công nghệ tiên tiến và thiết bị phù hợp sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt, quản lý hiệu quả và giảm các loại chi phí có liên quan. Vì thế, sự phát triển của khoa học cơng nghệ trong đơn vị là nhân tố quyết định tới sự phát triển của ĐVSNCL nói chung và ĐVSNCLCT nói riêng.

1.3.2.5. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ CCVC, NLĐ trong đơn vị

Công tác tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ CCVC, NLĐ trong đơn vị hết sức quan trọng. Với bộ máy gọn nhẹ, tổ chức tốt bộ máy hoạt động, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban, bộ phận, bố trí lao động hợp lý, tinh giản những lao động thừa hoặc làm việc không hiệu quả, đội ngũ CCVC có năng lực, nhanh nhẹn được bố trí phù hợp với trình độ, năng lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, thực hiện tăng thu tiết kiệm chi.

Năng lực của CCVC trong đơn vị có trình độ, tay nghề cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công việc; cán bộ quản lý có năng lực sẽ điều hành đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ kế tốn có trình độ chun mơn giỏi sẽ giúp cơng tác quản lý tài chính, kế tốn tại đơn vị đúng với quy định của Nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)