Kinh nghiệm một số đơn vị sự nghiệp công lập và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm một số đơn vị sự nghiệp công lập và bài học rút ra

1.4.1. Kinh nghiệm tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ, tỉnh Đắk Lắk

Chi cục Văn thư - Lưu trữ là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh; trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh và thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật;

Tương tự như các ĐVSNCL nói chung, Chi cục Văn thư - Lưu trữ, tỉnh Đắk Lắk là ĐVSNCL hoạt động cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, sau hơn 05 năm thực hiện cho thấy kết quả mang lại chưa đáp ứng yêu cầu. Trước thực tiễn đó, các bộ quản lý chuyên ngành đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, ban hành một số nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong từng lĩnh vực. Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL;

- Việc lập dự toán hàng năm: Xây dựng dự toán, đơn vị dựa trên chế độ, tiêu chuẩn, định mức NSNN quy định. Nhưng việc lập kế hoạch, dự toán từng năm chưa gắn với kế hoạch tài chính và phương án tự chủ ba năm của đơn vị. Mặt khác, do chưa có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành lưu trữ nên việc lập dự toán chưa sát thực tế, nhiều khi thừa dự toán cần điều chỉnh trong năm, nhất là các nhiệm vụ chi không thường xuyên chuyên môn đặc thù. Hiện nay, một số định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho các khâu nghiệp vụ đối với tài liệu lưu trữ mà các ĐVSNCL lưu trữ đang áp dụng về định mức thu, theo Thông tư số 275/2016/TT-BTC, ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Về quản lý và sử dụng tài sản công: Khi đưa tài sản công chưa sử dụng hết công suất vào hoạt động kinh doanh đã mang lại những kết quả nhất định, như tránh sự xuống cấp vơ hình của tài sản; gia tăng nguồn thu sự nghiệp; bổ sung các quỹ, nhất là Quỹ PTHĐSN để có nguồn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách. Số tiền thu được từ kết quả của hoạt động này, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phần còn lại ĐVSNCL lưu trữ được quản lý và trích lập các quỹ theo đề án được duyệt;

Tuy nhiên, hiện nay đơn vị chưa xây dựng phương án sử dụng tài sản công vào mục đích cho th, liên doanh, liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt . Dẫn đến việc quản lý chặt chẽ; cơng tác giám sát cịn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng

thực hiện chưa nghiêm các quy định của Quy chế quản lý sử dụng tài sản công và quy định hiện hành.

1.4.2. Kinh nghiệp tại Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tâm Thắng, tỉnh Đắk Nông

Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tâm Thắng là một đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ một phần chi thườmg xuyên, thực hiện quản lý các dự án trong KCN Tâm Thắng với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khá đa dạng; đơn vị hoạt động chủ yếu từ nguồn NSNN cấp. Về chuyên môn của đơn vị chủ yếu thu tiền cho thuê lại đất của các nhà đầu tư thuê mặt bằng; thu tiền cho th cơng trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ như: ngân hàng, bưu điện, viễn thơng…

Tại đơn vị, có 04 phịng chức năng; 02 trạm và 02 tổ chuyên môn.

- Về quản lý nguồn thu: Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động về tài chính

cho thấy nguồn tài chính của đơn vị bao gồm nguồn kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của của đơn vị, nguồn viện trợ và nguồn khác.

+ Nguồn thu do NSNN cấp: Đây là nguồn thu để thực hiện duy trì các hoạt động thường xuyên của đơn vị, như chi tiền công, tiền lương, hội nghị tập huấn, chi đầu tư cơ sở hạ tầng; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động trong KCN Tâm Thắng. Nguồn kinh phí này được UBND tỉnh Đắk Nơng phê duyệt kế hoạch hoạt động và giao dự toán hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước, nội dung hoạt động và định mức chi theo các văn bản hiện hành.

+ Nguồn thu sự nghiệp dịch vụ và thu khác: Thực hiện thu theo văn bản quy định và trên nguyên tắc tự đảm bảo cân đối thu - chi, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ bảo dưỡng hạ tầng, ngồi ra cịn có nguồn thu sự nghiệp khác từ nhượng bán hàng thanh lý, cho thuê mặt bằng.

- Về quản lý chi: Trong những năm qua, Công ty Phát triển hạ tầng KCN

sự biến động giữa từng nhóm, mục chi nhưng khơng q lớn, khá ổn định, từ đó khẳng định cơ cấu chi thường xuyên của đơn vị đã tạo được tính cân đối, hợp lý.

Về cân đối thu chi: Số chênh lệch thu lớn hơn chi được chi chủ yếu thu nhập tăng thêm, đây là sự khích lệ đối với tồn CCVC, NLĐ trong cơ quan. Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi cũng được trích và sử dụng theo quy định hiện hành.

Về công tác thanh tra kiểm tra: Được lãnh đạo quan tâm thực hiện định kỳ

theo kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện, đúng thực trạng và xác định những ưu, khuyết điểm để từ đó tìm ra ngun nhân những hạn chế, đề xuất giải pháp tích cực trong việc quản lý tài chính Cơng ty Phát triển hạ tầng KCN Tâm Thắng.

1.4.3. Bài học kinh nghiêm đối với Công ty Phát triển hạ tầng Khu cơng nghiệp Hịa Phú

Qua một số nội dung khảo sát kinh nghiệm quản lý tài chính Cơng ty có thể rút ra bài học như sau:

Về quản lý nguồn thu: Tăng cường các nguồn thu từ NSNN và các khoản thu khác của đơn vị; đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng thất thốt trong công tác thu và quản lý thu.

Về quản lý chi: Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo sử dụng các khoản chi tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện khoán chi tới từng bộ phận để tránh lãng phí các khoản chi khơng cần thiết trong đơn vị

Về quản lý cân đối thu chi: Tăng cường đảm bảo nguồn thu và quản lý chặt

chẽ các khoản chi, tạo cân đối trong quản lý thu chi sao cho hợp lý, đảm bảo được việc phân phối các quỹ trong đơn vị cho đúng, đủ, đảm bảo lợi ích cao nhất cho CBVC, NLĐ.

Về kiểm tra, kiểm tốn tài chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản

lý thu chi tài chính tại đơn vị. Thực hiện việc kiểm tra chéo và ln chuyển cán bộ cho phù hợp với tình hình thực hiện quản lý tài chính tại Cơng ty.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại ĐVSNCL:

Một là, Luận văn đã nêu ra được phần khái quát chung về ĐVSNCL trong

lĩnh vực SNKT và SNK về khái niệm, đặc điểm, vai trò ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKTvà SNK

Hai là, Luận văn nêu rõ khái niệm quản lý tài chính trong ĐVSNCL trong

lĩnh vực SNKT và SNK, phân tích các nguồn tài chính, các nhiệm vụ chi bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Trong chương này, tác giả cũng đã nêu ra các nguyên tắc và nội dung quản lý tài chính trong ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK.

Ba là, Tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm về quản lý tài chính của một

số đơn vị nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị.

Với nội dung và phạm vi nghiên cứu tại Chương 1 sẽ góp phần làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp góp phần tăng cường cơng tác quản lý tài chính tại các ĐVSNCL trong thời gian tới.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CƠNG NGHIỆP HỊA PHÚ

2.1. Khái quát chung về Công ty Phát triển hạ tầng Khu cơng nghiệp Hịa Phú

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Phát triển hạ tầng Khu cơng nghiệp Hịa Phú, tỉnh Đắk Lắk được thành lập ngày 15/12/2006 theo Quyết định số 2388/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk. Công ty là ĐVSNCT tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 232/QĐ-UBND, ngày 29/01/2008 [32] và được điều chỉnh tại Quyết định số 1322/QĐ-UBND, ngày 12/5/2016 về việc giao quyền tự chủ cho ĐVSNCL giai đoạn 2016-2018 [35]; Quyết định số 2811/QĐ-UBND, ngày 20/11/2020 về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Cơng ty trực thuộc Ban Quản lý giai đoạn 2019-2021 theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ [38]. Để góp phần xây dựng phát triển KTXH của tỉnh nhà, UBND tỉnh giao nhiệm vụ Công ty phải đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, khai thác hiệu quả các dịch vụ hạ tầng; đồng thời phối hợp Ban Quản lý tăng cường xúc tiến đầu tư, khai thác các nhà đầu tư vào KCN các dự án có tiềm năng theo mục tiêu của tỉnh đã đề ra.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Ngày 20/11/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3062/QĐ-UBND tỉnh và được điều chỉnh tại Quyết định số 719/QĐ-UBND, ngày 08/4/2014 về quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Công ty [36].

Công ty được giao làm chủ đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật KCN Hòa Phú, đồng thời cho thuê và giao đất để thực hiện dự án với thời gian là 50 năm tại Quyết định số 370/QĐ-UBND, ngày 19/02/2008; Quyết định số 3173/QĐ- UBND ngày 19/11/2008; Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 07/5/2010.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty được quy định như sau:

2.1.2.1. Về chức năng, thực hiện nhiệm vụ

Công ty là ĐVSNCT hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ và được điều chỉnh tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực SNKT và SNK. Cơng ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.

Làm chủ đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật, dự án Hệ thống giao thông trong hàng rào và dự án đường giao thơng trục chính vào KCN.

Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng trong KCN trên cơ sở dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp nhận và khai thác các nguồn vốn để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý, duy tu bảo dưỡng các cơng trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN có liên quan.

Ngồi thực hiện các cơng việc nêu trên, Cơng ty cịn thực hiện nhiệm vụ ký hợp đồng cho thuê lại đất gắn liền với kết cấu hạ tầng với các nhà đầu tư vào đầu tư trong KCN [34].

Quản lý và khai thác hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN và khu đô thị dịch vụ, Trạm XLNT; tổ chức thực hiện các hoạt động vệ sinh công nghiệp, môi trường và thực hiện duy tu bảo dưỡng hạ tầng trong KCN [37].

Hằng năm, Công ty thực hiện nhiệm vụ thu và nộp các nguồn thu vào NSNN theo quy định của UBND tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

2.1.2.2. Quyền hạn

Tiếp nhận vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh cấp để đầu tư phát triển hạ tầng trong KCN; được giao vốn từ phần giá trị vốn Nhà nước đã đầu tư để làm vốn đối ứng vay đầu tư; tổ chức quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật tại KCN. Được vay vốn tại các ngân hàng, vốn ưu đãi tại ngân hàng hỗ trợ phát

triển của địa phương, vốn nhàn rỗi của KBNN, vốn tín dụng ưu đãi trong và ngồi nước, các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bên cạnh đó, Cơng ty được sử dụng 100% chi phí quản lý dự án từ các dự án đầu tư xây dựng và các khoản thu dịch vụ, nhằm mục đích để tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy tại Công ty:

Bộ máy Công ty gồm Giám đốc và hai phó Giám đốc, ba phòng chuyên mơn. Ngồi ra Cơng ty cịn có các tổ trực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Nguồn: Phịng Tổ chức Hành chính

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tố chức bộ máy tại Cơng ty

Phịng Tổ chức- Hành chính GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC (Phụ trách quản lý đất đai ANTT, PCCC) Tổ dịch vụ duy tu bảo dưỡng hạ tầng Tổ vận hành nhà máy xử lý nước thải Tổ duy trì và chăm sóc cây xanh Tổ bảo vệ và PCCN PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách khai thác dịch vụ, mơi trường) Phịng Kế tốn – Tài vụ Phịng Kế hoạch – Kỹ thuật và Quản lý hạ tầng

Nhiệm vụ lãnh đạo: Giám đốc Cơng ty phụ trách chung, 01 phó Giám đốc phụ trách quản lý đất đai, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; 01 phó Giám đốc phụ trách khai thác dịch vụ, công nợ, quản lý môi trường tại KCN.

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phịng tại Cơng ty

Phịng Tổ chức - Hành chính

Tổng hợp, công tác tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, thu đua khen thưởng, cơng tác quản lý hành chính, văn thư lưu trữ, bảo vệ cơ quan, an ninh trật tự.

Phối hợp với các Phịng chun mơn kế hoạch công tác tháng quý, hàng năm; theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện nội dung công tác của Công ty.

Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan, mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ cho công tác; bảo đảm trật tự cơ quan; tổ chức tiếp đón, hướng dẫn khách đến giao dịch, quan hệ công tác với Công ty.

Tham mưu giải quyết chế độ chính sách của CCVC, NLĐ; tham mưu công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN trình UBND tỉnh quyết định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất và các nhiệm vụ khác theo nhiệm vụ được giao.

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và Quản lý hạ tầng

Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch định kỳ và từng giai đoạn phát triển của Cơng ty, cơng tác xúc tiến đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư trong KCN.

Lập kế hoạch tiến độ đầu tư xây dựng cơ cở hạ tầng; kiểm tra, giám sát, đơn đốc thi cơng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư, hỗ trợ đầu tư vào KCN, các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật vào KCN.

Tham mưu thỏa thuận vị trí giao đất, ký hợp đồng cho thuê lại đất, phối hợp với các cơ quan liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cho các

nhà đầu tư trong KCN gắn với kết cấu hạ tầng; triển khai các hoạt động kinh doanh dịch vụ: Cấp nước sản xuất và sinh hoạt; trồng và chăm sóc cây xanh.

Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng trong KCN; tham mưu chọn lựa nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi cơng xây dựng có đủ điều kiện và năng lực theo đúng quy định. Thực hiện công tác quản lý vệ sinh môi trường.

Phịng Kế tốn - Tài vụ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)