7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục
1.2.1. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về va
trị, tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, vấn đề nâng cao hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL nhằm làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong
thời kỳ đổi mới ngày càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chú trọng đến việc xã hội hóa cơng tác PBGDPL, được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan đảng, chính quyền, nhà nước và cả hệ thống chính trị, là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đồng thời, đề ra nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định quyết tâm của Đảng, nhà nước ta trong việc đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác PBGDPL, đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội hóa cơng tác PBGDPL.
Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng, việc Xã hội hóa cơng tác PBGDPL đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Trong quá trình thực hiện cơng tác PBGDPL, cụm từ Xã hội hóa cơng tác PBGDPL đã được ghi nhận tại nhiều văn bản như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Chương trình PBGDPL giai đoạn 5 năm của Chính phủ; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Đặc biệt, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1133/QĐ-TTg về việc phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 9/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, Luật PBGDPL số 14/2012/QH13. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021 thì vấn đề xã hội hóa cơng tác PBGDPL lại được xác định rõ hơn là tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc khuyến khích, tạo điều kiện, huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội vào công tác này.
Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa cơng tác PBGDPL thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch PBGDPL dài hạn, hàng năm và kế hoạch triển khai hoạt động Xã hội hóa cơng tác PBGDPL cho từng thời gian cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; ban hành và tổ chức triển khai nhiều Đề án liên quan đến xã hội hóa cơng tác PBGDPL nhằm tạo nguồn lực cho công tác này. Cụ thể những đề án này được thực hiện theo quy định pháp luật như sau: Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho cơng tác PBGDPL. Tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có quy định: Chính sách hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL. Trong đó, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây: Được cơ quan nhà nước cấp phát tài liệu pháp luật, cung cấp thơng tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực pháp luật được phổ biến, giáo dục; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng PBGDPL không thu tiền trong trường hợp tham gia thực hiện PBGDPL bằng nguồn kinh phí của mình; Được thực hiện hoạt động quảng cáo khi tham gia PBGDPL miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho
hoạt động PBGDPL trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo; Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây: Được hưởng chính sách quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này.
1.2.2. Chủ thể thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Để nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL thì nhân tố con người là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. Đội ngũ thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL là những người trực tiếp truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật đến nhân dân. Do đó, trình độ văn hóa pháp lý của q trình thi hành pháp luật, thái độ tơn trọng pháp luật sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả công tác này trong thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy cán bộ là gốc của mọi cơng việc” [15,tr.269]. Do đó, cần khơng ngừng củng cố tổ chức bộ máy, vững cả về số lượng và trình độ chun mơn. Bên cạnh đó cần tuyển chọn những con người có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có lịng nhiệt tình, say mê với cơng việc, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành Tư pháp cũng đã thu hút đông đảo lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia nhưng đến nay công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, quy hoạch nguồn nhân lực này chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu, đa số đều kiêm nhiệm nên về mặt nào đó chưa tồn tâm, tồn ý với
công tác PBGDPL. Một số người chưa vững về kiến thức pháp luật, năng lực sự phạm, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.
Người tham gia xã hội hóa cơng tác PBGDPL được quy định tại Điều 17 và Điều 20 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật mà không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia thực hiện PBGDPL được hưởng chính sách quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này; hưởng thù lao và chế độ khi tham gia PBGDPL; Giáo viên dạy môn giáo dục công dân cho người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Xã hội hóa cơng tác PBGDPL đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, được thể hiện trong việc Nhà nước khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đồn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng tham gia thực hiện PBGDPL miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thơng qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Hội Luật gia Việt Nam, Liên đồn Luật sư Việt Nam, hội cơng chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật hướng dẫn việc tham gia PBGDPL miễn phí hằng năm của luật gia, luật sư, công chứng viên, hội viên. Hội Luật gia các cấp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư,
công chứng và các thành viên của các tổ chức này tham gia thực hiện PBGDPL được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 28/1013/NĐ- CP. Với hành lang pháp lý cơ bản đã tao điều kiện cho các chủ thể tham gia thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL đạt hiệu quả trong thời gian qua.
1.2.3. Sự phối hợp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư xác định rõ PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với việc tổ chức, thực hiện đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu của các cấp ủy Đảng, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL cần có quan tâm, chú trọng hơn. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL. Xã hội hóa cơng tác PBGDPL khơng chỉ là trách nhiệm riêng của một cơ quan, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do vậy, cần xây dựng, cơ chế, chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động chặt chẽ, rõ ràng giữa các chủ thể giáo dục, trong đó có ngành tư pháp phát huy vai trị là cơ quan đầu mối trong xã hội hóa cơng tác PBGDPL, là cầu nối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể giáo dục khác để xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ khi cần thiết. Qua đó, mới phát huy tốt nhất vai trị của các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ PBGDPL nhằm nâng cao công tác xã hội hóa PBGDPL.
Cụ thể như: Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi, được Thường trực Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL theo Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày
11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác PBGDPL và TGPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội đã tham gia ký kết và thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và Đoàn Luật sư tỉnh trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơng dân và hịa giải ở cơ sở giai đoạn 2018- 2021. Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức ký kết Kế hoạch phối hợp số 25/KHPH-STP-HLG ngày 07/6/2019 về phối hợp thực hiện công tác giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh giai đoạn 2019 – 2023; Kế hoạch số 04/HLGQN-HLHPN ngày 27/9/2019 phối hợp thực hiện công tác giai đoạn 2019-2022. Tổ chức triển khai Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày 11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Đề án xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều Luật sư, tư vấn viên pháp luật (là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh)được cử đi để thực hiện nhiều cuộc PBGDPL lưu động tại UBND các xã, phường, thị trấn theo kế hoạch. Nội dung tuyên truyền văn bản pháp luật quan trọng, mới ban hành, liên quan và tác động trực tiếp tới đời sống xã hội như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm Nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Việc huy động sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau thực hiện xã
hội hóa cơng tác PBGDPL tranh thủ tối đa các nguồn lực ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục, nếu tách riêng mỗi tổ chức đồn thể thì sẽ hết sức khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
1.2.4. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL, bên cạnh việc quy định các biện pháp bảo đảm về tổ chức, cán bộ, là các biện pháp bảo đảm về cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho cơng tác PBGDPL (Điều 38 và Điều 39 Luật PBGDPL năm 2012). Tuy nhiên, các quy định pháp luật trên chưa được các cơ quan, tổ chức quán triệt, quan tâm kịp thời nhằm đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện làm việc xứng tầm với công tác PBGDPL. Tại Thông tư số 63/2005/TTBTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, đặc biệt sau khi liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành Thơng tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 15/5/2010. Mới đây nhất là Thông tư số 14/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự tốn, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc bố trí ngân sách hàng năm cho cơng tác PBGDPL. Theo đó, việc Bảo đảm kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tại Điều 38 Luật phổ biến giáo dục pháp luật quy định: Kinh phí PBGDPL của các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí PBGDPL cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.