7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Về điều kiện chính trị
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp biển Đơng. Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Theo Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, kể từ ngày 01/02/2020, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã; 173 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 148 xã, 17 phường và 8 thị trấn. Là tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài gần 150 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km2, dân số trung bình năm 2019 là 1.434 nghìn người, mật độ dân số 247,9 người/km2. Quảng Ngãi có địa hình khá phức tạp, dãy Trường Sơn đâm ra sát biển và với đường bờ biển từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió nên nơi đây trở thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có những dịng sơng xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ như: Di sản văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Tối… và với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn… Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn (ghi vào tự điển) và sông Trà Khúc vào
hàng đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng với sơng Vệ). Núi ấn soi mình xuống dịng sơng Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dịng sơng nên được Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là “Thiên ấn niêm hà”. Ngày 02 tháng 3 năm 1990, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã công nhận núi Thiên ấn, chùa Thiên ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng (trên ngọn núi này) là thắng cảnh cấp Quốc gia.
Là địa phương có 62% diện tích là miền núi; toàn tỉnh Quảng Ngãi có 187.072 người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 14,9 % dân số tồn tỉnh. Trong đó ba dân tộc chủ yếu là dân tộc Hrê, Co, Ca dong, ngồi ra cịn có các dân tộc khác với khoảng 500 người sống tập trung ở 78 xã của 06 huyện miền núi và một số huyện đồng bằng có đồng bào DTTS. Sau khi có Chỉ thị số 49-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến quán triệt và triển khai thực hiện cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành ủy và ban hành Công văn số 96-CV/TU ngày 01/12/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức quán triệt ở cấp mình; đồng thời ban hành cơng văn, kế hoạch để triển khai thực hiện gắn với việc tiếp tục thực hiện các văn bản Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng cơng tác PBGDPL cho người dân, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hướng người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.