7. Kết cấu của luận văn
2.2. Kết quả, hạn chế và ngun nhân xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
2.2.2. Nội dung, đối tượng và hình thức thực hiện xã hội hóa cơng tác
phổ biến giáo dục pháp luật
- Về nội dung: Việc định hướng các nội dung cần thực hiện cho hoạt
động xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua về cơ bản là phù hợp, bám sát các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị và trật, an tồn xã hội ở địa phương; phù hợp với yêu cầu của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Từ đó các cấp, các ngành đã tập trung vào những chủ đề thiết thực, các văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, cộng đồng; lấy tiêu chí đặc điểm địa bàn và đối tượng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL luôn đảm bảo, gắn với thực tiễn chấp hành pháp luật, tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào nhu cầu thực tế, thời gian thực hiện phù hợp. Thời gian qua, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được triển khai rộng rãi đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu vào những nhóm cơ bản như: Nhóm văn bản pháp luật tác động trực tiếp, liên quan mật thiết đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với các văn bản luật, văn bản dưới luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND,
UBND tỉnh ban hành; nhóm văn bản pháp luật mới cơ quan có thẩm quyền ban hành sắp có hiệu lực hay vừa mới có hiệu lực; nhóm văn bản pháp luật mang tính đặc thù gắn với từng ngành cụ thể.
Nội dung thường tập trung vào các văn bản pháp luật có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiệm vụ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và đời sống hàng ngày của người dân như: pháp luật về dân sự; hình sự; đất đai; xử lý vi phạm hành chính các lĩnh vực (giao thơng, đất đai,…); các quy định tố tụng; pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; pháp luật về an ninh mạng; trật tự an tồn giao thơng; hịa giải cơ sở; báo chí; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; pháp luật về trẻ em; hôn nhân và gia đình; phịng, chống tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống; pháp luật về trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động; an tồn thực phẩm; pháp luật về tiếp cơng dân; tiếp cận thơng tin; tín ngưỡng, tơn giáo; nghĩa vụ qn sự; về phịng, chống ma túy; phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá ...
- Về đối tượng: Các sở, ban, ngành, các tổ chức hội đoàn thể là thành
viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và Hội đồng Phối hợp PBGDPL các huyện, thành phố đã tích cực chủ động tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, trong đó xác định nhóm đối tượng cụ thể:
+ Đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ chính
quyền cơ sở: Là những người hàng ngày trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết
các công việc thuộc bộ máy nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo tính trung thực trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Do đó, các sở, ban, ngành, đồn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã đặc biệt chú trọng và thường xuyên quán triệt, triển khai các văn bản pháp luật cho đội ngũ
này. Về nội dung tập trung các văn bản pháp luật có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiệm vụ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và đời sống hàng ngày của người dân như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật An ninh mạng; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Hòa giải cơ sở; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Phịng, chống tham nhũng; Luật Tố tụng hành chính; Luật Báo chí; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Trẻ em; Luật Trồng trọt; Luật Chăn ni; Luật Tín ngưỡng, tơn giáo; Luật Nghĩa vụ qn sự; Luật Phịng, chống ma túy; Luật Tiếp cơng dân; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phịng, chống tác hại của thuốc lá; Luật An tồn, vệ sinh lao động; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt… và các văn bản khác theo ngành, lĩnh vực. Thời gian qua, 100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nhóm quần chúng nhân dân: Là lực lượng đông đảo chiếm số đông
trong xã hội gồm nhiều thành phần khác nhau, nên trong quá trình tổ chức triển khai tuyên truyền các nội dung giáo dục pháp luật đã có sự chủ động trong việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục thích hợp. Qua đó, tích cực đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL liên quan đến đơng đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh các văn bản có tác động trực tiếp, liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân hay nhóm các văn bản pháp luật vừa mới được cơ quan có thẩm quyền ban hành sắp có hiệu lực hay vừa mới có hiệu lực pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm Nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ
luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…
Bên cạnh đó, chú trọng đến nhóm là người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được các ngành, các cấp đẩy mạnh. Phòng tư pháp các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hội đồn thể như: Văn phịng UBND, HĐND, Hội Luật gia, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... để thực hiện tốt Đề án xã hội hóa cơng tác PBGDPL và TGPL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2021” theo Kế hoạch số 7656/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Thông qua hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL đã góp phần hạn chế được các khiếu kiện đông người, kéo dài đặc biệt trong các lĩnh vực như đất đai, môi trường và một số lĩnh vực khác... Qua đó, người dân đã có ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, tin tưởng mạnh mẽ vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Nhóm học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh: Nhằm
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Các Chi hội Luật gia, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Trường Đại học Tài chính - Kế tốn, Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi, Hội Luật gia huyện Tư Nghĩa, Hội Luật gia thành phố Quảng Ngãi, Hội Luật gia huyện Ba Tơ đã phối hợp với Ban giám hiệu, Đồn Trường phổ thơng trung học, một số địa phương tổ chức các phiên tòa giả định để đa dạng hóa phương
thức tuyên truyền về “Bảo vệ rừng; chống tảo hơn; An tồn giao thơng đường bộ; cố ý gây thương tích; ma túy...” tại một số địa phương, trường phổ
thông trung học thu hút được nhiều người tham gia đặc biệt là học sinh cấp III và sinh viên. Đây chính là những nội dung hướng đến mục tiêu phát triển tồn diện của học sinh, sinh viên tạo thói quen tơn trọng, tn thủ pháp luật và các
chuẩn mực của cuộc sống cộng đồng. Đồng thời, giáo dục trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
+ Nhóm đối tượng là bị can, bị cáo kết thúc giai đoạn điều tra, phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và những người được tha tù trở về tái
hòa nhập cộng: Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị duy nhất được sự
đồng thuận của Giám đốc Công an tỉnh tại Công văn số 613/CAT-PV11 (CS) ngày 27/02/2018, Hội Luật gia tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can đã kết thúc giai đoạn điều tra đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh và các Nhà tạm giữ trên địa bàn tỉnh; Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và những người được tha tù trở về tái hòa nhập cộng trong giai đoạn 2017-2021. Hội Luật gia tỉnh đã phối hợp với Ban giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh, Nhà tạm giữ Công an các huyện/thành phố, thị xã tổ chức PBGDPL cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh và Nhà tạm giữ Công an các huyện, thành phố, thị xã với các nội dung như: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp năm 2013; các quy định về quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo, thủ tục về xóa án tích, điều kiện để được xóa án tích theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật đặc xá và một số quy định pháp luật khác... Đây là hoạt động thiết thực mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cho các đối tượng đã có những vi phạm pháp luật hồn lương, tái hịa nhập cộng đồng xóa bỏ mặc cảm, tự ti khi về với gia đình, xã hội làm tốt vai trị của cơng dân.
- Về hình thức: Thông quan công tác tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên
Các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức và các Hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 6.822 lớp/buổi/đợt/cuộc tập huấn, tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp, có 484.158 lượt người tham dự [12], [22], [32] triển khai hơn 40 văn bản pháp luật quan trọng, mới ban hành, liên quan và tác động trực tiếp tới đời sống xã hội như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hịa giải ở cơ sở, Luật bảo vệ mơi trường, Luật Lâm Nghiệp, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức... cho đại diện lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh; các ban Đảng của Tỉnh ủy; Mặt trận TQVN tỉnh và các hội, đoàn thể tỉnh; các sở, ban, ngành; cán bộ phụ trách pháp chế của các sở, ban, ngành; Báo cáo viên pháp luật tỉnh; ở cấp huyện có đại diện lãnh đạo huyện (Thành, thị) ủy, HĐND, UBND; UBMTTQVN; Văn phòng, Tư pháp, Nội vụ, Lao động thương binh và xã hội, Công an, Ban Chỉ huy quân sự.
Cấp phát miễn phí 42.615 tài liệu (tờ gấp, sổ tay, sách, cẩm nang pháp luật, đĩa…) và đăng tải hơn 2.000 tin, bài về pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng; cấp phát miễn phí 100 mũ bảo hiểm (Công an tỉnh); trực tiếp,
phối hợp trợ giúp pháp lý, tư vấn, hòa giải, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn về các lĩnh vực như đất đai, dân sự, hơn nhân và gia đình…(Sở Tư
pháp, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ…). Sở Tư pháp tham mưu UBND
tỉnh tổ chức thành cơng 03 Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng
dự thi và tổng kết cuộc thi được tổ chức vào ngày 09/11 ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam [12], [22], [32]. Ban Tổ chức cuộc thi đã trao giải thưởng, giấy chứng nhận cho 08 tập thể và 34 cá nhân đạt giải; hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Pháp luật vì mọi người” do Bộ Tư pháp tổ chức. Ngoài ra, cơ quan thường trực Hội đồng PHPBGDPL tỉnh hướng dẫn các cơ quan, địa phương, trường học tích cực hưởng ứng, phát động sâu rộng các cuộc thi thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức như: “Pháp luật học đường”, “Pháp luật với mọi người”, “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân cùng tham gia.
Các hình thức khác chủ yếu được thực hiện như tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt các văn bản luật, các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tổ chức các cuộc thi viết, thi trực tuyến, phiên tòa giả định, các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, thơng qua các cuộc họp, thực hiện các phóng sự, bản tin, bài viết, hình ảnh, chuyên trang, chuyên mục Hỏi - Đáp pháp luật trên Báo, Đài; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; đăng tải trên Trang thơng tin điện tử; phát sóng thường kỳ trên hệ thống truyền thanh; sinh hoạt “Ngày Pháp luật” hàng tuần, hàng tháng; cấp phát tài liệu tuyên truyền bằng tờ gấp, tờ rơi; băng rôn khẩu hiệu, pano, áp phích; tuyên truyền lưu động, tuyên truyền miệng, giải thích trong tiếp cơng dân, tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ hành chính, giải quyết hồ sơ theo vụ việc, các buổi sinh hoạt của đoàn thể…
- Kết quả đạt được: Các cấp Hội Luật gia tỉnh đã chủ trì thực hiện Đề án “Xã hội hóa cơng tác tun truyền, PBGDPL và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021” (Kế hoạch 7656/KH-UBND ngày 11/12/2017): Các cấp Hội Luật gia
tỉnh thực hiện 1.158 đợt với 153.789 lượt người tham dự, hòa giải thành 5.383 vụ việc; cấp phát tài liệu pháp luật: 104.260 tờ gấp; 450.000 tờ rơi, 40.000 Cẩm
nang pháp luật, 1080 pa nơ, áp phích, 932 đĩa CD; tư vấn pháp luật: 6.178 vụ, việc. [12], [32].
+ Cơng an tỉnh chủ trì thực hiện đề án “Tăng cường PBGDPL cho người
đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 - 2021” (Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 14/5/2018): Đã tổ chức 168 lượt
giáo dục pháp luật công dân cho 364 lượt phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cá biệt cho 1.250 đối tượng thuộc diện giáo dục tại cộng đồng dân cư và đối tượng chậm tiến có biểu hiện vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu viết cam kết không vi phạm pháp luật; gọi hỏi, răn đe 95 lượt đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội; triển khai thực hiện Đề án thông qua phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với tuyên
truyền, PBGDPL tại 178 điểm, khu dân cư, cơ quan, trường học...với hơn 26.780 lượt người tham dự; tổ chức 08 đợt tuyên truyền pháp luật về trật tự an tồn giao thơng; tun truyền trực tiếp nội dung công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng tại 37 điểm dân cư, trường học có 7.206 lượt người dân, học sinh, sinh viên tham dự; tuyên truyền lưu động 1.396 lượt với hơn 2.000 giờ trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã; tổ chức 250 lớp tập huấn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho hơn 10.000 lượt người tham gia