Giải pháp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Về xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và đẩy mạnh triển khai thi hành Hiến pháp, pháp luật; triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng; tạo bước đột phá, chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong việc thực hiện chủ trưng xã hội hóa cơng tác PBGDPL, phát huy tôi đa mọi nguồn lực xã hội tham gia vào xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Với nhiều Văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước về PBGDPL có nội dung về xã hội hố cơng tác PBGDPL. Các văn kiện, văn bản nói trên đã được thể chế hóa, cụ thể hố trong nhiều văn bản pháp luật và các Đề án với nhiều quy định cụ thể về các chế độ, chính sách,

giải pháp nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác PBGDPL, đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này, hình thành cơ sở pháp lý nhằm thu hút, động viên các nguồn lực xã hội tham gia vào xã hội hóa cơng tác PBGDPL nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xã hội hố cơng tác PBGDPL, đáp ứng với u cầu đặt ra hiện nay. Tuy nhiên, qua rà sốt, phân tích đánh giá các văn kiện, văn bản về xã hội hố cơng tác PBGDPL cũng cho thấy những hạn chế, bất cập. Do vậy, cần phải có những quy định pháp luật cụ thể để thực hiện có hiệu quả hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL.

- Thể chế hoá các chủ trương, quan điểm của Đảng về xã hội hoá cơng tác PBGDPL cịn chậm, chưa đầy đủ và đồng bộ; cần bổ sung các quy định mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi của các chính sách, pháp luật về xã hơi hóa cơng tác PBGDPL;

- Thực hiện đa dạng hóa chủ thể tham gia các hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL; thu hút, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cấp Hội Luật gia tham gia tích cực hơn vào hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL;

- Mở rộng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, không chỉ là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được làm báo cáo viên pháp luật (Điều 35 Luật PBGDPL;

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích thiết thực cụ thể và tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, trong đó có các chính sách, pháp luật về ưu đãi, khuyến khích về tài chính, hỗ trợ cơ sơ vật chất, các chi phí khác (thuế, trụ sở, các hoạt động kinh doanh theo quy định) nhằm tạo nguồn lực ổn

định phục vụ cho hoạt động này; hướng dẫn cụ thể về quy trình, cách thức tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ các chương trình, dự án hoạt động hợp tác nhằm thực hiện hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL có hiệu quả; Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ở Việt Nam tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngồi cần sớm sửa đổi bổ sung Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngồi;

- Thiếu các quy định khuyến khích hình thành các tổ chức xã hội hoạt động mang tính chuyên nghiệp, bền vững về xã hội hóa cơng tác PBGDPL như: Trung tâm pháp luật cộng đồng, Trung tâm tư vấn, giải đáp pháp luật hay các cơ sở dữ liệu pháp luật…;

- Thiếu cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước trong hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, trong đó chưa có quy định cụ thể vai trị nịng cốt của Nhà nước trong cơ chế này, đồng thời hình thành các chính sách thu hút, khuyến khích người dân chủ động tìm hiểu, học tập nâng cao ý thức pháp luật và tham gia xã hơi hóa cơng tác PBGDPL;

- Khó khăn về nguồn kinh phí bố trí từ ngân sách Nhà nước tại một số địa phương cịn hạn chế, có nơi chưa được cấp kinh phí. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017–2021 có ghi:

“Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng điểm của Đề án. Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc Chương trình theo quy định pháp luật hiện hành”. Đồng thời, Kế hoạch

số 7656 của Chủ tịch UBND tỉnh ghi: “Hàng năm, Sở Tài chính thẩm định dự

tốn của cơ quan chủ trì thực hiện Đề án ở cấp tỉnh và hướng dẫn UBND cấp huyện phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách cho cơ quan chủ trì thực hiện Đề

án ở cấp huyện đúng quy định của Luật Ngân sách”. Trong khi nguồn lực ngồi kinh phí Nhà nước chưa huy động được.

Vì vậy, để xã hội hố cơng tác PBGDPL được thực hiện có hiệu quả, thì cần đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật kịp thời thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xã hội hố cơng tác PBGDPL bảo đảm cho việc xã hội hoá PBGDPL được thực hiện một cách chính danh, hợp pháp và hợp lý.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cũng cố nguồn nhân lực

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với xã hội hóa cơng tác PBGDPL:

- Để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị về vị trí vai trị của hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, cần quán triệt toàn diện và sâu sắc hơn nữa Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư xác định rõ PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với việc tổ chức, thực hiện Đề án, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu của các cấp ủy Đảng, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong công tác PBGDPL cần có quan tâm, chú trọng hơn. Đồng thời, thực hiện tốt Luật PBGDPL năm 2012 để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức từ đó dẫn đến sự chuyển biến tích cực trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác này. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, đặt ra vấn đề đòi hỏi mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở tùng địa phương phải nỗ lực, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát, tích cực hơn từ việc xây dựng Kế hoạch, chương trình hành động PBGDPL trong từng giai đoạn của từng ngành, cấp cho đến những giải pháp

thiết thực hơn, tránh tình trạng chỉ nêu khẩu hiệu rồi phó thác cho cán bộ chun mơn hoặc các ngành đồn thể tự triển khai.

Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với xã hội hóa cơng tác PBGDPL cịn được thể hiện qua hoạt động theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về xã hội hóa cơng tác PBGDPL; kịp thời đơn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắt phát sinh trong quá trình giáo dục pháp luật. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động lãnh đạo của Đảng, thì sự tổ chức, hướng dẫn của chính quyền địa phương đóng vai trị hết sức quan trọng. Theo đó, chính quyền địa phương mà cụ thể là HĐND tỉnh, UBND tỉnh; HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Đối với HĐND, cần tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND; nâng cao chất lượng Nghị quyết PBGDPL được ban hành để phát huy tính hiệu quả về ý thức, tư duy, hành vi của mọi người, khơi dậy tình cảm, lịng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, HĐND cũng phải tạo điều kiện cho đại biểu HĐND tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật để họ có thể PBGDPL cho nhân dân thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực xã hội hóa cơng tác PBGDPL tại địa phương. Do vậy, tri thức hiểu biết về pháp luật sẽ là điều kiện cần để văn bản pháp luật và Nghị quyết của HĐND ban hành mang tính khả thi và thực sự phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân là cơ sở để công tác giáo dục pháp luật đạt kết quả cao.

- Đối với UBND: Hàng năm, UBND các cấp cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch xã hội hóa cơng tác PBGDPL từ tỉnh đến cơ sở phù

hợp với quy định pháp luật và thực tiễn tại địa phương; tổng kết thực hiện các Đề án, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa cơng tác PBGDPL theo từng giai đoạn, trong đó cần chú trọng các nội dung như sau:

+ Cũng cố, kiện toàn Hội đồng PHPBGDPL; đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện tốt các Đề án, Chương trình, Kế hoạch, về xã hội hóa cơng tác PBGDPL được phê duyệt; gắn xã hội hóa cơng tác PBGDPL với triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới; quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng tác hịa giải ở cơ sở.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Xác định rõ nội dung, chương trình phối hợp tuyên truyền PBGDPL theo từng giai đoạn, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

+ Quan tâm phân bổ kinh phí kịp thời, hợp lý cho hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, xây dựng tủ sách pháp luật; có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cơng tác hịa giải ở cơ sở.

- Cũng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và tư vấn viên pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL: thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng tham gia hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Để bảo đảm sự phát triển bền vững và có hiệu quả của xã hội hóa cơng tác PBGDPL cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về củng cố kiện toàn tổ chức cán bộ, xây dựng và triển khai có nền nếp chương trình, kế hoạch về xã hội hóa cơng tác PBGDPL, đây là giải pháp cơ bản để bảo đảm triển khai có hiệu quả và bền vững cơng tác này trước mắt cũng như lâu dài, cụ thể là: Thực hiện Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, địa phương đã tổ chức rà sốt, cơng nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh, huyện, thị xã,

thành phố, tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn đảm bảo phẩm chất, tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 237 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh hoạt động tại 34 cơ quan, đơn vị (một số cơ quan chưa có báo cáo viên pháp luật); 195 báo cáo viên

pháp luật cấp huyện tại 13 huyện, thị xã, thành phố và 1.515 tuyên truyền viên tại 173 xã, phường, thị trấn. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng được cũng cố về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phát huy vai trò trách nhiệm. Báo cáo viên pháp luật tỉnh đã chấp hành nghiêm túc sự phân công của Hội đồng, nghiên cứu, tìm hiểu sâu để báo cáo trực tiếp các văn bản chuyên ngành tại các hội nghị quán triệt, triển khai văn bản luật mới ban hành ở tỉnh và huyện, thị xã, thành phố theo yêu cầu của cơ quan địa phương; Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL luôn được chú trọng thường xuyên, một số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức.

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thực hiện xã hội hóa cơng tác pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng

Nội dung cần đổi mới theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm trang bị cho đối tượng những nguyên lý lý luận, phương pháp luận cần thiết nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, mặc khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác sinh hoạt. Ngành tư pháp hướng dẫn kịp thời về nội dung giáo dục pháp luật để đảm bảo tính thống nhất. Trên cơ sở nội dung, chương trình giáo dục pháp luật chung do Bộ Tư pháp ban hành, biên soạn lại phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất cơng việc của từng nhóm đối tượng cụ thể.

Đổi mới hình thức tuyên truyền, PBGDPL cả chiều rộng lẫn bề sâu, tập trung khai thác các hình thức tuyên truyền pháp luật theo chuyên đề, theo

ngành, lĩnh vực, vùng miền cụ thể như: Các chuyên đề cho thanh niên, phụ nữ, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động trong các doanh nghiệp… với các vấn đề pháp luật thiết thực gắn vơi nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng. Xã hội hố cơng tác PBGDPL cần chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt của các tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác này, bảo đảm cho các hoạt động phù hợp với đối tượng, yêu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của từng địa phương. Đồng thời, cần chú trọng đề cao vai trò nòng cốt của cơ quan nhà nước trong xã hội hóa cơng tác PBGDPL, có chính sách và giải pháp để đầu tư, hỗ trợ hợp lý về điều kiện vật chất, phương tiện và kinh phí từ phía Nhà nước, kết hợp với việc tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc huy động các nguồn lực xã hội cho cơng tác xã hội hố PBGDPL.

Đổi mới nội dung, hình thức về xã hội hóa cơng tác PBGDPL phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu xã hội của từng nhóm đối tượng. Trong đó, chú trọng xã hội hóa công tác PBGDPL về các chính sách, pháp luật được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, nhất quán trong thực thi chính sách, pháp luật, lấy người dân làm trung tâm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL địi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Đây là khâu không thể thiếu và là một trong những hoạt động cơ bản của quản lý nhà nước, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của xã hội hóa cơng tác PBGDPL và quản lý nhà nước về công tác này được

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)