Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội

Chỉ đạo kiểm tra giám sát Quan hệ phối hợp

BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP TỈNH

PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CHI NHÁNH CẤP TỈNH SỞ GIAO DỊCH, TT CNTT, TT ĐÀO TẠO BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

Bộ máy quản trị gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Hội đồng quản trị NHCSXH có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viện còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của các Bộ ngành trong Chính phủ. 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực; 01 Ủy viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Ủy viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Thành viên hội đồng quản trị được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước.

Tại địa phương, hình thành Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Thành phần và số lượng Ban đại diện Hội đồng quản trị giống Hội đồng quản trị ở trung ương nhưng khơng có cơ cấu Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách. Tại các tỉnh, huyện, từ tình hình thực tế ở từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.

Bộ máy điều hành tác nghiệp thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm: Hội sở chính; Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ thơng tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh; 618 Phịng giao dịch cấp huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn và triển khai các chương trình tín dụng thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Tại Hội sở chính cơ cấu bao gồm các ban chun mơn quản lí về nguồn vốn, tín dụng, quản lí tài chính, tổ chức nhân sự … Các ban này có vai trị quan trọng trong việc ban hành các chương trình quản lí nguồn vốn và tín dụng trong cả nước. Đây là cơ quan quản lí giám sát của tồn hệ thống.

Tại chi nhánh các tỉnh cơ cấu gồm 5 phịng chun mơn nghiệp vụ: phịng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, phịng Kế tốn – Ngân quỹ, phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phịng Hành chính tổ chức, phịng Tin học và các phòng giao dịch trực thuộc ở các huyện.

Điểm nổi bật trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội ở cấp 3 là NHCSXH hình thành mạng lưới các điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước. Tại các điểm giao dịch xã, chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết cơng khai; người vay có thể đến các điểm giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay, trả nợ và giao dịch với ngân hàng trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền xã.

Sơ đồ 2.3. Mơ hình tổ chức của phịng giao dịch cấp huyện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)