Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 92)

3.2. Hệ thống giải pháp phát triển nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng

3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn

Về hình thức huy động vốn, Chi nhánh cần nghiên cứu, tham mưu cho NHCSXH Việt Nam làm đa dạng hóa các sản phẩm huy động nhằm thu hút thêm nhiều nguồn tiền gửi. Việc làm này cần xem xét ở một số nội dung sau đây:

a) Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

Trong cuộc sống, người Việt Nam có thói quen tiết kiệm để dự phịng lúc ốm đau, bệnh tật, mua sắm hay những dự định chi tiêu với một khoản tiền lớn. Mục đích của họ là để kiếm lời, tích lũy. Nắm rõ điều này, nhưng thời gian qua việc huy động tiết kiệm từ dân cư ở Chi nhánh tuy có tăng qua hàng năm nhưng ở mức độ hạn chế. NHCSXH cũng như Chi nhánh cần có những giải pháp thích hợp hơn để thu hút được nguồn vốn dồi dào này.

Thứ nhất, Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền tiết kiệm trong dân cư bao

gồm cả tiền gửi tiết kiệm, áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm tích lũy, hay tiết kiệm bậc thang…. Với những hình thức này, Ngân hàng có thể tăng cường được nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn trung dài hạn.

Thứ hai, phải tận dụng các Tổ giao dịch lưu động để mở rộng huy động

vốn của dân cư tại địa bàn xã, phường trực tiếp tại các Điểm trục giao dịch trên phạm vi toàn tỉnh bên cạnh việc nhận tiền gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng đối với thành viên Tổ TK&VV, cần tập trung việc tuyên truyền việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn tại điểm giao dịch xã

Thứ ba, sự linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi. Việc áp

dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn khác nhau sẽ tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn tại Chi nhánh.

Thứ tư, Trước đây sản phẩm tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV mới chỉ

dành cho các thành viên tổ TK&VV, những người nghèo hoặc người dân muốn gửi tiết kiệm thay vì được tận dụng hệ thống Điểm giao dịch xã của NHCSXH thì vẫn phải đến Phịng giao dịch NHCSXH mới có thể nhận được dịch vụ của ngân hàng.

Để khắc phục hạn chế này, bên cạnh sản phẩm tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV, NHCSXH đã ban hành hướng dẫn về quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã. Theo đó mọi cá nhân là người Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể gửi tiền tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được áp dụng theo lãi suất của các sản phẩm cùng loại, cùng kỳ hạn của NHCSXH nơi giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Mức tiền gửi tối thiểu là 500.000 đồng đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn và 100.000 đồng đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm gửi góp linh hoạt (thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu của các ngân hàng thương mại khác quy định thường là từ 1.000.000 đồng trở lên) và khách hàng có thể rút trước hạn theo quy định. Dịch vụ này sẽ thay đổi cơ bản về cơ cấu dịch vụ tài chính trên khu vực nơng thơn Việt Nam, chuyển từ tín dụng là chủ yếu sang tín dụng - tiết kiệm và tiến tới triển khai các dịch vụ tài chính khác cho người nghèo.

b) Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân

Hình thức này giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp. Đồng thời, phát triển tài khoản cá nhân góp phần hiện đại hóa q trình thanh tốn qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thơng, tiết kiệm chi phí lưu thơng.

ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng cho mọi tầng lớp dân cư và xu hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một nền kinh tết phát triển. Để tăng số lượng tài khoản này lên, đồng nghĩa với việc tăng doanh số thanh toán qua tài khoản, góp phần thúc đẩy q trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong xã hội thì NHCSXH Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng cần chú ý hơn nữa đến hình thức. Bởi vì nước ta vẫn cịn nghèo, thu nhập bình qn thấp, tâm lý của người dân Việt Nam vẫn quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy khái niệm mở tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng với nhiều người vẫn còn rất mới mẻ, đặc biệt là những đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tài khoản này là rất thấp (lãi suất không kỳ hạn) ngược hẳn với tâm lý của người gửi tiền vào ngân hàng ln mong hưởng lãi suất cao. Về phía Ngân hàng cần có những biện pháp tác động như sau:

- Áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn, hấp dẫn khách hàng mở tài khoản, kết hợp với các dịch vụ thanh toán, chi trả hộ khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng thấy được những tiện ích khi sử dụng tài khoản này để họ hiểu được những ưu điểm của tài khoản và thường xuyên sử dụng nó. Khi người dân đã quen việc thanh toán, chi trả và các dịch vụ thuận tiện mà Ngân hàng đưa ra cộng với sự đa dạng hóa các dịch vụ, các hình thức hoạt động của Ngân hàng, người dân sẽ ít quan tâm đến lãi suất. Cần phải tạo cho khách hàng hiểu được mục đích chủ yếu của khách hàng khi mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân là chất lượng dịch vụ mà không phỉa là hưởng lãi.

- Ngân hàng có thể áp dụng việc theo dõi 2 tài khoản song song của khách hàng tức là khi tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng có số dư cao, Ngân hàng sẽ chuyển bớt sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để giúp khách hàng không bị thiệt, giúp khách hàng có thêm một khoản tiền khi chưa sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi. Ngược lại, khi khách hàng có nhu cầu thanh tốn cao, Ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền gửi có kỳ hạn thanh tốn gửi thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng làm được như vậy sẽ tạo

ra sự nhanh chóng, tiện lợi hơn cho khách hàng. Đồng thời cũng giúp Ngân hàng giảm giai đoạn rút tiền nhiều lần, tốn thời gian và chi phí.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành nghiệp vụ phát hành Thẻ ATM, nhằm vào đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng là học sinh sinh viên thay vì liên kết với các Ngân hàng thương mại để phát hành Thẻ như hiện nay. Đối với Ngân hàng, đây là một nguồn huy động dồi dào vì hiện nay số lượng sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng… là rất lớn. Trong điều kiện chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là các cây ATM, NHCSXH có thể sử dụng hình thức Thẻ liên kết với các Ngân hàng đã có với cơng nghệ và màng lưới dịch vụ thẻ phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)