Đánh giá kết quả phát triển nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 75)

Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Kết quả đạt được

Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng gia tăng. Cơ cấu nguồn vốn dần có những chuyển biến theo hướng chủ động, khắc phục được sự lệ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, trong đó điển hình là việc chú trọng triển khai nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu được Chính phủ

bảo lãnh) và mở rộng huy động tiết kiệm từ dân cư, đặc biệt là huy động tiết kiệm thông qua mạng lưới Tổ TK & VV. Từ đó tạo điều kiện mở rộng quy mơ tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của các đối tượng thụ hưởng, tiếp nhận và triển khai chủ động, kịp thời các chương trình tín dụng được Nhà nước giao.

Trải qua gần 19 năm hoạt động, NHCSXH trên toàn hệ thống nói chung cũng như tại Chi nhánh nói riêng được xây dựng và phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu (2002-2010) là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện mơ hình tổ chức quản lý, tăng cường nguồn lực, tăng trưởng tín dụng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách. Giai đoạn thứ hai (2011-2020) là giai đoạn tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Chi nhánh đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, chung sức chung lịng, phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi nhánh đã phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước, kênh tín dụng chính sách đặc thù ở địa phương nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thốt nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kết quả hoạt động của Chi nhánh đã góp phần quan trọng trong thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia của địa phương.

Nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương là điểm nổi bật trong việc tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại địa phương kể từ khi thực hiện Chiến lược phát triển. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp ngày càng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chuyển

nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn

2.3.2. Những hạn chế

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, thiếu tính ổn định

Cơ cấu vốn hiện tại của Chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn từ TW. Trong khi đó việc bố trí vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân sách địa phương cịn có khoảng cách lớn giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh xã hội tỉnh giao cho Chi nhánh thực hiện với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm.

Tỷ trọng huy động vốn từ tổ TK&VV còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng huy động vốn. Chi nhánh hiện có 2.436 tổ TK&VV với hơn 90.148 khách hàng còn dư nợ nhưng số dư tiết kiệm đạt được là 240.577 triệu đồng.

Chi nhánh chưa tiếp cận được với các nguồn vốn nhân đạo trong và ngồi nước;

Chi phí vốn cịn cao

Mức cấp bù hàng năm của Chi nhánh đã giảm dần dù tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng. Nhưng nguồn vốn cấp từ ngân sách, nguồn vốn vay lãi suất thấp, trong khi vốn huy động lãi suất thị trường ngày một tăng lên. Điều đó dẫn đến chi phí vốn của Chi nhánh vẫn cao và có thể giảm hơn nữa.

- Sản phẩm huy động vốn còn chưa đa dạng

Sản phẩm huy động vốn của NHCSXH chưa linh hoạt trong việc gửi tiền 1 nơi rút nhiều nơi như đối với các ngân hàng thương mại khác.

- Chất lượng phục vụ còn thấp

Mặc dù mạng lưới hoạt động rộng với 145 điểm giao dịch xã (Hội sở tỉnh và 08 Phòng giao dịch cấp huyện), và là ngân hàng duy nhất tổ chức các điểm giao dịch tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng với cơng nghệ đang trong q trình được nâng cấp, cán bộ chưa được tiếp cận, làm quen với công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại nên chưa tận dụng được lợi thế này để

huy động vốn từ dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa. Mặt khác, chưa mở rộng thực hiện được các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, công nghệ ngân hàng chậm được đổi mới, thiếu tính đồng bộ.

Việc tập trung huy động vốn ở địa bàn lớn, tập trung đông dân cư xét về lý thuyết là phù hợp, nhưng xét về đặc thù hoạt động của NHCSXH và đặc thù đối tượng khách hàng truyền thống cũng như khác hàng tiềm năng trong thời gian tới chưa phải là một giải pháp đúng đắn. Bởi lẽ, tại các địa bàn lớn, tập trung nhiều Ngân hàng Thương mại, yếu tố cạnh tranh rất cao, trong khi nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất của NHCSXH cịn rất hạn chế sẽ khó có thể cạnh tranh được. Trong khi đó, ở địa bàn nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, NHCSXH có mạng lưới hoạt động dày đặc với các điểm giao dịch lưu động được mở đến tận xã, đối tượng hộ gia đình có thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm khơng nhiều, địa bàn xa khó có thể đi gửi một khoản tiền nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại, hơn nữa, Ngân hàng Thương mại cũng thường không lưu tâm tới lực lượng khách hàng này.

2.3.3. Nguyên nhân

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đi vào phân tích tìm hiểu các ngun nhân để tìm ra các giải pháp khắc phục. Có những hạn chế do nguyên nhân khách quan cũng có những hạn chế do nguyên nhân chủ quan hoặc cả hai.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Việc xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc kế hoạch tín dụng năm nay là bao nhiêu tăng giảm so với năm trước như thế nào, mà chưa cụ thể hóa đến từng thời điểm trong năm. Dẫn đến khi được Tổng Giám đốc giao kế hoạch tín dụng hàng năm cho Chi nhánh cũng chỉ theo mức tăng trưởng chung mà không cụ thể theo thời điểm.

Tỷ trọng vốn huy động của Chi nhánh thấp do dù có mạng lưới rộng tồn tỉnh nhưng nền tảng công nghệ ngân hàng đang được cải tiến, nâng cấp. Vì vậy, chưa triển khai được các dịch vụ ngân hàng, chưa ứng dụng để triển khai

các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Chưa thu hút được các nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên thị trường.

Trình độ cán bộ chưa tồn diện, mang tính chun mơn hóa cao. Từ cấp tỉnh đến cáp huyện cán bộ chưa thực sự có kinh nghiệm và năng lực trong triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, khả năng tiếp cận thị trường, tìm kiếm huy động vốn cịn nhiều hạn chế.

Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, tìm hiểu nhu cầu người gửi tiền của cán bộ cịn thụ động. Hầu hết khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ chưa thực sự tìm hiểu sâu sát nhu cầu từng khách hàng, cũng như chưa chủ động tìm kiếm, thu hút khách hàng về giao dịch.

Công tác tuyên truyền, marketing, quảng cáo chưa thực sự được chú trọng, thiếu tính chuyên nghiệp. Cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ, nhiều nơi cịn phải th - mượn tạm thời, trụ sở chưa được khang trang, ít gây được sự chú ý và niềm tin đối với khách hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

NHCSXH là ngân hàng hoạt động theo cơ chế chính sách được chính phủ ban hành, điều đó dẫn đến nhiều quy chế hoạt động của NHCSXH không theo kịp những thay đổi thực tế.

Do tác động từ cơ chế, theo quy định NHCSXH chỉ được thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn không phải trả lãi, nguồn vốn có lãi suất thấp. Hơn nữa, lãi suất huy động tối đa chỉ bằng lãi suất huy động của Ngân hàng thương mại trên địa bàn và khơng có chế độ khuyến mại khách hàng… Điều này làm cho việc huy động vốn của ngân hàng bị động. Có những thời điểm nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng cao, tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trái phiếu của các tổ chức kinh tế lớn đang dồi dào nhưng lại không thể huy động (do chưa dùng hết vốn ưu đãi, do vượt định mức tồn quỹ theo quy định). Khi cần huy động thì lại không thể huy động

được nữa do nguồn tiền nhãn rỗi đã hết.

Với quy định NHCSXH là tổ chức tín dụng hoạt động phi lợi nhuận, cho nên việc tiếp cận với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB, IMF..) để kêu gọi nguồn vốn ủy thác, vốn vay là hết sức khó khăn bởi đòi hỏi của các nhà đầu tư NHCSXH phải hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ chế “lãi suất thực dương” để ngân hàng tự bù đắp chi phí và phát triển bề vững như một tổ chức tài chính vi mơ kinh doanh nhỏ phổ biến hiện nay trên thế giới. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội chưa thực sự được các cơ quan, ban ngành có liên quan lưu tâm, tạo điều kiện để Chi nhánh tiếp cận.

Cơ chế hỗ trợ tín dụng chưa được bổ sung, hoàn thiện để thống nhất áp dụng chung cho các chương trình, dẫn đến việc quản lý, phân bổ vốn bị chồng chéo, trùng lắp, phân tán, làm giảm hiệu qủa của các chính sách. Một hộ được vay vốn của nhiều chương trình với cơ chế ưu đãi khác nhau, dẫn đến dư nợ lớn, khó khăn cho việc trả nợ của các hộ vay. Đồng thời, tạo áp lực cho ngân hàng về một khối lượng vốn lớn cần huy động để giải ngân cho các đối tượng chính sách. Các chương trình tín dụng chính sách cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội liên tục được ban hành. Tuy nhiên, các bộ ngành chủ quản khơng xây dựng đồng bộ giữa chính sách tạo lập vốn và chính sách cho vay. Do vậy, Chi nhánh ln bị động trong q trình triển khai nhiệm vụ mới.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của NHCSXH là người nghèo, người có thu nhập thấp, với thu nhập thậm chí khơng đủ chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày nên khơng có vốn tích lũy. Mặt khác, người nghèo thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng nơng thơn, có thói quen tiêu dùng tiền mặt, chưa hình thành thói quen sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng mà tích lũy tại gia đình để chi dùng cá nhân; sự hiểu biết về ngân hàng và các tiện ích trong sử dụng dịch vụ ngân hàng của đối tượng ngày cũng chưa nhiều là một cản trở lớn trong việc huy động vốn từ nhóm khách hàng này.

mọi biến động cũng xảy ra từ nguồn vốn. Trong mơi trường tài chính tiền tệ chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt với đặc thù hoạt động của mình chưa có tiền lệ với Việt Nam, NHCSXH cần có chiến lược nguồn vốn sâu sắc hơn, hướng vào mục tiêu ổn định, bền vững để chủ động đối phó với mọi tình huống. Điều này khơng chỉ từ nỗ lực trong nội bộ ngân hàng, mà cịn cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích sâu sắc để có những thay đổi chiến lược về cơ chế chính sách tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011- 2020. Chiến lược đề ra mục tiêu phát triển NHCSXH theo hướng ổn định bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nước, gắn liền với việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một số mục tiêu cụ thể là:

- 100% người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10% - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ

- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình, nghiệp vụ

- Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

- Phối hợp, lồng ghép các hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông - lâm - ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm anh sinh xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu theo định hướng chung, giải pháp có tính quyết định là phải xây dựng ngân hàng có năng lực tài chính lớn mạnh, có sản phẩm, dịch vụ tốt và phải có đủ tầm với sự phát triển trong giai đoạn mới, giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn ổn định và phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân, giai đoạn hội nhập sâu - rộng với kinh

tế khu vực và toàn cầu.

Theo định hướng phát triển theo Chiến lược phát triển đến năm 2020 nhu cầu về vốn đối với hoạt động của NHCSXH là rất lớn. Nhu cầu đó xuất phát từ những yếu tố sau:

Thứ nhất, đối tượng phục vụ của NHCSXH không ngừng tăng lên theo

những chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của Nhà nước. Đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là hộ nghèo. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 1905/QĐ- LĐTBXH ngày 28/12/2015 phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoại 2016-2020 thì số hộ nghèo giai đoạn này được xác định là

2.338.569 hộ (chiếm 9,88%), hộ cận nghèo là 1.235.784 hộ (chiếm 5,22%). Theo điều tra sơ bộ, có khoảng 17% số hộ nghèo và 54% hộ cận nghèo này chưa được tiếp cận vốn tín dụng chính sách. Bên cạnh hộ nghèo, NHCSXH cịn phục vụ nhiều đối tượng chính sách khác theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Điều này địi hỏi cần bổ sung thêm nguồn vốn để NHCSXH cho vay.

Thứ hai, nhu cầu vay vốn của các đối tượng khơng ngừng gia tăng, hạn

mức tín dụng ưu đãi dành cho các đối tượng chính sách tiếp tục được nghiên cứu tăng lên cho phù hợp với điều kiện kinh tế, diễn biến thị trường.

Thứ ba, định hướng phát triển NHCSXH đặt ra mục tiêu 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách (do Nhà nước quy định, phải được hiểu là cả đối tượng hiện tại và đối tượng tương lai được mở rộng) đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận vốn tín dụng của NHCSXH. Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Chỉ tính riêng mục tiêu tăng trưởng dư nợ đến năm 2020 đạt khoảng 250.000 tỷ đồng, bình quân, mỗi năm cần 15.000 tỷ đến 20.000 tỷ đồng. Đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn vốn tín dụng cho NHCSXH trong thời gian tới.

Để có thể thực hiện được mục tiêu Chiến lược, triển khai hoàn thành tốt

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)