Nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 72)

2.2. Phát triển nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

2.2.2. Nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác

Xóa đói giảm nghèo nói chung là thực hiện kênh tín dụng cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội nói riêng địi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, việc ủy thác vốn từ ngân sách các địa phương để triển khai cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một giải pháp và việc làm thiết thực được đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập NHCSXH.

Vốn ngân sách cấp ủy thác địa phương, vốn huy động tăng dần. Điều đó cho thấy Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tìm kiếm, huy động vốn để chủ động triển khai các chương trình tín dụng mà khơng trong chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, khoản mục chi cho tín dụng chính sách chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều các khoản mục chi khác thì động thái đó của Chi nhánh NHCSXH được coi là một hướng đi đúng, phù hợp về mặt thực hiễn và cả lý thuyết với bản chất ngân hàng là “đi vay để cho vay”.

Ngày 22/11/2014 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong đó chỉ thị có nêu “Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội... Để phát huy vai trị và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ như:

- Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.

- Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.”

Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc kịp thời của các cấp các ngành, nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân sách địa phương chuyển qua cho Chi nhánh thực hiện có sự chuyển biến tăng trưởng rõ rệt từ tỉnh đến huyện. Nguồn vốn ủy thác địa phương góp phần khơng nhỏ giúp Chi nhánh thực hiện tốt các chương trình cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giúp người dân tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay hơn.

Bảng 2.5. Nguồn vốn do Ngân sách địa phương ủy thác

Đơn vị: triệu đồng, %

Nguồn vốn Diễn biến qua các năm

2018 2019 2020

Tổng số 75.148 92.772 114.622

Tổng nguồn

vốn 2.557.646 2.774.514 2.994.999

Tỷ trọng (%) 2,9 3,3 3,9

Nguồn vốn của Chi nhánh được sử dụng chủ yếu để giải ngân các chương trình tín dụng. Tỷ lệ trích lập để sử dụng đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ chỉ được 15%. Đây là điểm khác biệt so với các Ngân hàng Thương mại, bởi với các Ngân hàng Thương mại có thể được sử dụng tới 50% vốn điều lệ để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản. Điều đó cho thấy với nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác còn hạn hẹp, đành để giải ngân tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là ưu tiên hàng đầu, cần được chú trọng.

Đến 31/12/2020, ngân sách địa phương đã ủy thác cho chi nhánh 114.622 triệu đồng chi nhánh để thực hiện 04 chương trình tín dụng, trong đó chủ yếu tập trung vào: chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo

2.2.2.1. Nguồn vốn huy động

Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu, bởi nguồn vốn chính của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động điều này cũng đúng đối với NHCSXH.

Một bước tiến mới, khắc phục những hạn chế trong cơ chế tạo lập nguồn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào nguồn do ngân sách nhà nước cấp và nguồn đi vay các ngân hàng thương mại), mở ra triển vọng mới trong hoạt động tín dụng của NHCSXH đó là hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân dân cư nhằm thực hiện nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay.

Với lợi thế mạng lưới trên 145 điểm giao dịch xã (Hội sở tỉnh và 08 phòng giao dịch cấp huyện), Chi nhánh có thể tổ chức tốt hơn nghiệp vụ huy động vốn so với giai đoạn trước, hạn chế tính thụ động, từng bước tạo thế vươn lên làm chủ thực sự, nền tảng cơng nghệ cịn lạc hậu; cơ sở hạ tầng (trụ sở, trang thiết bị…) cịn mang tính chất chắp vá, chưa thực sự đồng bộ; các dịch vụ ngân hàng cịn mang tính chất sơ khai, chưa thực sự có nhiều tiện ích,

nên mặc dù trong những năm gần đây có tham gia hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Chuyển tiền… nhưng cũng chưa thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại với công nghệ luôn được đầu tư, làm mới hiện đại từng ngày. Do vậy, việc thu hút tiền gửi từ các tổ chức, cá nhận phát sinh không lớn.

Bảng 2.6. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân

Đơn vị: triệu đồng, % Năm Tổng nguồn vốn Nguồn vốn huy động của cá nhân và tổ chức Tăng so với năm trƣớc Tỷ lệ tăng (%) Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn 2018 2.557.646 321.682 - - 12,57 2019 2.774.514 383.713 62.031 19,28 13,82 2020 2.994.999 468.101 84.388 21,99 15,62

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh)

Qua bảng trên cho ta thấy, trong những năm đầu hoạt động, Chi nhánh đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Tổng Giám đốc giao. Do đó, trong các 03 năm từ 2018 đến 2020, nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân chiếm bình quân 14% tổng nguồn vốn.

Để tạo sự chủ động trong quá trình triển khai nhiệm vụ; đồng thời, triển khai đầy đủ nghiệp vụ của một ngân hàng, ngay từ những ngày đầu vào hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng tới việc triển khai nghiệp vụ huy động vốn.

Đến 31/12/2020, số dư huy động tiền gửi của Chi nhánh đạt 468.101 triệu đồng, chiếm 21,99%, trong đó:

- Tiền gửi tổ chức, cá nhân là 227.524 triệu đồng, tăng 65.964 triệu đồng so với đầu năm, đạt 109,94% kế hoạch TW giao tăng trưởng năm 2020.

so với đầu năm, đạt 92,12% kế hoạch tăng trưởng TW giao năm 2020.

Hiện nay, tỷ lệ số dư tiền gửi qua Tổ TK&VV trên dư nợ tại chi nhánh là 8,05%. Bình quân số dư tiền gửi của một Tổ TK&VV là 100,1 triệu đồng. Tỷ lệ hộ có số dư tiền gửi thông qua Tổ TK&VV đến 31/12/2020 chiếm 97,9% tổng số hộ dư nợ, tỷ lệ hộ gửi tiền hàng tháng thơng qua Tổ TK&VV bình qn tồn Chi nhánh là 74,2%.

Bảng 2.7. Cơ cấu và sự tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: triệu đồng, %

Nguồn vốn

huy động 2018 2019 2020

Tổng số 321.682 383.713 468.101

Tiền gửi của Tổ

TK&VV 197.937 222.153 240.577

Tỷ trọng 61,53 57,89 51,39

Tăng trưởng - 24.216 18.424

Tiền gửi của

Khách hàng 123.745 161.560 227.524

Tỷ trọng 38,47 42,11 48,61

Tăng trưởng - 37.815 65.964

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu có được từ việc nhận tiền gửi nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư thơng qua hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao, phản ánh đúng thực lực của Chi nhánh khi cạnh tranh trên thị trường với các Ngân hàng Thương mại để huy động nguồn vốn từ dân cư.

Trong những năm đầu hoạt động, tiền gửi dân cư dưới hình thức tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Từ năm 2010 trở lại đây, nguồn vốn huy động từ dân cư loại không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và không ngừng gia tăng. Do vốn huy động tiết kiệm

tại tổ tiết kiệm và vay vốn được NHCSXH quản lí và hạch tốn theo dõi dưới dạng không kỳ hạn.

Điểm nổi bật của nguồn vốn huy động dân cư là huy động tiết kiệm tại tổ tiết kiệm và vay vốn, đây là hình thức huy động đặc trưng của NHCSXH. Mặc dù hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm cho tổ viên Tổ TK&VV đã có từ ngày đầu thành lập NHCSXH. Nhưng phải đến năm 2007 NHCSXH mới nhận được sự tài trợ của Quỹ Ford cho dự án “Tăng cường dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo thông qua nghiên cứu và thử nghiệm trên các phương tiện mới huy động của NHCSXH” để khởi động một chương trình tiết kiệm thử nghiệm. Tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, tiền gửi qua Tổ TK&VV chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cư.

Bảng 2.8. Kết quả huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV tại Chi nhánh

Đơn vị: triệu đồng, tổ, tổ viên

STT Năm Tổng số Tổ TK&VV Số hộ có dƣ nợ Số hộ có số dƣ tiền gửi TK Tỷ lệ số hộ có số dƣ TK/Số hộ có dƣ nợ Số dƣ tiền gửi tiết kiệm 1 2018 2.495 95.390 91.711 96,14 197.937 2 2019 2.390 92.300 89.355 96,81 222.153 3 2020 2.436 90.432 87.978 97,29 240.577

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được, trong giai đoạn từ năm 2018-2020 số lượng số Tổ TK&VV, số hộ có dư nợ, số hộ có số dư tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ hộ có số dư tiết kiệm trên số hộ có dư nợ và số dư tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV lại tăng. Nhờ thực hiện công tác an sinh, nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, các hộ nghèo, cận nghèo giảm đi,các địa phương hồn thành chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn

mới nên khơng cịn các hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, thu nhập của người dân được tăng lên nên mức tham gia tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng.

Sản phẩm tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV đã được người nghèo và các đối tượng chính sách đón nhận và trở thành sản phẩm quen thuộc với các hộ vay vốn NHCSXH. Sản phẩm đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách biết dành dụm trong chi tiêu, tạo thói quen tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tích lũy sử dụng trong tương lai , trong đó có việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi tiền vay cho NHCSXH. Sản phẩm đáp ứng tại điểm giao dịch xã nên chi phí đi laị thấp ; huy đơng đươc số tiền nhỏ ; đăc biê các tổ viên thúc đẩy và kiểm soát lẫn nhau thực hành tiết kiệm . Đối với sản phẩm tài chính ngân hàng đáp ứng cho đối tượng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì sản phẩm tiết kiệm huy động qua tổ TK&VV của NHCSXH là sản phẩm phù hợp nhất, ưu việt nhất đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)