ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI MẦM NON TỪ01– 06 TUỔI

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại trường mầm non 106 biên hòa đồng nai (Trang 26)

8. Kết cấu đề tài

1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI MẦM NON TỪ01– 06 TUỔI

1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi (12 tháng - 36 tháng)

-17- non” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [16]

1.3.1.1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi

Khi bƣớc vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật đƣợc thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà cịn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phƣơng thức sử dụng tƣơng ứng. Chẳng hạn cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìa nhất định. Với sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn đứa trẻ hƣớng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ nhƣ vậy nó lĩnh hội đƣợc những kinh nghiệm lịch sử - xã hội đƣợc củng cố vào trong các đồ vật. Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày càng giống với cách sử dụng của ngƣời lớn (nhƣ cầm bút, cầm thìa, gõ trống, tháo mở hộp). Hoạt động này của trẻ đƣợc gọi là hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động đối tƣợng). Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Vì nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên đƣợc bộc lộ ra trƣớc đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tƣợng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm, lơi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Chức năng của đồ vật là thuộc tính ẩn tàng, trẻ không thể phát hiện đƣợc bằng những hành động chơi – nghịch nhƣng trẻ hài nhi vẫn làm.

Do nắm đƣợc phƣơng thức hành động với một số đồ vật mà sự định hƣớng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bƣớc phát triển mới. Khi gặp một đồ vật lạ, trẻ không chỉ muốn biết "đây là cái gì?" mà cịn muốn biết "có thể làm gì với cái này?". Nếu đƣợc sự hƣớng dẫn thƣờng xuyên của ngƣời lớn, trẻ em sẽ nhanh chóng nắm đƣợc phƣơng thức hành động với đồ vật theo kiểu ngƣời. Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình học làm ngƣời của trẻ.

Ngƣời ta có thể ví đứa trẻ ấu nhi nhƣ là một "nhà hoạt động thực tiễn" hay một" nhà thực nghiệm" bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻ mới có thể khám phá đƣợc chức năng của chúng và phƣơng thức hành động tƣơng ứng. Tuy vậy hành động đối với đồ vật thật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó ngƣời lớn cũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu không gây nguy

-18-

hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vật ấy, mặt khác lại phải tạo ra cho trẻ nhiều đồ chơi để trẻ có thể hành động với chúng nhƣ là đồ vật thật, đặc biệt là loại đồ chơi chứa đựng nhiều yếu tố kích thích trẻ hành động giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ thuận lợi.

1.3.1.2. Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi

- Hành động công cụ

Là hành động trong đó một đồ vật nào đó đƣợc sử dụng nhƣ một cơng cụ để tác động lên các đồ vật khác, trẻ chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất nhƣ thìa, cốc, bút chì. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng que để khều quả bóng dƣới gầm....

Trẻ chỉ nắm được hành động cơng cụ một cách đúng đắn khi có sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn. Người lớn làm mẫu cho trẻ, hướng dẫn sự vận động bàntay sao cho phù hợp với công cụ và luôn nhắc nhở trẻ chú ý đến kết quả. Cứ như vậy trẻ sẽ lĩnh hội được những hành động công cụ cần cho cuộc sống hàng ngày (như cầm thìa xúc cơm, cầm cốc uống nước, cầm bút chì vẽ trên giấy…)

- Hành động thiết lập các mối tương quan

Là những hành động đƣa hai hoặc nhiều đối tƣợng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tƣơng quan nhất định trong không gian những hành động thiết lập mối tƣơng quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi địi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tƣợng. Chẳng hạn hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp các đồ chơi. Để xếp đƣợc hình tháp cho đúng, trẻ chú ý đến tƣơng quan về độ lớn của các khối gỗ, biết xếp khối gỗ to nhất ở dƣới cùng, rồi chồng lên lần lƣợt những khối gỗ nhỏ dần. Hành động với đồ chơi lắp ghép cũng thế. Đây là những hành động khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi nên trẻ chƣa thể tự mình tạo ra kết quả đó. Ngƣời lớn cần phải giúp trẻ đạt tới kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để dần dần trẻ nắm đƣợc hành động đó.

Nhờ hành động thiết lập các mối tƣơng quan nhƣ vậy các chức năng tâm lý của trẻ nhƣ tri giác, trí nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy đƣợc phát triển mạnh, đặc biệt là

-19-

tƣ duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu tƣ duy cao hơn sau này (nhƣ tƣ duy trực quan - hình tƣợng và tƣ duy lo-gic).

- Đi theo tư thế thẳng đứng - Hình thái vận động đặc trưng của con người

Đi theo tƣ thế thẳng đứng là hình thái vận động đặc trƣng của con ngƣời, khơng có sẵn trong những chƣơng trình di truyền. Là một bƣớc tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bƣớc quan trọng trong việc biến đứa trẻ trở thành ngƣời.

Đây là giai đoạn trẻ nhận đƣợc các tác động xã hội hóa một cách phong phú và mạnh mẽ. Nhờ các tiến bộ về cơ thể và tâm lý, đặc biệt là với ba thành tựu lớn: luyện tập dáng đi thẳng, hoạt động với đồ vật – cơng cụ, sự phát triển ngơn ngữ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển khả năng tự ý thức của trẻ, một yếu tố thể hiện nhân cách con ngƣời [16].

1.3.2. Đặcđiểm phát triển tâm lý của trẻ 03 tuổi – 06 tuổi

Cuối tuổi ấu nhi trẻ xuất hiện mâu thuẫn, muốn tự mình làm tất cả mọi việc nhƣ ngƣời lớn nhƣng khả năng cịn q non yếu nên trẻ khơng làm đƣợc những việc đó, dẫn đến hiện tƣợng khủng hoảng. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến hoạt động mới là hoạt động vui chơi, ĐVTCĐ mô phỏng lại cuộc sống của ngƣời lớn và cần phải có nhiều ngƣời cùng tham gia. Nhƣ vậy từ chơi một mình đến chơi cạnh bạn và chơi với nhau trong các trò chơi đƣợc chuyển thành hoạt động chủ đạo, tạo ra tính độc đáo trong sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo và nó chỉ mới ở dạng sơ khai còn nhiều hạn chế do vốn sống của trẻ quá ít, trẻ chƣa quen phối hợp, trẻ chỉ bắt chƣớc bên ngoài chứ chƣa biết nhập vai.

Ý thức về bản thân (còn gọi là ý thức bản ngã hay cái "tôi" của một ngƣời) của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn hết sức mờ nhạt và bị pha trộn thêm tính chất mơ hồ, do đó trẻ cịn chƣa phân biệt đƣợc một cách rõ rệt đâu là mình và đâu là ngƣời khác. Trị chơi ĐVTCĐ là nơi trẻ có thể nhập vào những mối quan hệ xã hội của ngƣời lớn - với những kinh nghiệm của họ về cuộc sống. Trẻ thấy đƣợc vị trí của mình trong nhóm chơi. Khả năng của mình so với các bạn ra sao rồi cần phải điều chỉnh hành vi của mình nhƣ thế nào để phục vụ cho mục đích chơi chung. Tất cả

-20-

những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra đƣợc chính mình.

Nhƣng để nhận ra đƣợc mình trẻ phải trải qua một thời kỳ khá dài từ 3 đến 6 tuổi mới nhận ra mình một cách rõ ràng.

Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý thức đó cịn mang đặc điểm tự kỷ (lấy mình làm trung tâm). J. Piaget cho rằng đặc điểm tiêu biểu nhất trong tâm lý trẻ em từ 3 tuổi trở xuống là tính tự kỷ[23]. Ở trẻ 3 tuổi chƣa có sự phân rõ hai thế giới: một thế giới bên ngoài là khách quan, một hệ giới bên trong là chủ quan. Có thể nói, trẻ em 3 tuổi còn chủ quan, trẻ chƣa nhận ra quy luật khách quan của sự vật nên đem ý muốn chủ quan của mình gắn cho sự vật xung quanh. Trị chơi ĐVTCĐ giữ vai trị tích cực trong quá trình hình thành sự tự ý thức của trẻ mẫu giáo bé.

Sự phát triển chức năng ngôn ngữ: Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ đƣợc phát triển ở tuổi mẫu giáo là chức năng giao lƣu, ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện giao tiếp. Trẻ mẫu giáo vẫn sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu, ngơn ngữ gắn với tình huống cụ thể, chỉ có ngơn ngữ ngƣời giao tiếp với trẻ trong tình huống đó mới đƣợc hiểu, ngƣời ngoài cuộc khơng nắm đƣợc tình huống đó sẽ khơng hiểu.[23]

Đến tuổi mẫu giáo, tƣ duy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hƣớng bên ngoài thành những hành động định hƣớng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tƣ duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tƣợng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tƣ duy trực quan - hành động sang kiểu tƣ duy trực quan - hình tƣợng, trẻ phải giải quyết những bài tốn thực tiễn, tích luỹ nhiều biểu tƣợng. Tƣ duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan.

Tuổi mẫu giáo xuất hiện tiền đề của tƣ duy tr ừu tƣợng rõ nhất ở mẫu giáo lớn, biểu hiện ở tƣ duy trực quan sơ đồ xuất hiện và trẻ biết dùng vật thay thế. Sự hình thành tƣ duy trừu tƣợng là quá trình chuyển biến từ hình thức hành động bên trong với hình tƣợng sang hình thức hành động bên trong với ký hiệu (từ, số).

-21-

Đầu tu ổi mẫu giáo tƣởng tƣợng tái tạo là chủ yếu, trẻ có tính độc lập và tính sáng ki ến, tƣởng tƣợng khơng chủ định là chủ yếu. Cái gì trẻ thích hoặc gây trẻ ấn tƣợng mạnh mẽ thì tƣở ng tƣơ ̣ng cái đó - tức nó trở thành đối tƣợng của tƣởng tƣợng. Vì vậy, tƣởng tƣợng của trẻ đầu tuổi mẫu giáo thƣờng không ổn định, không bền vững.

Cuối tuổi mẫu giáo tƣởng tƣợng sáng tạo bắt đầu hình thành và phát triển, tƣởng tƣợng của trẻ có tính độc lập cao, có sáng kiến.

Do có khả năng làm chủ đƣợc nhiều hành vi, đƣợc ngƣời lớn giao cho nhiều việc nhỏ...Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hồn thành nhiệm vụ. Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn đƣợc nghe kể chuyện nhiều hơn nhƣng không đƣợc cô giáo đáp ứng, phải chuyển trị chơi mà trẻ khơng thích. Tính mục đích càng ngày càng đƣợc trẻ ý thức và cố gắng hồn thành cơng việc. Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng. Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần đƣợc hình thành ở trẻ. Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những ngƣời lớn xung quanh.

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO

TRẺ MẦM NON

Giáo dục mầm non là hoạt động đƣợc tổ chức chun biệt: có chƣơng trình, nội dung, kế hoạch, có phƣơng pháp khoa học phù hợp với đối tƣợng trẻ mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. [2]

1.4.1. Nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non

Với mục tiêu của chƣơng trình giáo dục mầm non là “nhằm giúp trẻ emphát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học”, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Chƣơng trình giáo dục mầm non” [2] và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [3]. Theo đó, nội dung giáo dục bao gồm 5 lĩnh vực phát triển (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát

-22-

triển tình cảm và kỹ năng xã hội). Trong đó, nội dung giáo dục tính tự lập nằm xuyên suốt trong năm lĩnh vực giáo dục.

Tâm lý chỉ đƣợc hình thành trong hoạt động bằng hoạt động và thông qua hoạt động (Phạm Minh Hạc). Tính tự lập là một trong những thuộc tính tâm lý (nhân cách) đƣợc hình thành trong hoạt động nói chung và hoạt động lao động (lao động tự phục vụ) nói riêng [11b].

Đối với trẻ mầm non thì lao động chƣa phải là hoạt động tạo ra của cải vật chất phục vụ cho xã hội nhƣ lao động của ngƣời lớn, mà chỉ là những hoạt động vừa sức và cần thiết để phục vụ cho những nhu cầu của bản thân trẻ- lao động tự phục vụ là chủ yếu.

Lao động tự phục vụ là hình thức lao động phục vụ chính bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Bao gồm những công việc tự phục vụ xoay quanh vấn đề ăn, giữ gìn vệ sinhcá nhân nhƣ rửa mặt, rửa tay chân, chải đầu, mặc quần áo, đi giày dép, cất để giày dép, balô đúng nơi qui định, thu dọn giƣờng ngủ. Đối với trẻ nhỏ tự làm đƣợc những việc này không phải dễ dàng đơn giản mà phải có sự cố gắng nhất định về tâm lý và sức lực [7].

Hình thức lao động này tuy đơn giản nhƣng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ. Tổ chức tốt loại hình lao động này sẽ tạo điều kiện cho trẻ nắm đƣợc những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những kinh nghiệm thực tế để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻmột cách độc lập, đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt cá nhân của trẻ (nhu cầu sạch sẽ gọn gàng), hình thành tính tự lập cho trẻ. Lao động tự phục vụ diễn ra thƣờng xuyên trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ, nên dễ hình thành thói quen lao động. Qua lao động tự phục vụ dần dần trẻ hiểu đƣợc mọi ngƣời đều có trách nhiệm lao động, thái độ không tán thành với sự lƣời biếng, trông chờ, ỷ lại vào ngƣời khác.

Loại lao động này vừa sức với trẻ lại khá hấp dẫn, nhƣng mới đầu trẻ thƣờng gặp khó khăn, vì chân tay cịn vụng về, chƣa quen phối hợp các động tác, trẻ cũng chƣa nắm đƣợc thứ tự các động tác, chƣa hiết hoạt động có kế hoạch, để mắt tập trung chú ý. Vì vậy ngƣời lớn, cơ giáo cần hƣớng dẫn rõ ràng, tỉ mỉ để giúp trẻ hình

-23-

thành những kỹ năng, kỹ xảo đúng đắn ngay từ đầu và luôn theo dõi giúp đỡ, uốn nắn những sai sót của trẻ để hình thành những thói quen lao động tự phục vụ [7].

Nội dung và yêu cầu dạy phần này đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục trẻ khá cụ thể và theo một hệ thống, phức tạp dần theo lứa tuổi. Trẻ mới đến trƣờng cịn vụng về, cơ phải hƣớng dẫn tỉ mỉ chu đáo từng công việc tự phục vụ, đến lớp lớn là phải hồn thiện thói quen tự phục vụ.

Lao động trong sinh hoạt là loại lao động phục vụ sinh hoạt chung ở lớp và ở gia đình nhằm làm cho từng lớp, nơi ăn ở, chỗ chơi, chỗ học đƣợc sạch sẽ, ngăn nắp, đẹp đẽ, giúp cô giáo hoặc bố mẹ một phần nhỏ công việc khi sửa soạn hay thu dọn bữa ăn, giấc ngủ, giờ học, giờ chơi…

Lao động sinh hoạt của trẻ có khi chỉ là một việc nhỏ mà ngƣời lớn giao cho nhƣ: xếp giá guốc dép, phơi khăn…. Nhƣng phần nhiều là các công việc do một vài trẻ cùng làm với cô hoặc cùng làm với nhau nhƣ: lấy chén bát, lấy thìa, rửa tay. Có những cơng việc tồn lớp cùng tham gia.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại trường mầm non 106 biên hòa đồng nai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)