Các khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 30 - 32)

12. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1.2. Các khái niệm có liên quan

1.2.1. Đánh giá

Đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị, theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý và theo từ điển Tiếng Việt của Vân Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật [22]

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

Mentkowski (1998), xác định đánh giá là hệ thống các quy trình nhằm tìm hiểu, xác định và cải tiến kết quả học tập của sinh viên [25]

Đánh giá là q trình hình thành những nhận định phán đốn về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. [13]

1.2.2 Kiểm tra đánh giá [16]

Kiểm tra đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt nhằm xác định và đánh giá kết quả thực hiện công việc. Đây là khâu cuối cùng trong bất cứ q trình thực hiện cơng việc nào (lập kế hoạch, báo cáo, quy trình thực hiện...). Thơng thường người ta tiến hành kiểm tra đánh giá một cách thường xun ngay trong q trình thực hiện cơng việc đó.

Kiểm tra đánh giá năng lực thực hiện (kết quả công việc) của người thực hiện công việc là nhằm xác định được liệu người thực hiện có thể thực hiện được hoặc trình diễn được một cơng việc/kỹ năng cụ thể đáp ứng với các tiêu chuẩn kỹ năng tối thiểu của nghề hay không.

Các bộ công cụ đánh giá được soạn thảo công phu giúp cho người người đánh giá đo lường xem người thực hiện cơng việc có nắm vững kiến thức cần thiết cho công việc

13

và/hoặc thực hiện công việc/kỹ năng tốt đến mức độ nào, có đạt được yêu cầu tối thiểu đề ra hay không.

1.2.3. Đáp ứng

Theo từ điển tiếng Việt đáp ứng là đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu. (Trung tâm Từ điển Vietlex, 2007:123)

1.2.4. Năng lực [10]

Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng latinh "Competentia". Năng lực ngày nay được hiểu nhiều cách khác nhau, năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với công việc.

Năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm và thái độ mà một cá nhân có thể hành động thành cơng trong các tình huống mới.

Năng lực là "khả năng giải quyết" và mang nội dung khả năng và sự sẵn sàng để giải quyết các tình huống.

Theo John Erpenbeck "năng lực tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua ý chí".

Weinert (2001) định nghĩa "năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc có sẵn của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt".

1.2.5. Tiêu chuẩn [20]

Tiêu chuẩn (Standard) là những quy định làm căn cứ để đánh giá, tiểu chuẩn còn được hiểu là chuẩn.

Tiêu chuẩn thực hiện (Performance standard) là các tiêu chí được áp dụng trong một nghề dùng để xác định xem một công việc đã được thực hiện một cách thỏa đáng hay chưa.

Trong đào tạo theo năng lực thực hiện, khái niệm Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được hiểu tương đối thống nhất như sau:Tiêu chuẩn kỹ năng nghề là một tập hợp các quy định tối thiểu về các công việc cần làm và mức độ cần đạt được khi thực hiện các cơng việc đó ở

14

cấp trình độ nghề tương ứng trong điều kiện trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với thực tế và về những kiến thức cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công việc trên.

1.2.6 Tiêu chuẩn năng lực nghề

Tiêu chuẩn năng lực nghề là một tập hợp các quy định tối thiểu về các công việc cần làm và mức độ cần đạt được khi thực hiện các cơng việc đó ở cấp trình độ nghề tương ứng trong điều kiện trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với thực tế và về những kiến thức cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công việc trên [19]

1.2.7 Hậu cần - Kỹ thuật

Là bộ phận làm công tác đảm bảo hậu phương vững chắc, hoạt động cung ứng và tổ chức, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị vật tư kỹ thuật, y tế phục vụ cho công tác chiến đấu trong công an nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)