Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu Xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 78 - 81)

1.3.4.1 .Nội dung thực tập lâm sàng hàng ngày

3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng TTLS cho S

3.2.1.3. Các bước thực hiện

Giai đoạn Quy trình thực hiện

Chuẩn bị * Đối với sinh viên:

- Nắm được lịch học toàn bộ của cả năm từ phòng Đào tạo và lịch giảng chi tiết từ Bộ môn.

- Tham dự đầy đủ các buổi học lý thuyết trên lớp để có kiến thức khi đi thực tập lâm sàng.

+ Ôn tập kỹ lý thuyết để nắm vững kiến thức vận dụng vào thực tế khi đi thực tập tại bệnh viện.

+ Ngoài kiến thức từ giáo trình học trên lớp, cần phải tích cực tham khảo thêm các loại sách chuyên ngành để nâng cao vốn kiến thức nền tảng từ đó tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, xây dựng được các kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách phù hợp.

* Đối với giáo viên:

- GVCN thơng báo chương trình học (lý thuyết + thực hành) ngay từ đầu năm để SV nắm được và có bước chuẩn bị trước - Giáo viên hướng dẫn thực hành cho SV (GV tại trường, CB của bệnh viện) cần có sự chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình hướng dẫn, thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, phương pháp, báo cáo tiến độ đúng theo kế hoạch

- Phổ biến và giải thích cho SV hiểu rõ về tầm quan trọng của TTLS, mục tiêu TT của từng học phần cụ thể.

- Thông báo và cung cấp đề cương môn học đến SV, đảm bảo theo kế hoạch bài dạy.

- Nêu rõ mục tiêu bài dạy, các bước lên lớp, hoạt động của SV; nêu rõ tài liệu giảng dạy với các phương tiện dạy học, các hình thức-kiểm tra đánh giá.

66

- Phát hành sổ nhật ký TT đầy đủ cho SV.

* Đối với nhà trường:

- Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch TT, đảm bảo không bị vướng, gãy lịch cho toàn bộ các khối lớp trong năm học.

- Phân cơng trách nhiệm cụ thể, mơ tả rõ ràng, có định mức cho GV.

Thực hiện * Đối với sinh viên:

+ Xem nhật ký LS là người bạn đồng hành trong quá trình TTLS. Thường xuyên ghi ghép các kiến thức mới, các kinh nghiệm thực tiễn học hỏi được từ thầy, cô vào nhật ký lâm sàng.

+ Chủ động học hỏi, tích lũy kiến thức từ các bài giảng tại

giường bệnh.

- Tự rèn luyện cho mình các kỹ năng: kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin, kỹ năng tự lượng giá và tự điều chỉnh, kỹ năng nghiên cứu và phát huy sáng kiến, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ…

- Tích cực tham gia các Câu lạc bộ học tập để có cơ hội trao đổi, học tập nâng cao kiến thức.

* Đối với giáo viên:

- Có sự chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hướng dẫn.

- Trong quá trình giảng bài tại giường bệnh phải đảm bảo có sự bao quát hết đến SV, biết lọc những kiến thức phù hợp với đối tượng hướng dẫn.

- Tăng cường hoạt động tư vấn học tập, rèn luyện thói quen tự chủ, tự điều chỉnh trong học tập cho SV.

- Mỗi GV phải tự làm “giáo vụ” cho chính mình với các cơng cụ phổ biến: sổ tay GV, lịch dạy học, kế hoạch dạy học tồn khóa

67

và định kỳ….Phải biết mình và Bộ mơn đã dạy đến đâu, cho đối tượng nào, cái gì chưa dạy và trình tự dạy thế nào là tối ưu. Hết sức tránh việc lãng quên, nhầm lẫn và cách dạy học tùy tiện, lộn xộn, chắp vá.

* Đối với nhà trường:

- Cung cấp đầy đủ các phương tiện giảng dạy như máy tính, projector, vật liệu dạy học, phim ảnh,…

- Tổ chức các khóa tập huấn để trao đổi và học tập kinh nghiệm về phương pháp giáo dục trong y học, các phương pháp DHLS; - Tạo điều kiện cho GV trẻ tham gia các lớp học nâng cao trình độ.

- Tiếp tục phát triển đội ngũ CB, GV và nhân viên Khoa Điều dưỡng trong đó chú trọng tìm kiếm các cơ hội cho CB, GV tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn Điều dưỡng cũng như các mơ hình tiên tiến về giáo dục y khoa trong nước và khu vực.

- Trang bị đủ đầu sách và tài liệu học tập các môn học LS cho SV.

- Trang bị đủ các tài liệu tham khảo, sách tạp chí cho GV và SV. - Quan tâm nhiều đến điều kiện học tập của SV, nhất là SV ngoại trú, để có sự hỗ trợ kịp thời.

Kiểm tra/đánh giá

* Đối với sinh viên:

- Sau mỗi đợt TT, nhóm tổ chức thảo luận, tự đánh giá, rút kinh nghiệm về để có hướng điều chỉnh học tập tốt hơn.

- Bản thân mỗi SV phải tự kiểm tra đánh giá kiến thức LS đã học được từ các đợt TTLS.

* Đối với giáo viên:

- Sử dụng các hình thức khác nhau để đánh giá kiến thức SV lĩnh hội được.

68

- Hỗ trợ và tạo điều kiện (thời gian, vật chất, quyền lợi) cho người đại diện của nhóm (nhóm trưởng, tổ trưởng,…) để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

- Báo cáo tiến độ đúng theo kế hoạch.

* Đối với nhà trường

- Lập kế hoạch và tổ chức giám sát thường xuyên/định kỳ, tổ chức đánh giá, phối hợp với các tổ chức quản lý của bệnh viện. - Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể và Câu lạc bộ của SV như Câu lạc bộ tiếng Anh, Kỹ năng sống... hoạt động và phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)