1.3.4.1 .Nội dung thực tập lâm sàng hàng ngày
1.3.4.2. Trực cấp cứu
Để hồn thành nhiệm vụ của mình, SV phải nắm vững các thao tác, công đoạn trong một ca cấp cứu. SV phải thực hiện các nội dung thực hành cơ bản tại khoa cấp cứu như sau:
- Nhận bệnh;
- Thực hiện y lệnh của bác sỹ; - Hướng dẫn người nhà người bệnh; - Hoàn thành hồ sơ bệnh án;
- Trình kế hoạch chăm sóc cho giáo viên hướng dẫn hoặc điều dưỡng hướng dẫn.
1.3.5. Phương pháp dạy LS:
Thường dạy học theo nhóm và cá biệt nên u cầu phải tích cực hóa nhiều hơn. Dạy học ở bệnh viện ít sử dụng phương pháp thuyết trình và các phương pháp dạy lý thuyết cho nhóm lớn.
Các phương pháp thường sử dụng: Quan sát, thực hành, trình diễn mẫu, tư vấn, chỉ dẫn/trao đổi cá biệt, tự học có hướng dẫn, làm việc và thảo luận nhóm nhỏ theo kiểu giải quyết vấn đề và dựa trên năng lực, tự lượng giá/tự suy nghĩ kết hợp với lượng giá và giám sát,...[6]
17
1.3.6. Kiểm tra/ đánh giá TTLS:
Là đánh giá kỹ năng tay nghề của SV sau mỗi đợt TT nhằm xem SV có đạt mục tiêu TT đã đề ra hay khơng. Có 5 phương pháp đánh giá TTLS thực hành đáp ứng với 3 loại kỹ năng “3T” (tay-tim-trí).[6]
- Phương pháp truyền thống (đánh giá thực hành trên người bệnh thật)
- Phương pháp truyền thống cải tiến (đánh giá thực hành có cấu trúc khách
quan trên người bệnh thật)
- Phương pháp lượng giá căn cứ vào kỹ năng
- Phương pháp đánh giá dựa trên năng lực.
- Phương pháp thi nhiều trạm.
Các hình thức đánh giá gồm:
+ Quan sát trực tiếp: SV sẽ bốc thăm bệnh nhân ngẫu nhiên và làm bệnh án chăm sóc điều dưỡng dưới sự quan sát cho điểm của GV.
+ Thi chạy trạm (OSPE): Để lượng giá thực hành, SV phải thực hiện thao tác trên mơ hình, tiêu bản…và phải đi qua nhiều trạm khác nhau.
+ Vấn đáp: Sau khi thực hiện một bệnh án chăm sóc điều dưỡng, SV sẽ được hai giám khảo hỏi vấn đáp về những vấn đề liên quan đến kỹ thuật mà SV vừa hoàn thành.
1.3.7. Nội quy thực tập lâm sàng:
Tùy theo từng học phần lâm sàng, triển khai thực tập lâm sàng vào buổi sáng hoặc buổi chiều hoặc theo ca tùy theo đặc thù của khoa lâm sàng, SV thực hiện giờ học tập theo quy định giờ làm việc của bệnh viện/ cơ sở y tế.
- Sinh viên bắt buộc phải có mặt đúng giờ thực tập và ở đúng vị trí theo lịch thực tập. SV bị coi là vắng khơng có lý do chính đáng nếu bỏ thực tập giữa giờ, đi trễ 15 phút. Nếu vắng 01 buổi khơng có lý do chính đáng, SV khơng được thi kết thúc học phần thực tập.
- SV phải viết thu hoạch nhóm sau mỗi buổi thực tập. - SV phải làm việc, học tập với tinh thần trách nhiệm cao.
18
- Có thái độ hòa nhã, khiêm nhường với bệnh nhân, nêu cao tinh thần “Lương y như từ mẫu”
- Quan hệ tốt với CB-NV nơi thực tập.
- Có ý thức bảo vệ tài sản khoa/phịng. Phải bồi thường nếu cố ý làm mất, hư hỏng tài sản, trang thiết bị nơi thực tập.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ: viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ:
Nhóm ngành sức khỏe là những nghề cụ thể, có hệ thống kiến thức/ lý thuyết phức tạp, có kỹ năng tay nghề rõ ràng và những yêu cầu thái độ - y đức cao cả. SV phải được đào tạo đáp ứng cả 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ vì sau này các em sẽ hành nghề trên tâm hồn và thể chất con người [11]
Căn cứ chuẩn đầu ra của SV điều dưỡng do nhà trường xây dựng dựa theo “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” ban hành kèm theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/04/2012 của Bộ Y tế [25], đề tài chọn lọc một số yếu tố ảnh hưởng cụ thể đến 3 mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ trong TTLS của SV như sau:
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng mục tiêu về kiến thức:
Nội dung Yếu tố ảnh hưởng
Rèn luyện nếp tư duy lâm sàng, học tập cách làm việc kiểu CBYT, học phương pháp luận, hình thành tiềm năng tự học/nghiên cứu và nâng cao năng lực.
- Việc nắm trước mục tiêu, nội dung chương trình TT trước khi đi TTLS;
- Ôn lại những kiến thức và kỹ năng đã học liên quan đến bài thực hành;
- Việc ghi chép sổ nhật ký bệnh viện; - Tham khảo tài liệu tại thư viện trường;
- Khả năng tiếp thu kiến thức giảng dạy tại giường bệnh; - Kiến thức LS tích lũy được cuối đợt TTLS
19
Nắm trước mục tiêu, nội dung chương trình TTLS trước khi bắt đầu thực tập có vai trị quan trọng. Việc nắm trước được mục tiêu, nội dung chương trình TT sẽ giúp SV biết mình phải cần chuẩn bị những gì và phải hồn thành được những gì sau quá trình TTLS.
Việc ôn tập kiến thức trước khi đi TTLS là rất quan trọng. Mỗi bệnh viện, mỗi khoa/phịng đều có những đặc điểm riêng, để thực hành tốt SV phải đọc và tìm hiểu những mặt bệnh ở khoa/phịng đó.
Sự phát triển nhanh chóng các kiến thức y học cũng có nghĩa là cam kết để nâng cao chuyên môn liên tục là hết sức cần thiết. SV phải dành nhiều thời gian cho việc tích lũy và làm mới kiến thức của mình từ nhiều cách: từ thầy cơ, bạn bè, tham khảo sách vở, biết ghi chép những thông tin cơ bản vào nhật ký LS, nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học …Từ những kiến thức học được ở giảng đường, trong quá trình TTLS, SV sẽ vận dụng vào thực tế để học hỏi, tiếp thu và tích lũy thêm vốn kiến thức đáp ứng hiệu quả vào thực hành chăm sóc người bệnh.
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng mục tiêu về kỹ năng thực hành. hành.
Nội dung Yếu tố ảnh hưởng
Học tập các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng các điều đó, qua đó mà học nghề chăm sóc
sức khỏe cho con người.
- Khả năng thực hiện các kỹ năng LS: + Mức độ thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu LS.
+ Mức độ thực hiện thành thạo các kỹ thuật trong học phần LS đã học.
+ Mức độ thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp.
+ Mức độ thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn.
- Khả năng phối hợp các kỹ thuật LS.
20 thực tập.
- Nhận xét, phản hồi của GV hướng dẫn về việc thực hiện các chỉ tiêu LS của SV.
- Phương pháp dạy thực hành của GV LS. - Thời lượng TTLS.
- Số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện. - Số lượng SV trong mỗi buổi thực tập.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện giảng dạy tại cơ sở TT
Đào tạo LS có hiệu quả là nhấn mạnh sự ứng dụng kiến thức vào việc thực hiện các kỹ năng, được phản ánh rõ nét nhất trong câu cách ngôn của Khổng Tử “Nghe thì quên, nhìn thì nhớ, làm thì hiểu”.
Khi học nghề, phải giữ vững truyền thống trọng thực hành rất lâu đời và rất quan trọng. SV phải được thường xuyên luyện tập, được rèn cặp kỹ năng, chú trọng nâng cao tay nghề trong suốt quá trình đào tạo. Việc học các kỹ năng mới sẽ dễ dàng nếu SV có động cơ tốt và khơng bị ức chế vì các cảm xúc lo lắng và e ngại do môi trường không quen thuộc và do phải làm việc gần các nhân viên điều dưỡng thực sự. Do đó, bản thân SV phải cần có sự chủ động và tranh thủ thời gian hơn cho thực hành, tập làm càng nhiều càng tốt. Chỉ có tự làm mới giúp SV cảm nhận được thực tế LS là thế nào.
Phương pháp dạy của GV LS đặc biệt quan trọng trong việc hình thành kỹ năng cho SV. GV phải chú trọng đến việc hướng dẫn mẫu thật chu đáo, tận tình
cho SV, phối hợp, lồng ghép các kỹ thuật đã học vào quá trình hướng dẫn các kỹ thuật mới cho SV. GV LS cần phải hiểu rằng SV có nhiều mối băn khoăn: muốn biết mình thực hành như thế nào, sự tiến bộ của mình có đáp ứng được sự mong đợi của GV hay không? Sợ thất bại hoặc sợ bị lúng túng,…GV LS có thể cung cấp cho SV biết bằng các phản hồi hữu ích, báo cho SV biết sự tiến bộ cũng như các kỹ thuật cần phải thực hiện lại với thái độ tích cực. Để rèn luyện kỹ năng LS cho
21
SV thì vai trị người hướng dẫn đặc biệt quan trọng, có nghĩa là cả GV và nhân viên y tế đều phải tận dụng mọi cơ hội cho các em được thực hành, được thực hiện thủ thuật trên người bệnh.
Bên cạnh đó, thời lượng TTLS, số lượng GV hướng dẫn tại bệnh viện cũng như số lượng SV trong mỗi buổi TT có ảnh hưởng mật thiết đến quá trình TTLS của SV. Để đảm bảo rằng tất cả SV đều nắm vững kỹ năng thực hành thì địi hỏi phải có đủ GV hướng dẫn cũng như phải có sự phân bổ số lượng SVvà thời lượng TTLS một cách phù hợp.
Bệnh viện là nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh nghiệm, thuận lợi cho công tác thực hành đào tạo cán bộ y tế. Do đó, việc tổ chức, phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện sẽ huy động nguồn nhân lực của nhà trường và bệnh viện vào cơng tác đào tạo. Sinh viên có cơ hội học lâm sàng, tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh và thực hiện một phần công việc của bệnh viện.
1.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng mục tiêu về thái độ:
Nội dung Yếu tố ảnh hưởng
Học các thái độ, tác phong, cách ứng xử, qua đó rèn luyện y đức và định hình nhân cách người cán bộ y tế.
- Công tác chuẩn bị trước khi TTLS: + Tiếp thu thông tin cần thiết từ các GV; + Chuẩn bị thực tập theo nhóm;
+ Chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân. - Sự hào hứng của SV đối với TTLS;
- Tinh thần làm việc của GV hướng dẫn lâm sàng; - Việc sử dụng thời gian TTLS;
- Ý thức thực hiện đúng nội quy, giờ giấc TTLS; - Thái độ nghề nghiệp;
Đây là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu đích thực. Hai mục tiêu trên có thể coi là con đường để đạt tới mục tiêu này: qua học nghề và học phương pháp
22
mà học làm người. Nếu dạy người thất bại, Y đức kém thì hai thành tựu trên là vơ ích hoặc có hại. [13]
Giáo dục y học, khơng giống hầu hết các lĩnh vực khác, không chỉ cung cấp cho SV các kiến thức liên quan đến y học mà còn làm cho SV thấm nhuần về thái độ và quan điểm của một người cán bộ y tế.
Một trong các bài học có giá trị nhất mà GV dạy thực hành có thể phổ biến cho SV là làm thế nào để trở thành một người điều dưỡng “tốt” có đạo đức. Đây là một bài học phức tạp được học tốt nhất bằng cách làm việc chăm chỉ; hào hứng; việc sử dụng quỹ thời gian hợp lý, khoa học; ý thức thực hiện đúng nội quy, giờ giấc; và trên hết là thái độ nghề nghiệp của bản thân mỗi SV, ăn mặc chỉnh tề, thái độ lễ phép, ân cần, niềm nở…Và để bài học thành cơng địi hỏi GV phải có khả năng “làm như nói”, tinh thần thái độ cần mẫn, nghiêm túc. Đó cũng chính là những yếu tố xây dựng nên mục tiêu về thái độ trong TTLS. Giảng viên hướng dẫn thực tập là chủ thể của hoạt động dạy học, là người tổ chức điều khiển và có vai trị chủ đạo trong q trình hướng dẫn SV. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đòi hỏi GV dạy thực hành phải có tư cách phẩm chất đạo đức, gương mẫu, tận tụy trong giảng dạy.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thực tập lâm sàng là cách học đặc thù của SV ngành Y nói chung, ngành điều dưỡng nói riêng. Thực tập là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của một sinh viên điều dưỡng sau khi tốt nghiệp. Trong tổng thời lượng cả một khóa học, thực tập chiếm thời lượng tương đối lớn (35-40%). Đây chính là thời gian mà SV ngành điều dưỡng học cách để trở thành một điều dưỡng viên qua các cơng việc chăm sóc, giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân của người bệnh, học tập kinh nghiệm của các thầy, cơ và SV khóa trước, giao tiếp và làm việc với các cộng sự trong môi trường làm việc.
Chính vì vậy, thực tập lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ của người điều dưỡng sau khi tốt nghiệp và hành nghề. Do đó, khảo sát việc học lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng để đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên điều dưỡng học lâm sàng tốt hơn là rất cần thiết.
Trong chương này, đề tài đã làm rõ các khái niệm có liên quan đến chất lượng thực tập lâm sàng điều dưỡng như: Thực tập, thực tập y khoa (bao gồm: TTCS, TTLS), chất lượng, chất lượng TTLS, ,… Đề tài cũng đi vào tìm hiểu các hoạt động thực tập lâm sàng của SV điều dưỡng:
- Mục tiêu thực tập lâm sàng.
- Nội dung chương trình thực tập lâm sàng.
- Các hình thức tổ chức thực hiện chương trình TT. - Nội dung TT bệnh viện.
- Phương pháp dạy LS. - Kiểm tra/đánh giá TTLS. - Nội quy TTLS
Bên cạnh đó, đề tài cũng chọn lọc và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực tập lâm sàng của SV điều dưỡng như:
24
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng mục tiêu về kỹ năng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng mục tiêu về thái độ.
Tóm lại, chương cơ sở lý luận đã làm rõ các khái niệm và vấn đề cốt lõi liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đi vào khảo sát chất lượng TTLS của SV ngành điều dưỡng để đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng TTLS ngành điều dưỡng tại trường CĐYT Cần Thơ.
25
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CẦN THƠ
2.1. Khái quát về trường CĐYT Cần Thơ:[23] 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- 1964-1975: Trường Trung cấp Y Dược Tây Nam Bộ thành lập tháng 8 năm 1964 tại chiến khu Rừng U Minh nay thuộc tỉnh Cà Mau, đào tạo cán bộ y dược trình độ trung cấp, sơ cấp phục vụ chăm sóc cứu chữa cho bộ đội, thương bệnh binh, nhân dân vùng giải phóng các tỉnh Tây Nam bộ.
- 1975-1976: Sau ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975, Trường Trung cấp Y Dược Tây Nam bộ tiếp quản Trường Cán sự y tế Cần Thơ, đặt trụ sở tại Bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa Cần Thơ nay là BV Đa khoa TP Cần Thơ .
- 1976-1992: Năm 1976 Trường đổi tên thành Trường Trung học Y tế Hậu Giang, trường có 2 cơ sở chính tại Cần Thơ, Vị Thanh đào tạo cán bộ y tế trung cấp, sớ cấp và 1 cơ sở đào tạo BTVH đặt tại Cầu Xáng thuộc xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp
- 1992-2007: Do chia tách địa giới hành chánh tỉnh, năm 1992 đổi tên thành Trường Trung học y tế Cần Thơ, đào tạo các ngành: y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, dược, KT- Vật lý trị liệu, KT- Xét nghiệm, KT- Hình ảnh y học, Điều dưỡng Nha,