Nội dung GV SV n % n % Rất tốt 45 100,0 65 38,9 Tốt 0 0 88 52,7 Bình thường 0 0 14 8,4 Không tốt 0 0 0 0 Tổng cộng 45 100,0 167 100,0 (phụ lục 1+2) Nhận xét:
Kết quả khảo sát ghi nhận 45/45 (100%) GV tự nhận xét có thái độ nghề nghiệp rất tốt. Điều này thể hiện tính trách nhiệm, tính nghiêm túc và lòng yêu nghề của đội ngũ cán bộ ngành Y.
GV Dương Minh T cho rằng: “Khi chọn ngành Y là mình biết sẽ vơ cùng vất vả, khơng chỉ vì mưu sinh cho cuộc sống bản thân mà còn lấy sự mạnh khỏe, an lành của người bệnh làm niềm vui”. [phụ lục 1]
Khảo sát trên SV ghi nhận mức độ đánh giá về thái độ nghề nghiệp dường như cịn có sự phân vân, 65/167 SV (38,9%) có thái độ rất tốt, 88/167 SV (52,7%) có thái độ tốt, 14/167 SV (8,4%) chỉ chọn mức trung bình. SV Trần Thị Lan A chia sẻ: “Thật sự trước đây em thích ngành Y vì được mặc chiếc blouse trắng nhìn “oai” lắm và ngành này cũng dễ kiếm việc làm, thu nhập cũng tốt. Thế nhưng, khi
55
thực sự bước vào trường, đi TTLS, thấy được sự vất vả và niềm vui của người cán bộ y tế khi một ca bệnh đã qua sự hiểm nghèo, em ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình và từ đó có thái độ nghề nghiệp tốt”. [phụ lục 2] Điều này cũng lý giải được, càng đi vào con đường phục vụ sức khỏe nhân dân, người CB Y tế càng nâng cao ý thức nghề nghiệp của mình.
2.2.3.6. Cơng tác chuẩn bị trước khi TTLS của SV:
Trước khi bắt đầu TTLS, SV được GVCN/ GV dạy môn phổ biến trước các công việc cần thiết cho việc TT. Trên cơ sở hướng dẫn của GVCN/GV dạy môn SV chủ động chuẩn bị các mặt cho việc TTLS của mình đạt kết quả tốt.
* Bảng 2.17. Đánh giá về công tác chuẩn bị trước khi TTLS của SV:
NỘI DUNG
Mức độ
Có Khơng
n % n %
1. Tiếp thu thông tin
cần thiết từ các GV 167 100% 0 0% 2. Chuẩn bị thực tập theo nhóm 167 100% 0 0% 3. Chuẩn bị trang phục, đố dùng cá nhân 167 100% 0 0% Tổng cộng 167 100% 0 0% (phụ lục 2) Nhận xét:
Tổng số 167 SV được khảo sát đều có sự chuẩn bị chu đáo các mặt: tiếp thu thông tin cần thiết từ GV, ôn lại những kiến thức và kỹ năng đã học liên quan đến bài thực hành, chuẩn bị thực tập theo nhóm, chuẩn bị trang phục, đố dùng cá nhân,..Khảo sát không ghi nhận sự đánh giá ở mức trung bình và thấp. Kết quả này cho thấy việc nỗ lực của SV trước khi bắt đầu TTLS.
56
2.2.3.7. Về hồi cứu kết quả thi và hồ sơ thực tế tốt nghiệp:
Để đánh giá mục tiêu thái độ của SV, đề tài tiến hành khảo sát điểm thái độ qua bảng kiểm và thang điểm lồng ghép với thang điểm đánh giá kỹ năng làm thủ thuật ở các học phần TTLS học kỳ IV ( SV điều dưỡng khóa 7) và điểm cột thái độ ở phần thi thực tế tốt nghiệp (SV khóa 6) theo các mức tương ứng sau: đạt Xuất sắc: từ 9-10 điểm; đạt Giỏi: Từ 8-8,9điểm; đạt Khá: từ 7-7,9 điểm; đạt Trung bình: từ 5-6,9 điểm, Yếu: dưới 5 điểm. Sau đó tổng hợp lại và tính theo phần trăm. Kết quả như ở biểu đồ 2.8 và 2.9.
Biểu đồ 2.8.
* Nhận xét:
Đa phần SV đều ý thức và thể hiện được thái độ, kỹ năng giao tiếp trong phối hợp thực hiện kỹ năng tay nghề. Đối với SV ngành Y, mục tiêu thái độ là vô cùng quan trọng. SV được dạy Y đức, dạy kỹ năng giao tiếp với người bệnh và học hỏi từ thầy cô. Khảo sát cũng cho thấy SV đã đạt mục tiêu về thái độ với tỷ lệ xuất sắc là 5%, giỏi là 31%, khá là 59%, trung bình là 5%.
* Kết quả thực tế TN của 191 SV điều dưỡng khóa 6: * Biểu đồ 2.9:
Biểu đồ 2.8: Kết quả đánh giá mục tiêu thái độ của 167 SV điều dưỡng khóa 7, ở HK IV
31% 59% 5%0% 5% Xuất sắc Giỏii Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 2.9.Kết quả đánh giá mục tiêu thái độ của 191 SV điều dưỡng khóa 6
49% 17% 1% 0% 33% Xuất sắc Giỏii Khá Trung bình Yếu
57
Nhận xét:
Ở giai đoạn chuẩn bị bước ra hành nghề, SV càng ý thức rõ hơn thái độ phục vụ của mình. Tỷ lệ đạt trong từng mức (XS,G, K, TB) cũng được nâng lên so với SV đang học ở năm thứ 2. Tỷ lệ SV đạt xuất sắc là 33%, giỏi là 49%, khá là 17%, trung bình là 1%. Điều này cũng thể hiện tính nhân ái, lịng u nghề, vị tha mà SV đã lĩnh hội được từ thầy, cơ và cả người bệnh trong q trình học tập, rèn luyện.
Đánh giá qua bảng chấm điểm chuyên cần khi SV đi thực tế tốt nghiệp tại các bệnh viện, đa số đạt điểm tối đa, chiếm tỷ lệ 98,95% (189/191), chỉ có 2 trường hợp SV đạt mức trung bình, tỷ lệ 1,05%. Điều này cho thấy hầu hết SV tuân thủ đúng giờ giấc, trang phục. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thái độ học tập nghiêm túc.
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thực trạng chất lượng TTLS của sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng Y tế Cần Thơ qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc đạt 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV trong TTLS. Có thể kết luận:
* Chất lượng TTLS được đánh giá qua việc đạt mục tiêu về kiến thức:
+ Việc nắm trước mục tiêu, nội dung chương trình TT trước khi đi TTLS: GV làm tốt công tác phổ biến, đa phần SV đều nắm được, tuy nhiên vẫn còn một số SV còn chưa quan tâm.
+ Ôn lại những kiến thức và kỹ năng đã học liên quan đến bài thực hành: SV có thực hiện tốt.
+ Việc ghi chép sổ nhật ký bệnh viện: Vẫn còn khá nhiều SV chưa thường xuyên thực hiện.
+ Tham khảo tài liệu tại thư viện trường: SV có ý thức tham khảo tài liệu để bổ sung, nâng cao kiến thức, tuy nhiên vẫn còn một số SV chỉ học qua giáo trình ở lớp.
+ Khả năng tiếp thu kiến thức giảng dạy tại giường bệnh: Vẫn còn nhiều SV chưa nắm được hết bài giảng.
+ Kiến thức LS tích lũy được cuối đợt TTLS: SV tự lượng giá đạt ở mức trung bình.
+ Phân tích kết quả thi vấn đáp các vịng lâm sàng (nội, ngoại, sản, nhi) của 167 SV điều dưỡng năm thứ 2: đa phần SV đạt ở mức trung bình.
+ Đánh giá qua thang điểm phần thi vấn đáp thực tế TN của khối lớp CĐ điều dưỡng 6: SV đạt ở mức khá.
* Chất lượng TTLS được đánh giá qua việc đạt mục tiêu về kỹ năng:
- Khả năng thực hiện các kỹ năng LS:
59
+ Mức độ thực hiện thành thạo các kỹ thuật trong học phần LS đã học: Đa số Sv thực hiện được thành thạo.
+ Mức độ thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp: chỉ đạt ở mức trung bình.
+ Mức độ thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn: SV thực hiện được, vẫn có một số SV còn lúng túng, chưa tự tin.
+ Khả năng phối hợp các kỹ thuật LS: Đa phần SV có phối hợp, bên cạnh đó vẫn cịn một số SV chưa có sự phối hợp tốt.
- Kỹ năng thực hành lâm sàng tích lũy được sau mỗi đợt thực tập: chỉ đạt ở mức trung bình.
- Phương pháp dạy thực hành LS của GV: Vẫn còn một số SV chưa tiếp thu hết được.
- Nhận xét, phản hồi của GV hướng dẫn về việc thực hiện các kỹ thuật LS của SV: Vẫn còn một số SV chưa nghe được phản hồi từ GV.
- Phương pháp dạy thực hành của GV LS: Phù hợp. - Thời lượng TTLS: Không đủ (đ/v SV), đủ (đ/v GV)
- Số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện: còn thiếu GV.
- Số lượng SV trong mỗi buổi thực tập: Chưa cân đối, còn quá nhiều SV/1 buổi TT.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện giảng dạy tại cơ sở TT: đạt trung bình.
- Hồi cứu kết quả thi học kỳ IV ở kết quả cột thực hành các vòng LS (nội, ngoại, sản, nhi) của 167 SV điều dưỡng khóa 7 (NH 2014-2017): đa phần đạt mức trung bình
- Hồ sơ thực tế ngành, kết quả thi thực tế tốt nghiệp của 191 SV khóa 6 (NH 2013-2016): Phần lớn ở mức khá.
* Chất lượng TTLS được đánh giá qua việc đạt mục tiêu về thái độ:
60
- Sự hào hứng của SV đối với TTLS: SV rất hào hứng, thích được TTLS. - Tinh thần làm việc của GV hướng dẫn lâm sàng: GV có sự nhiệt tình trong giảng dạy LS.
- Việc sử dụng thời gian TTLS: SV còn làm việc riêng trong thời gian TTLS.
- Ý thức thực hiện đúng nội quy, giờ giấc TTLS: GV và SV đều chấp hành tốt.
- Thái độ nghề nghiệp: GV và SV có thái độ nghề nghiệp tốt.
+ Hồi cứu hồ sơ: Kết quả thi các học phần ở HK IV của 167 SV điều dưỡng khóa 7 (năm học 2016-2017): đa phần SV đạt điểm thái độ khá.
+ Kết quả thực tế tốt nghiệp của 191 SV điều dưỡng khóa 6 (năm học 2015- 2016): Cao (phần lớn SV đạt điểm thái độ Xuất sắc và giỏi).
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát trên có thể thấy ở mục tiêu về thái độ kết quả đạt khá chiếm đa phần. Tuy nhiên, ở mục tiêu về kiến thức và kỹ năng thì chỉ đạt ở mức trung bình, do đó cần phải có sự nỗ lực, tích cực nhiều hơn từ SV, GV và nhà trường bằng cách khắc phục những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng để chất lượng TTLS của SV đánh giá qua 3 mục tiêu đạt kết quả tốt hơn.
61
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTLS CHO SV NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CẦN THƠ
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp: 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp:
3.1.1.1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước và thành phố Cần Thơ.
- Phương châm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng giai đoạn 2009-2020 đã khẳng định “Phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm cơng dân, gắn bó với lý tưởng dân tộc và CNXH”.[3]
- Mục 2, Điều 40 của Luật Giáo dục ghi rõ “ Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.”[3]
Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [25]
Căn cứ theo“Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” ban hành kèm theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/04/2012 của Bộ Y tế.[25] Như vậy, có thể nói, giáo dục Việt Nam có sự quyết tâm của tồn bộ hệ thống chính trị, của ngành giáo dục và khát vọng nâng cao chất lượng giáo dục của toàn xã hội.
62
3.1.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển của trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. Thơ.
Theo quy hoạch tổng thể ngành Y tế Việt Nam, sau năm 2010 sẽ phát triển trung tâm y tế chuyên sâu tại Cần Thơ, trên cơ sở đầu tư xây dựng đơn vị nghiên cứu và điều trị chuyên sâu của đơn vị (Trường Đại học Y – Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Quân Y 121 và các bệnh viện chuyên khoa thuộc Sở Y tế) thành trung tâm chẩn đoán và điều trị hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng bệnh của người dân, giảm đến mức tối đa số bệnh nhân phải chuyển tuyến lên các bệnh viện Trung ương hoặc ra nước ngoài để điều trị.[23]
Đối với sự phát triển của mạng lưới Y tế Thành phố Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ là một trong những cơ sở đào tạo quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực y tế phục vụ cho khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, góp phần giải quyết mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng mạng lưới y tế cơ sở.
3.1.1.3. Căn cứ vào cơ sở lý luận, nguyên nhân, kết quả khảo sát thực trạng. trạng.
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng được phân tích ở chương 2 là cơ sở thực tiễn mà dựa vào đó, người viết đưa ra những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp: 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện: 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện:
Các biện pháp nâng cao chất lượng TTLS của SV điều dưỡng phải tạo ra kết quả trên các phương diện nhằm đạt được mục tiêu đào tạo SV ngành Cao đẳng điều dưỡng có phẩm chất chung của người cán bộ y tế tương lai:
+ Có nền tảng kiến thức để học tập bồi dưỡng suốt đời nhằm phát triển sự nghiệp tương lai;
+ Có năng lực để thực hiện tốt vai trò người Điều dưỡng và đáp ứng yêu cầu ngành y tế;
63
+ Có y đức và hiểu biết pháp luật để hành nghề và ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Các biện pháp đề ra phải phù hợp, đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiến nhằm đảm bảo phát huy cao nhất chất lượng TTLS của SV điều dưỡng.
Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện học tập và khả năng tiếp nhận của SV, giúp SV phát huy tối đa nội lực của mình để tăng cường kiến thức, rèn luyện kỹ năng tay nghề, xây dựng thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Nếu biện pháp đề xuất không phù hợp, SV không thực hiện được, như vậy biện pháp này sẽ trở nên khơng có ý nghĩa.
Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của GV, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường và điều kiện cụ thể tại bệnh viện.
Tóm lại, các biện pháp đề xuất phải có khả năng thực thi các mục tiêu đề ra (cụ thể là mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ)
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hiện đại với nội dung, phương pháp giáo dục: phương pháp giáo dục:
Biện pháp đề ra phải phù hợp với chuẩn năng lực điều dưỡng. Phù hợp với thực tế nhà trường, đội ngũ GV, SV, và phù hợp với chương trình đào tạo.
Biện pháp đề ra theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và kỹ năng lâm sàng giúp SV ra trường đảm nhận tốt công tác điều dưỡng tại các cơ sở y tế.
3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng TTLS cho SV ngành Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. ngành Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.
Trên cơ sở lý luận về chất lượng TTLS và kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng TTLS của SV điều dưỡng tại trường, đề tài tập trung đề xuất một số biện pháp sau:
3.2.1. Biện pháp đẩy mạnh việc đáp ứng mục tiêu về kiến thức: 3.2.1.1. Mục đích: 3.2.1.1. Mục đích:
“Đào tạo lâm sàng có hiệu quả là nhấn mạnh sự ứng dụng kiến thức vào việc thực hiện các kỹ năng” [4]. Bởi vì, học nghề thuần túy là khơng đầy đủ vì
64
nghề nghiệp phát triển rất nhanh, một điều dưỡng viên phải có khả năng tự phát triển năng động để học suốt đời (lifelong learning), nhằm tự thích ứng và tự đổi