ĐTN theo định hướng gắn NT với DN được thể hiện qua các thành tố cơ bản của quan hệ gắn kết giữa NT với DN trong đào tạo, bao gồm: NT, DN, và cơ quan quản lý nhà nước về người lao động [4] Theo đó, quan hệ giữa các thành tố này được minh họa như hình 1.3
21
- Cơ sở đào tạo là các trường có chức năng ĐTN
- DN là đơn vị sản xuất, kinh doanh có chức năng sử dụng lao động qua đào tạo theo nhu cầu và đặc điểm sản xuất
- Cơ quan quản lý nhà nước về người lao động là đơn vị cầu nối giữa NT với DN và người lao động. Cơ quan này có chức năng xây dựng cơ chế chính sách dựa trên luật pháp nhà nước để bảo vệ người lao động, hỗ trợ NT trong đào tạo và ràng buộc DN tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực với NT, cũng như trả phí đào tạo khi sử dụng lao động mà không tham gia đào tạo. Đồng thời quy định thời gian làm việc của người lao động với DN đã tham gia đào tạo người lao động.
Trong mối quan hệ giữa các thành tố được minh họa ở hình 1.3 trên, thì:
- Quan hệ giữa NT với DN được thực hiện qua các nguyên tắc thỏa thuận hợp tác tồn diện. Qua đó, DN được cung cấp nhu cầu lao động, tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, và phụ trách đào tạo năng lực thực hành nghề nâng cao cho người lao động. NT tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nhu cầu của DN, và tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cơ bản, rèn đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động và tác phong công nghiệp cho người học.
- Quan hệ giữa NT với cơ quan quản lý nhà nước về người lao động được thực hiện thông qua các cơ chế chính sách phù hợp với pháp luật. NT tiếp nhận thông tin đào tạo và đào tạo bổ sung cho người lao động thông qua tổ chức này, đồng thời, cung cấp người lao động qua đào tạo đến DN. Cơ quan quản lý nhà nước về người lao động có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cơ sở đào tạo đối với những DN sử dụng lao động mà không tham gia đào tạo.
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về người lao động với DN cũng được thực hiện thơng qua các cơ chế chính sách phù hợp với pháp luật. DN cung cấp nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng đến cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời, được phép tuyển dụng lao động thông qua tổ chức này. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cơ chế chính sách ràng buộc DN trả phí đào tạo khi tuyển dụng lao động mà
22
không tham gia đào tạo, đồng thời ràng buộc thời gian làm việc của người lao động tại DN có tham gia đào tạo.
Nhận xét: Từ những phân tích trên cho thấy vùng giao nhau của ba yếu tố chính là cơ sở để nhận biết mối quan hệ giữa NT với DN trong ĐTN. Do đó ĐTN theo định hướng gắn NT với DN cần thiết phải dựa trên quan hệ hợp tác bình đẳng giữa NT với DN, dựa trên sự hỗ trợ của các cơ chế chính sách nhà nước phù hợp với pháp luật và được đại diện bởi cơ quản quản lý nhà nước về người lao động.
Để góp phần hình thành sự phát triển bền vững cho quá trình ĐTN theo định hướng gắn NT với DN thì cần phải có cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, bổ sung cho các yếu tố nhằm đáp ứng linh hoạt quá trình quan hệ hợp tác giữa NT và DN trong ĐTN; Vừa giúp cho NT vừa giúp cho DN có thêm những nguồn lực trong quá trình hoạt động. Đồng thời tạo ra sự cơng bằng trong lợi ích của hai bên trong quan hệ gắn kết giữa NT và DN trong ĐTN hiện nay