Nội dung thể hiện Đánh giá quá trình đào tạo
NT DN HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
76
Hiệu quả đạt được
Rất cao 9 18 10 21 1 4
Cao 5 10 7 15 9 32
Trung bình 14 27 12 26 13 46
Thấp 23 45 18 38 5 18
Hình 2. 31. Biểu đồ về hiệu quả đánh giá quá trình đào tạo
Qua kết quả khảo sát từ các đối tượng đã cho biết ý kiến đánh giá “Thấp” với NT là 45%; DN là 38% và HS là 18%. Ý kiến đánh giá “Trung bình” với 26% từ DN; 27% từ NT và 46% từ HS. Như vậy NT và DN không đánh giá hiệu quả cao việc tổ chức đánh giá quá trình đào tạo. Riêng HS đánh giá đạt hiệu quả cao. Hiện tai NT thiết kế chương trình đào tạo dựa trên khung của tổng cục dạy nghề, nên việc đánh giá quá trình được thiết kế rất cụ thể và chi tiết trong chương trình đào tạo MH/MĐ. Số ý kiến đánh giá rất cao tại NT là 18% và DN là 21%. Điều này cho thấy đánh giá quá trình vẫn được một số GV sử dụng. Đánh giá theo quá trình, theo mục tiêu dạy học được xếp vào quan điểm đánh giá hiện đại trong đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc kiểm tra đánh giá thường được coi là khâu “đi sau” cuối cùng khi kết thúc bài học, chương học, môn học, mô đun.
c. Kết quả khảo sát thể hiện mức độ và hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
77
Để tìm hiểu mức độ thể hiện và hiệu quả về NT-DN- Người học hợp tác đánh giá, người nghiên cứu triển khai khảo sát các đối tượng là lao động quản lý và giáo viên NT, Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại DN, HS năm 2 đang theo học nghề Lái tàu Đường Sắt.
Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu bảng 2.33; 2.34 và hình 2.34; 2.35
c.1.Mức độ thể hiện
Bảng 2. 31. Ý kiến mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
Nội dung thể hiện
Mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá NT DN HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 3 6 4 9 0 0 Thường xuyên 4 8 9 19 2 7 Đôi khi 12 24 15 32 3 11 Khơng có 32 63 19 40 23 82
Hình 2. 32. Biểu đồ về mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
Từ kết quả khảo sát của các đối tượng cho thấy mức độ thể hiện “Khơng có” với 40% từ DN; 63% từ NT và 82% từ HS. Điều này cho biết thực trạng hiện nay NT, DN, Người học chưa thực hiện hoạt động hợp tác đánh giá kết quả đào tạo.
c.2.Hiệu quả đạt được
Bảng 2. 32. Ý kiến về hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
Nội dung thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
78
Hiệu quả đạt được
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất cao 6 12 5 11 1 4 Cao 10 20 9 19 9 32 Trung bình 9 18 11 23 13 46 Thấp 26 51 22 47 5 18
Hình 2. 33. Biểu đồ về hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá
Kết quả khảo sát cho thấy ý kiến được NT và cho biết hiệu quả “Thấp” với tỉ lệ NT là 51%; DN là 47% và HS là 18%. Kiểm tra, đánh giá được xem là hoạt động chủ đạo nhằm đo lường chất lượng, nhưng trên thực tế hoạt động này chưa được xem trọng. DN và NT mặc nhiên thừa nhận đây là nhiệm vụ riêng của NT. Do đó, vai trị của DN khá mờ nhạt khi tham gia đánh giá kết quả người học, bản thân các DN cũng không mặn mà với công việc mà không mang lại hiệu quả trước mắt, tốn thêm chi phí về thời gian, nhân lực.
Nhận xét: Như vậy qua kết quả khảo sát thực trạng về đánh giá chất lượng
đào tạo trong NT hiện nay cho thấy mức độ thể hiện “Thường xuyên”; “Đôi khi” nhưng hiệu quả mang lại hệu quả thấp. Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của DN, của xã hội. Muốn hoạt động này được đảm bảo, thì NT phải thể hiện được mức độ hoạt động đánh giá chính bằng chất lượng của q trình tổ chức đào tạo từ đầu vào, đến quá trình dạy học và đầu ra; cuối cùng là phẩm đào tạo của NT.
79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, người nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN thơng qua hai hình thức:
Thứ nhất, phân tích số liệu báo cáo của Trường cao đẳng nghề Đường sắt Thứ hai, thông qua việc sử dụng kết hợp 3 loại mẫu phiếu khảo sát dành cho các lãnh đạo quản lý và GV nhà trường, HS; Lãnh đạo, quản lý và cán bộ kỹ thuật tại DN. Người nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng về hoạt động đào tạo nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN trong ngành Đường sắt qua các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTN như: Mức độ thể hiện và hiệu quả đạt được về hoạt động thiết kế chương trình, nội dung ĐTN; hoạt động dạy học và đánh giá chất lượng đào tạo
Qua khảo sát cho thấy: Ý kiến của NT, DN và Người học (HS) đánh giá mức độ thể hiện ở các nội dung gắn kết hợp tác cho thấy chưa “Thường xuyên” chỉ đơi khi, thậm chí là “Khơng có”. NT chưa chú trọng công tác đào tạo như: Thiết kế, xây dựng chương trình, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá ...dựa vào nhu cầu thật sự của DN; Còn chậm đổi mới trong công tác đánh giá q trình đào tạo.Về phía DN chưa thật sự quan tâm đến công tác phát triển nguồn lực lao động qua đào tạo, chưa thể hiện được trách nhiệm trong ĐTN; Chưa hổ trợ trang bị thiết bị ĐTN cho NT. Người học chưa được được tiếp cận với phương tiện hổ trợ học tập hiện đại (computer; projetor…). Hoạt động quan hệ hợp tác gắn kết giữa NT và DN mới dừng ở hình thức liên kết, chưa thể hiện rõ nét của phương pháp ĐTN có sự gắn kết giữa NT và DN, do đó hiệu quả hợp tác, gắn kết vẫn còn rời rạc, chưa sâu, chưa cụ thể các nội dung gắn kết giữa ba bên (NT-DN-Người học).
Nguyên nhân khách quan do: NT chưa thật sự chủ động tích cực trong quan hệ gắn kết với DN, thiết lập tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với DN bằng những nội dung cụ thể, DN thật sự chưa thể hiện hết vai trò hợp tác, gắn kết đào tạo, trang thiết bị hổ trợ, phục vụ đào tạo còn hạn chế; Đội ngũ GV cịn hạn chế về sơ lượng
80
và chất lượng; NT chưa mạnh dạn chủ động trong việc thiết kế, xây dựng phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nhu cầu của DN; NT và DN chưa có sự phối, gắn kết để lựa chọn linh hoạt trong thiết kế đào tạo; hoạt động đào tạo; đánh giá chất lượng đào tạo.
Từ việc tổng hợp, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động ĐTN theo định hướng gắn NT với DN để làm cơ sở thực tiễn cho người nghiên cứu định hướng để xây dựng phương pháp ĐTN Lái Tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN ở chương tiếp theo.
81
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI TÀU THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH
NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG ĐÀO TẠO MÔ ĐUN KỸ THUẬT LÁI ĐẦU MÁY TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ LÁI TÀU
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT Ở TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
3.1.1. Chủ trương phát triển
Năm 2017 văn phịng chính phủ đã thơng qua luật Đường sắt sửa đổi bao gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, luật đã nêu đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trị quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành Đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, luật Đường sắt 2017 có 9 điểm mới. Một trong những điểm khác biệt nhằm đổi mới xây dựng và phát triển ngành Đường Sắt trong đó có vai trị của cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực
Nổi bậc thứ nhất là chính sách phát triển đường sắt đã được bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công để bảo đảm phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia.
Nổi bậc thứ hai là yêu cầu phát triển công nghiệp đường sắt, đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ
82
Luật cũng dành một chương (Chương VIII) để quy định về đường sắt trên cao. Đây là điểm hồn tồn mới mà Luật 2005 chưa có. Trong đó có, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, yêu cầu về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì, quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao. “Các nội dung này là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư đường sắt tốc độ cao của nước ta trong thời gian tới”, Thứ trưởng bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Công đã khẳng định.
3.1.2. Yêu cầu về đào tạo và phát triển nguồn lực lao động theo chủ trương phát triển của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn phát triển của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Theo quyết định số 1468 của Thủ tướng chính phủ ngày 24 tháng 8 năm 2015 về việc thực hiện giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như sau:
- Có kế hoạch đầu tư hợp lý cho công tác đào tạo, nhanh chống đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ đường sắt điện khí hóa, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo; coi trọng cơng tác xã hội hóa trong đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt nhu cầu phát triển đường sắt hiện đại
- Cơ sở đào tạo tập trung nghiên cứu sâu về lĩnh vực đường sắt; chú trọng đầu tư nâng cấp trường cao đẳng nghề đường sắt để có đủ năng lực phục vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các DN trong ngành đường sắt
- Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới trong hoạt động đào tạo, khai thác, xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
3.2.ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ LÁI TÀU ĐƯỜNG SẮT 3.2.1. Đặc điểm chương trình đào tạo trung cấp nghề lái tàu 3.2.1. Đặc điểm chương trình đào tạo trung cấp nghề lái tàu
Chương trình trung cấp nghề lái tàu đường sắt, nhằm đào tao nguồn nhân lực có trình độ trung cấp nghề đáp ứng cho nhu cầu lao động trong ngành Đường sắt. Người học sau khi tốt nghiệp khóa học đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
83 -Kiến thức
+ Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống và thiết bị chính trên một số chủng loại đầu máy thơng dụng
+ Phân tích được một số bản vẽ cấu tạo đầu máy
+ Nêu được đầy đủ các bước kiểm tra đối với mỗi loại đầu máy
+ Nêu được nội dung Luật giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu, quy trình tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và cơng tác dồn, quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt
+ Nắm vững các phương pháp và kỹ thuật lái tàu
+ Mơ tả được các quy trình bảo dưỡng sửa chữa đối với từng loại đầu máy -Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ khí: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp máy
+ Thực hiện được các thao tác kiểm tra, chuẩn bị đầu máy theo đúng qui trình
+Phát hiện và khắc phục được các sai sót kỹ thuật khi kiểm tra đầu máy, các hư hỏng phát sinh khi đầu máy đang vận hành
+ Bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng đầu máy tốt
+ Thao tác lái tàu thành thạo, chấp hành đúng các quy phạm, quy trình chạy tàu và các công lệnh, chỉ thị chạy tàu
- Thái độ:
+ Trung thực, kiên nhẫn và cẩn thận
+ Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng nhiên liệu, đảm bảo thời gian chạy tàu
+ Ln giữ gìn và sử dụng đúng các dụng cụ thiết bị đo kiểm tra
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp
+ Có tinh thần cầu thị, khơng ngừng học hỏi để nâng cao trình độ
+ Ln hợp tác và tuân thủ sự phân công trong học tập, lao động, thực hành
84
+ Có tinh thần khiêm tốn, giúp đỡ người khác
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, biết hổ trợ nhau trong công việc
Nhận xét:
Chương trình đào tạo trung cấp nghề lái tàu đường sắt nhằm phục vụ đào tạo tài xế lái tàu đường sắt đáp ứng nhu cầu các DN trong ngành Đường sắt. Đào tạo cho người học có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu, vị trí việc làm tại các xí nghiệp đầu máy, các DN có sử dụng đầu máy với chức danh phụ lái hoặc sửa chữa đầu máy.
3.2.2. Đặc điểm nội dung mô đun kỹ thuật lái đầu máy
Mô đun kỹ thuật lái đầu máy được thiết kế nằm trong chương trình đào tạo trung cấp nghề lái tàu. Mô đun này được thể hiện rõ các đặc điểm nổi bậc của phương pháp ĐTN lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt như sau:
3.2.2.1.Tính cấp thiết trong hoạt động ĐTN Lái tàu
Tính cấp thiết về nhu cầu đào tạo từ DN là đào tạo vị trí chức danh phụ lái tàu tại xí nghiệp đầu máy sài gịn, xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng và xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Là mô đun chuyên môn nghề, nhằm đào tạo trở thành người giúp lái tàu (phụ lái) trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.
3.2.2.2.Tính đổi mới
Thay đổi mục tiêu chương trình đào tạo theo nhu cầu thường xuyên của các DN trong ngành đường sắt nhằm đáp ứng phục vụ cho việc ứng dụng đường sắt điện khí tập trung, đường sắt đơ thị. Chương trình được điều chỉnh từ chương trình khung của tổng cục dạy nghề.
Do đó chương trình, nội dung , phương pháp đào tạo cần phải được cập nhật sao cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành Đường sắt.
3.2.2.3.Tính ứng dụng thực tiễn
Tất cả các nội dung của mô đun kỹ thuật lái đầu máy đều gắn liền với thực tế lái tàu đường sắt. Các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà học sinh tích lũy
85
được từ mô đun này là một phần năng lực không thể thiếu đối với vị trí việc làm cho các phụ lái và lái tàu chính.
Việc tổ chức hoạt động đào tạo mô đun kỹ thuật lái đầu máy được tổ chức giảng dạy tại NT và DN. Phần lý thuyết được trang bị kiến thức, kỹ năng về lái đầu máy cơ bản trên hệ thống mơ hình mơ phỏng lái tàu tại NT. Sau khi học sinh hồn tất chương trình này sẽ được thực tập lái cơ bản trên đầu máy thật tại DN. GV tại DN được đào tạo phù hợp những nghiệp vụ hổ trợ như là GV từ NT.
3.2.2.4. Tính kế thừa và sáng tạo
Mô đun kỹ thuật lái đầu máy là sự cụ thể hóa kiến thức lý thuyết kỹ thuật lái đầu máy mà học sinh đã được học trước đó, qua đó giúp học sinh củng cố kiến