.Chức năng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 50 - 54)

- Chức năng

Trường Cao đẳng nghề Đường sắt là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ

thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý lãnh thổ của UBND thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.

- Nhiệm vụ

+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo cho họ kỹ năng làm việc, tìm việc, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển của ngành đường sắt và thị trường lao động;

37

+ Tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; các chương trình chuyển giao cơng nghệ; các chương trình đào tạo nghề theo kế hoạch của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động;

+ Tổ chức thực hiện các chương trình thực nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ chuyên ngành; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành, nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giao theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên kết, liên thông về đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường:

38

2.2.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

2.2.1. Đặc điểm mơ hình hoạt động của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 4 tháng 3 năm 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt; quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng đường sắt cùng nhiều chức năng nhiệm vụ khác

- Ngành nghề chính

+ Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế

+ Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

+ Kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt + Điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia

+ Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không;

+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

- Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề chính:

+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các cơng trình giao thơng, thủy lợi, cơng nghiệp và dân dụng;

+ Dịch vụ viễn thông và tin học;

+ Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt;

2.2.2.Trường cao đẳng nghề Đường Sắt đào tạo, phát triển nguồn lực cho ngành Đường Sắt

Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ

39

đức, có kiến thức và kỹ năng thực hành tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, năng lực thích ứng với nhu cầu sử dụng lao động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, các địa bàn, khu vực kinh tế khác trên phạm vi tồn Quốc. Nhằm mục tiêu góp phần thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa đào tạo

Thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực cán bộ, giáo viên và khai thác các nguồn lực khác có thể của NT cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ ngành Đường sắt và xã hội, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có khả năng sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người học sau khi hoàn thành khố học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm để tiến thân lập nghiệp.

Phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao để đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp có trình độ cao phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành giao thơng vận tải.

Đặc điểm tình hình xây dựng và phát triển ĐTN

Cơ sở vật chất một trong những điều kiện góp phần cho hoạt động ĐTN mang lại kết quả cao, NT đã ý thức được tầm quan trọng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được ưu tiên hàng đầu sau đầu tư đổi mới nguồn lực chính “con người”. NT chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, đặc biệt dựa trên quan hệ hợp tác với các DN thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án nhà xưởng thực hành cơ khí và phịng học chun mơn, hệ thống mơ phỏng lái tàu Đường sắt; hệ thống điều khiển tập trung kết nối mơ hình Đường Sắt với trung tâm điều khiển thơng tin tín hiệu.

40

Song song với cơ sở vật chất, NT đã không ngừng tập trung đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy, cùng với đó là cơng tác biên soạn, chỉnh lý chương trình đào tao., tài liệu để nâng cao hiệu quả đào tạo.

Với những đặc điểm trên trường cao đẳng nghề Đường Sắt nhận định tầm quan trọng của sự gắn kết giữa NT với DN, cụ thể là công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu DN, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ, ngắn hạn, Trường đã thành lập Trung tâm tư vấn đào tạo và đào tạo thường xuyên vào năm 2010 với chức năng nhiệm vụ là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo nhu cầu DN; hoạt động quan hệ DN để kết nối nhu cầu đào tạo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo gắn liền với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo; Giới thiệu và hỗ trợ việc làm cho HSSV; Khảo sát, điều tra đối với DN; HSSV và Quan hệ doanh nghiệp.

2.3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI TÀU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT THEO ĐỊNH TÀU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NT VỚI DN

Một phần của tài liệu Phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)