PHẦN 2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.3. Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD
2.3.2.1. Hình thức khởi động đầu tiết học
Trƣớc đây, khi kiểm tra bài cũ, giáo viên thƣờng yêu cầu học sinh trả lời kiến thức đã học ở tiết trƣớc. Hình thức kiểm tra miệng (kiểm tra bài cũ) đƣợc xây dựng trong giáo án giảng dạy thƣờng có thời gian từ 5 đến 15 phút lúc đầu giờ; giáo viên chỉ có thể kiểm tra đƣợc từ 3 đến 5 học sinh. Hạn chế của cách kiểm tra này là số lƣợng học sinh đƣợc kiểm tra ít, chỉ kiểm tra đƣợc một phần kiến thức của bài và chƣa thật công bằng với tất cả học sinh. Với bài 15 phút, vì thời gian ngắn nên lƣợng kiến thức đƣợc kiểm tra khơng nhiều; trong khi đó giáo viên phải ra đề và chấm mất nhiều thời gian. Thực tế, nếu chỉ duy trì hình thức kiểm tra ấy thì tiết học sẽ nặng nề, nhàm chán và sự đánh giá khơng đúng tinh thần đổi mới. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức linh hoạt hơn trong kiểm tra nhƣ cho các em kể một câu chuyện nhỏ liên quan đến bài sắp học, tổ chức một trò chơi tập thể liên quan đến kiến thức bài học để lớp học sơi nổi hơn và có tâm thế học tốt hơn...Căn cứ vào sự chuẩn bị hoặc cách tổ chức, cách thực hiện của các em, rồi cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau dựa vào đó làm kết đánh giá và cho điểm. Chú trọng việc cộng điểm, khuyến khích cho học sinh các em có cơ hội thể hiện bản thân, cơ hội nhìn nhận bạn bè. Qua đó giáo viên, học sinh thấy đƣợc năng lực thực sự của từng cá nhân, giáo viên thì có cơ sở đánh giá điều chỉnh hoạt động dạy học, học sinh thì tích cực cố gắng khẳng định bản thân.
Ảnh: Thực hiện đổi mới kiểm tra bài cũ học sinh
Cách thực hiện: Một hình thức hiệu quả mà chúng tơi đã sử dụng kiểm tra bài cũ tập thể
bằng cách giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi trả lời nhanh khoảng 10-15 câu, ứng dụng phần mềm kahoot, quiz marker để kiểm tra học sinh. Thực hiện hoạt động này giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi cần thiết của bài học trƣớc đó (kiến thức cơ bản, trọng tâm đáp ứng yêu cầu kiểm tra). Đối với phần mềm quiz marker giáo viên chuẩn bị câu hỏi, phiếu trả lời trắc nghiệm in lên tờ giấy A4 rồi phát cho học sinh thực hiện. Hoặc giáo viên phát phiếu trả lời trắc nghiệm cho học sinh, đƣa câu hỏi chiếu nhanh lên màn hình để học sinh làm bài. Nếu thực hiện cách này thƣờng xuyên thì giáo viên chuẩn bị cho học sinh trƣớc phiếu trả lời trắc nghiệm sẵn trƣớc trong cặp nhƣ giấy kiểm tra. Khi hết thời gian quy định giáo viên học sinh có thể chấm ngay khi học sinh lên nạp bài, bởi trên bàn giáo viên đã có giá đỡ điện thoại để chấm trắc nghiệm mà chúng tôi gọi là thiết bị phƣơng tiện dạy học. Đối với phần mềm kahoot giáo viên chuẩn bị câu hỏi đƣa lên trang web đến khi thực hiện giáo viên cung cấp mã pin học sinh nhập mã pin rồi làm bài. Trƣờng hợp học sinh khơng có điện thoại, khơng có mạng iternet giáo viên có thể cho chiếu câu hỏi rồi học sinh tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách này giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, ơn lại những gì học sinh đã học buổi trƣớc, hoặc đánh giá kiến thức học sinh trƣớc khi bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng nó để thu đƣợc phản hồi tồn lớp học về những kiến thức nền trƣớc khi bắt đầu một nội dung mới. Đồng thời với Kahoot, giáo viên cũng có thể sử dụng kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt động. Với cách làm này số lƣợng học sinh, khối lƣợng kiến thức đƣợc kiểm tra đầy đủ toàn diện, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng hơn giữa các em học sinh. Tác dụng kiểm tra đánh giá thể hiện ngay tức thì có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và học sinh, giáo viên thì điều chỉnh nội dung phƣơng pháp dạy học, học sinh tích cực hứng thú hơn vì đƣợc khẳng định mình.